Danh mục

Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kĩ thuật: Nghiên cứu tổng hợp và khảo sát khả năng ứng dụng vật liệu 1-D PdAg và PdNi làm xúc tác anot cho pin nhiên liệu etanol trực tiếp (DEFC)

Số trang: 27      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.07 MB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục đích nghiên cứu của Luận án này nhằm đề xuất quy trình cùng điều kiện phù hợp (về nhiệt độ, thời gian, tỉ lệ mol Pd:M (M=Ni, Ag) và chất hoạt động bề mặt) để tổng hợp được vật liệu 1-D có cấu trúc lõi M được phủ bởi lớp đồng đều Pd; đồng thời tìm ra tỉ lệ kết hợp phù hợp giữa tiền chất Pd và M nhằm giảm lượng tiền chất Pd sử dụng trong quy trình tổng hợp nhưng vẫn cải thiện được khả năng xúc tác cho EOR cũng như nâng cao độ bền của xúc tác so với vật liệu Pd đơn thuần. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kĩ thuật: Nghiên cứu tổng hợp và khảo sát khả năng ứng dụng vật liệu 1-D PdAg và PdNi làm xúc tác anot cho pin nhiên liệu etanol trực tiếp (DEFC) ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA NGUYỄN TRƯƠNG XUÂN MINH NGHIÊN CỨU TỔNG HỢP VÀ KHẢO SÁT KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG VẬT LIỆU 1-D PdAg VÀ PdNi LÀM XÚC TÁC ANOT CHO PIN NHIÊN LIỆU ETANOL TRỰC TIẾP (DEFC)Ngành: Kỹ thuật hóa họcMã số ngành: 62520301 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2021Công trình được hoàn thành tại Trường Đại học Bách Khoa – ĐHQG-HCMNgười hướng dẫn 1: PGS.TS. Huỳnh Kỳ Phương HạNgười hướng dẫn 2: PGS.TS. Nguyễn Trường SơnPhản biện độc lập 1:Phản biện độc lập 2:Phản biện 1:Phản biện 2:Phản biện 3:Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án họp tại..............................................................................................................................................................................................................................................................vào lúc giờ ngày tháng năm DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐTạp chí quốc tế1. Minh Truong Xuan Nguyen, Minh-Kha Nguyen, Phuong Thi Thuy Pham,Ha Ky Phuong Huynh, Son Truong Nguyen – Pd coated one-dimensional Agnanostructures: Controllable architecture and their electrocatalyticperformance for ethanol oxidation in alkaline media, International Journal ofHydrogen Energy, Vol.46, p3909-3921, 2021. (Q1, IF 4.94).2. Minh Truong Xuan Nguyen, Minh-Kha Nguyen, Phuong Thi Thuy Pham,Ha Ky Phuong Huynh, Huy Pham Hoang, Chi Cuong Vo, Son Truong Nguyen –High-performance Pd-coated Ni nanowire electrocatalysts for alkaline directethanol fuel cells, Electroanalytical Chemistry (Q1, IF 3.81). Accepted.3. Minh T. X. Nguyen, Ha K. P. Huynh, Hieu Q. Dang, Huong T. Nguyen, CucT. Le, Y N. Pham, Tam H. Luu, Son T. Nguyen – Microwave Heated Synthesisof PdAg Core-Shell Nanowires for Electrochemical Oxidation of Ethanol inAlkaline Medium, Chemical Engineering Transactions, Vol.78, p169-173, 2020.(Scopus, Q3).Tạp chí trong nước1. Nguyen Truong Xuan Minh, Bui Thi Minh Thu, Le Thi Cuc, Nguyen HuuLinh, Pham Ngoc Y, Huynh Ky Phuong Ha, Nguyen Truong Son – Effects ofsynthesis conditions on structure of nickel nanowires prepared by reductionmethod, Vietnam Journal of Science and Technology, Vol.57 (3A), p21-28,2019.2. Nguyen Truong Xuan Minh, Quang The Anh, Bui Thi Minh Thu, Le PhuongDung, Tran Anh Duy, Luu Hoang Tam, Nguyen Tuan Anh, Huynh Ky PhuongHa, Nguyen Truong Son – Effects of synthesis conditions on the formation andmorphology of silver nanowires, Vietnam Journal of Science and Technology,Vol.56 (2A), p111-117, 2018.MỞ ĐẦUĐặt vấn đềNhiều thế kỷ qua, việc sử dụng quá nhiều nhiên liệu hóa thạch làm xuất hiện cácmối đe dọa đến môi trường và sức khỏe con người [1]. Do đó, xu thế hiện nay làhướng tới sử dụng các nguồn năng lượng thay thế, trong đó pin nhiên liệu dùngetanol trực tiếp (Direct Ethanol Fuel Cell - DEFC) được xem là có tiềm năng vàđầy hứa hẹn [2]. Một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu suất củapin đó chính là vật liệu xúc tác điện hóa cho phản ứng oxi hóa etanol (EthanolOxidation Reaction – EOR) diễn ra tại anot. Hiện nay, vật liệu xúc tác anot chopin DEFC trên cơ sở Pd thu hút nhiều quan tâm nghiên cứu.Tuy nhiên, EOR xảy ra trên xúc tác Pd nguyên chất thường không hoàn toàn vàsinh ra các sản phẩm phụ gây ngộ độc xúc tác [7,8]. Một trong những giải pháplà kết hợp Pd với các kim loại rẻ hơn (kim loại M) như Ag, Ni, Co, Pb, Sn, W,…giúp nâng cao hiệu quả cho EOR đồng thời giảm lượng Pd cần sử dụng. Trongđó, Ni và Ag nổi bật là hai kim loại thu hút nhiều nghiên cứu. Ni có ái lực mạnhvới oxi, có thể tạo ra các hợp chất giàu oxi với trạng thái oxi hóa cao như NiO,Ni(OH)2, NiOOH.. giúp thúc đẩy tốc độ của EOR. Trong khi đó, kết hợp Ag vớiPd thì cấu trúc electron cũng như dải electron ở obitan d của Pd có nhiều thay đổivà vị trí tâm d-band (d-band center) dịch chuyển lên mức năng lượng cao hơn,giúp tăng cường sự hấp phụ nhóm OH- vốn rất quan trọng trong EOR [6,9,10].Về mặt cấu trúc, chỉ những nguyên tử Pd ở bề mặt vật liệu đóng vai trò là tâmhoạt động xúc tác trong khi những nguyên tử Pd bên trong cấu trúc hợp kim hầunhư không đóng góp gì vào các giai đoạn của EOR [13]. Vì vậy, hệ lưỡng kimPdM với M đóng vai trò làm lõi và Pd được phủ bên ngoài chẳng những có thểgiảm đáng kể lượng tiền chất Pd cần dùng, mà còn có thể phát huy hiệu quả xúctác của lớp Pd trên bề mặt. Thông thường, cấu trúc lõi kim loại M phủ Pd đượctổng hợp trên cơ sở của phản ứng thay thế ganvanic giữa M và ion Pd2+. Trongquá trình đó, sự oxi hóa M thành các ion tương ứng bởi Pd2+ dẫn đến vật liệu cócấu trúc rỗng toàn bộ hoặc m ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: