Danh mục

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học Ngữ văn: Thân thể trong thơ trữ tình Việt Nam sau 1986

Số trang: 25      Loại file: pdf      Dung lượng: 551.59 KB      Lượt xem: 57      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (25 trang) 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học Ngữ văn "Thân thể trong thơ trữ tình Việt Nam sau 1986" có mục đích xác lập một hệ thống lí thuyết về thân thể trong văn học, bao gồm khái niệm, biểu hiện, đặc trưng của thân thể trong văn học, bước đầu chỉ ra sự khác biệt giữa thân thể trong thơ ca và thân thể trong văn xuôi, chỉ ra đặc điểm của thân thể trong thơ ca Việt Nam, từ đó xác lập phương pháp luận nghiên cứu thân thể trong văn học nói chung và thơ ca nói riêng.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học Ngữ văn: Thân thể trong thơ trữ tình Việt Nam sau 1986 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI CHUNG THỊ THÚY THÂN THỂ TRONG THƠ TRỮ TÌNH VIỆT NAM SAU 1986 Chuyên ngành: Lý luận văn học Mã số: 9.22.01.20 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN Hà Nội - 2022 Công trình được hoàn thành tại: TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS. Lê Lƣu Oanh Phản biện 1: PGS.TS. Phan Trọng Thƣởng Cơ quan công tác: Viện Văn học Phản biện 2: PGS.TS. Lý Hoài Thu Cơ quan công tác: Trường ĐHKHXH & NV- ĐHQG Hà Nội Phản biện 3: PGS.TS. Hỏa Diệu Thúy Cơ quan công tác: Trường Đại học Hồng Đức Hà Nội - 2022 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Thân thể có vai trò quan trọng trong đời sống của con người, chính vì thế, thân thể cũng trở thành đối tượng tác động của nhiều lĩnh vực trong đời sống, đối tượng nghiên cứu của nhiều lĩnh vực khoa học, từ khoa học tự nhiên đến khoa học xã hội nhân văn. Đến nay, nghiên cứu về thân thể trong lĩnh vực khoa học xã hội nhân văn đã có những đột phá quan trọng, đặc biệt là triết học. Những kết quả nghiên cứu đó mang lại một cách nhìn mới về thân thể trong văn học. 1.2. “Văn học là nhân học” (M.Gorki), đối tượng của văn học là con người. Văn học từ cổ chí kim, khi quan tâm đến con người, không chỉ quan tâm đến đời sống tinh thần, mà còn quan tâm đến cả ngoại hình, cử chỉ, điệu bộ, đến nhu cầu của thân thể, đến những gì mà thân thể phải chịu đựng… Có nghĩa là thân thể từ lâu đã trở thành đối tượng của văn học. Tuy nhiên, khi xuất hiện trong tác phẩm văn học, thân thể không chỉ là đối tượng thể hiện, mà còn trở thành phương tiện để thể hiện tư tưởng nghệ thuật, xây dựng thế giới nghệ thuật… Thân thể trở thành một loại ngôn ngữ nghệ thuật đặc thù trong tác phẩm văn học, hay nói cách khác, thân thể trở thành một loại kí hiệu thẩm mĩ đặc thù trong tác phẩm văn học. Loại kí hiệu thẩm mĩ này là sản phẩm sáng tạo của nhà văn, chịu sự chi phối bởi cá tính sáng tạo, quan niệm nghệ thuật về con người, chịu sự chi phối của bối cảnh thời đại… Chính vì thế, trong sáng tác của mỗi nhà văn, ở từng giai đoạn văn học nhất định, thân thể cũng hiện lên với những đặc điểm khác nhau. 1.3. Thơ trữ tình Việt Nam sau 1986, dưới sự tác động của hoàn cảnh lịch sử và xu hướng của xã hội hiện đại đã có những cách tân đáng kể, không chỉ về mặt hình thức kĩ thuật thuần túy mà là sự đổi mới ở chiều sâu quan niệm của chủ thể sáng tạo về thế giới, về nghệ thuật và về con người. Vì thế, thân thể trong thơ sau 1986 có nguyên tắc kiến tạo riêng, hình thành những kiểu loại riêng, và biểu đạt ý nghĩa riêng. Nghiên cứu thân thể trong thơ sau 1986, luận án muốn tiếp cận thân thể trong thơ ca như một loại ngôn ngữ nghệ thuật, một hệ thống kí hiệu thẩm mĩ đặc thù. Mặc dù đến nay, số lượng công trình nghiên cứu về thơ Việt Nam sau 2 1986 không hề ít, nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu thân thể trong thơ từ góc độ này... 2. Mục đích nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích đầu tiên mà luận án hướng tới là xác lập một hệ thống lí thuyết về thân thể trong văn học, bao gồm khái niệm, biểu hiện, đặc trưng của thân thể trong văn học, bước đầu chỉ ra sự khác biệt giữa thân thể trong thơ ca và thân thể trong văn xuôi, chỉ ra đặc điểm của thân thể trong thơ ca Việt Nam, từ đó xác lập phương pháp luận nghiên cứu thân thể trong văn học nói chung và thơ ca nói riêng. 2.2. Tiếp nữa, luận án hướng tới chỉ ra và phân tích một số phương diện cơ bản của thân thể trong thơ trữ tình sau 1986. Thông qua so sánh đặc điểm của thân thể trong thơ trữ tình sau 1986 với thân thể trong thơ trữ tình giai đoạn trước chỉ ra sự vận động, biến đổi của quan niệm nghệ thuật về thế giới và con người của thời đại. 2.3. Cuối cùng, luận án hướng tới chỉ ra và phân tích các nguyên tắc kiến tạo thân thể trong thơ trữ tình sau 1986. Ở một mức độ nhất định, luận án hướng tới chỉ ra: những nguyên tắc kiến tạo thân thể đó được thực hiện thông qua phương thức đặc trưng của thơ trữ tình. Đồng thời, thông qua so sánh với nguyên tắc kiến tạo thân thể trong thơ ca giai đoạn trước, luận án chỉ ra ở phương diện này, thơ trữ tình sau 1986 có sự vận động, biến đổi, sự vận động biến đổi đó cũng thể hiện sự vận động, biến đổi của quan niệm nghệ thuật về thế giới và con người. 3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu và hƣớng tiếp cận 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận án là thân thể trong thơ Việt Nam sau 1986. Phạm vi nghiên cứu của luận án là thơ trữ tình Việt Nam sau 1986. 3.2. Hướng tiếp cận 3.2.1. Tiếp cận lí thuyết - Trên cơ sở các thành tựu nghiên cứu về thân thể trong các lĩnh vực như triết học, tôn giáo, mĩ học, lí luận văn học, luận án xác lập định hướng nghiên cứu thân thể trong văn học. Mặc dù mỗi lĩnh vực đều có những cách thức nghiên cứu riêng, nhưng vẫn có một điểm khá tương đồng là coi thân thể là một 3 loại kí hiệu, bản thân thân thể đã truyền đạt những thông điệp về chính nó và ngoài nó. - Luận án dùng các từ “thân thể”, “cơ thể”, “thân xác” đều với cùng một nghĩa (body). Tuy nhiên, luận án tập trung sử dụng khái niệm “thân thể” vì khái niệm “thân xác” (vốn được Nguyễn Văn Trung sử dụng từ khá lâu), thường khiến người ta chỉ nghĩ đến phần xác thịt vô hồn, còn “thân thể” mang cả ý nghĩa tràn đầy sức sống, sức biểu cảm. - Luận án phân biệt “thân thể” và “miêu tả thân thể”. “Thân thể “(body) bao gồm mắt mũi, tay chân, mùi vị, hình dáng, cảm giác, cảm xúc… Thân thể được thể hiện trong tác phẩm văn học thông qua sự miêu tả bằng ngôn ngữ. Như vậy, thân thể trong văn học là “ý nghĩa” của lớp ngôn ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: