Danh mục

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học môi trường: Quản lý tổng hợp tài nguyên cho phát triển bền vững tại khu vực Thanh Sơn - Tân Sơn, Phú Thọ

Số trang: 27      Loại file: pdf      Dung lượng: 757.22 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luận án "Quản lý tổng hợp tài nguyên cho phát triển bền vững tại khu vực Thanh Sơn - Tân Sơn, Phú Thọ" được hoàn thành với mục tiêu nhằm xác lập được cơ sở khoa học trong phân tích, đánh giá và đề xuất giải pháp quản lý tổng hợp tài nguyên thiên nhiên gắn với phát triển kinh tế địa phương và sinh kế hộ gia đình định hướng phát triển bền vững tại khu vực Thanh Sơn - Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học môi trường: Quản lý tổng hợp tài nguyên cho phát triển bền vững tại khu vực Thanh Sơn - Tân Sơn, Phú Thọ ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI VIỆN TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG VŨ VĂN KHOÁTQUẢN LÝ TỔNG HỢP TÀI NGUYÊN CHO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TẠI KHU VỰC THANH SƠN - TÂN SƠN, PHÚ THỌ Chuyên ngành: Môi trường và phát triển bền vững Mã số: 9440301.04 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG Hà Nội, năm 2024Công trình được hoàn thành tại: Viện Tài nguyên và Môi trường, Đại học Quốcgia Hà NộiNgười hướng dẫn khoa học: 1. PGS. TS. Nguyễn An Thịnh, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội 2. PGS. TS. Phạm Thị Thu Hà, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà NộiPhản biện 1: GS.TS. Trương Quang Hải, Viện Việt Nam học và KHPT, ĐHQGHNPhản biện 2: GS.TS. Nguyễn Thị Kim Cúc, Trường Đại học Thủy lợiPhản biện 3: PGS.TS. Lê Thu Hoa, Trường Đại học Kinh tế Quốc dânLuận án được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án tiến sĩHọp tại: …………………………………………………..Vào hồi: …… giờ……. ngày…… tháng…… năm……Có thể tìm hiểu luận án tại :- Thư viện Quốc gia Việt Nam- Trung tâm Thư viện và tri thức số, ĐHQGHN- Viện Tài nguyên và Môi trường, ĐHQGHN MỞ ĐẦU1. Lý do chọn nghiên cứu Thế giới hiện nay đang phải đối mặt với mối đe dọa nghiêm trọng từ các hoạtđộng gây suy thoái hoặc làm cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên. Các hoạt động này diễnra trong bối cảnh các đợt suy thoái lớn về đa dạng sinh học hoặc biến đổi khí hậu trênquy mô toàn cầu, gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường sống của conngười và các loài sinh vật. Tất cả các tài nguyên thiên nhiên mà con người sử dụngđều có mối liên hệ mật thiết với các hệ sinh thái. Theo nghiên cứu của Pennisi (2003),sự tồn tại và phát triển bền vững của các hệ sinh thái này là điều kiện tiên quyết đểduy trì nguồn vốn tài nguyên cho con người. Để quản lý tài nguyên thiên nhiên mộtcách hiệu quả, yêu cầu không chỉ xem xét các khía cạnh khai thác và sử dụng mà cònphải đặt trọng tâm vào việc bảo vệ và phục hồi chúng. Điều này nhằm đảm bảo pháttriển kinh tế bền vững và cải thiện sinh kế cho cư dân trong một khu vực. Hơn nữa,bảo vệ tài nguyên thiên nhiên không chỉ có ý nghĩa quan trọng trong duy trì nguồncung cấp tài nguyên, mà còn đóng vai trò thiết yếu trong duy trì sự cân bằng của cáchệ sinh thái và bảo vệ đa dạng sinh học, từ đó góp phần vào phát triển bền vững củacác nền kinh tế ở các quy mô khác nhau. Khu vực Thanh Sơn - Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ là điểm cuối và vùng rìa của dãyHoàng Liên Sơn, nơi tiếp giáp với Đồng bằng châu thổ sông Hồng. Đây là một khuvực giàu tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học, đặc biệt nổi bật với Vườn Quốcgia Xuân Sơn. Khu vực này không chỉ có giá trị về mặt sinh thái mà còn là nơi cư trúcủa các đồng bào dân tộc ít người như Mường, Dao, Tày. Đời sống của các cộngđồng dân cư địa phương vẫn còn nhiều khó khăn, và sinh kế của họ phụ thuộc nhiềuvào tài nguyên thiên nhiên. Điều này tạo ra áp lực ngày càng lớn lên các tài nguyên,đặc biệt là tài nguyên đất và rừng tự nhiên. Sự phụ thuộc vào tài nguyên thiên nhiênđể duy trì sinh kế dẫn đến việc khai thác và sử dụng quá mức, gây ra nguy cơ suythoái môi trường. Hơn nữa, trong khu vực nghiên cứu, các bản làng của đồng bào dântộc ít người nằm xen kẽ với các hệ sinh thái rừng tự nhiên. Tại Vườn Quốc gia XuânSơn, nhiều cộng đồng dân cư sống tại những vùng đệm bên trong VQG, được gọi làvùng đệm trong. Sự hiện diện của các cộng đồng dân cư phía trong ranh giới VQGtạo ra nhiều khó khăn và xung đột cần được giải quyết trong việc tiếp cận và quản lýsử dụng tài nguyên thiên nhiên. Điều này đặt ra yêu cầu cấp thiết phải tìm ra các giảipháp phù hợp nhằm quản lý bền vững tài nguyên thiên nhiên và nâng cao đời sốngcho người dân trong vùng. Việc bảo vệ và quản lý tài nguyên thiên nhiên không chỉcó ý nghĩa trong việc bảo vệ môi trường và duy trì đa dạng sinh học mà còn là yếu tốthen chốt để cải thiện chất lượng cuộc sống của các cộng đồng dân tộc ít người. Cácgiải pháp cần được thực hiện một cách toàn diện, bao gồm cả việc xây dựng cácchính sách hỗ trợ sinh kế bền vững, giáo dục và nâng cao nhận thức về bảo vệ môitrường, và triển khai các cơ chế kinh tế như mua bán tín chỉ các-bon để khuyến khíchviệc bảo tồn tài nguyên thiên nhiên. Chỉ khi các giải pháp này được thực hiện đồng 1bộ và hiệu quả, khu vực Thanh Sơn - Tân Sơn mới có thể phát triển bền vững và đảmbảo được sự hài hòa giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường. Những vấn đề nổi cộm về quản lý, sử dụng tài nguyên thiên nhiên gắn với sinhkế cư dân địa phương tại khu vực Thanh Sơn - Tân Sơn cần phải được ưu tiên giảiquyết bao gồm: hạn chế trong tiếp cận tài nguyên thiên nhiên tại những khu vực đặcthù như vùng đệm trong VQG Xuân Sơn; đời sống của người dân địa phương cònnhiều khó khăn; tài nguyên đất, rừng chưa được khai thác, sử dụng hợp lý; chức năngvà dịch vụ các hệ sinh thái rừng chưa được phát huy tốt. Yêu cầu phát hiện đượcnguyên nhân và xác định được các giải pháp quản lý tài nguyên thiên nhiên có cơ sởkhoa học phục vụ phát triển bền vững là cần thiết và có tính thời sự đối với khu vựcnghiên cứu. Xuất phát từ những lý do thực tiễn nêu trên, đề tài luận án tiến sĩ: “Quảnlý tổng hợp tài nguyên cho phát triển bền vững tại khu vực Thanh Sơn - Tân Sơn,Phú Thọ” đã được lựa chọn nghiên cứu và hoàn thành.2. Mục tiêu của luận án Xác lập được cơ sở khoa học trong phân tích, đánh giá và đề xuất giải phápquản lý tổng hợp tài nguyên thiên nhiên gắn với phát triển kinh tế địa phương và sinhkế hộ gia đình định hướng phát triển bền vững tại khu vực Thanh Sơn - Tân Sơn, tỉnhPhú Thọ3. Nội dung nghiên cứu - Tổng quan các công trình nghiên cứu và xây dựng cơ sở lý luận về quản lýtổng hợp tài nguy ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: