Danh mục

Tóm tắt Luận án tiến sĩ Kinh tế chính trị: Cơ chế đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước trong các doanh nghiệp ở Việt Nam

Số trang: 27      Loại file: pdf      Dung lượng: 369.33 KB      Lượt xem: 1      Lượt tải: 0    
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục đích cơ bản của luận án này là làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về cơ chế đại diện CSH vốn nhà nước trong các doanh nghiệp; trên cơ sở đó phân tích, đánh giá thực trạng cơ chế đại diện CSH vốn nhà nước trong các doanh nghiệp ở Việt Nam thời gian qua; đề xuất quan điểm và giải pháp hoàn thiện cơ chế đại diện CSH vốn nhà nước trong các doanh nghiệp ở Việt Nam thời gian tới.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án tiến sĩ Kinh tế chính trị: Cơ chế đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước trong các doanh nghiệp ở Việt Nam HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ MINH PHƯƠNGCƠ CHẾ ĐẠI DIỆN CHỦ SỞ HỮU VỐN NHÀ NƯỚC TRONG CÁC DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ CHÍNH TRỊ Mã số: 62 31 01 02 HÀ NỘI - 2018 Công trình được hoàn thành tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Đoàn Xuân Thủy 2. TS. Tô Quang Thu Phản biện 1:......................................................... ......................................................... Phản biện 2:......................................................... ......................................................... Phản biện 3:......................................................... .........................................................Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện họp tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Vào hồi...... giờ....... ngày...... tháng...... năm 2018 Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện Quốc gia và Thư viện Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đại hội VI của Đảng Cộng sản Việt Nam (tháng 12-1986) đề ra chủ trươngđổi mới cơ chế quản lý kinh tế là: “xóa bỏ tập trung quan liêu, bao cấp, xâydựng cơ chế mới phù hợp với quy luật khách quan và với trình độ phát triển củanền kinh tế”, từ đó đặt ra yêu cầu phải đổi mới hoạt động của doanh nghiệp nhànước (DNNN). Nghị quyết Trung ương 3 khóa IX (năm 2001) chỉ rõ: phải đẩymạnh sắp xếp, nâng cao hiệu quả DNNN, kiên quyết chấm dứt tình trạng cơquan hành chính nhà nước can thiệp trực tiếp, cụ thể vào hoạt động sản xuất,kinh doanh của doanh nghiệp; phân định rõ quyền quản lý hành chính kinh tếcủa Nhà nước và quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; các Nghịquyết Đại hội X, XI, XII tiếp tục khẳng định phải “Tăng cường quản lý nhànước và quản lý của chủ sở hữu (CSH) đối với DNNN. Bố trí đúng cán bộ lãnhđạo, nâng cao năng lực quản trị và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp”. Nghị quyết Trung ương 5 khóa XII yêu cầu: “Khẩn trương thành lậpmột cơ quan chuyên trách của Nhà nước làm đại diện CSH đối với DNNN đểthực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện CSH nhà nước đối với DNNN”. Đểcụ thể hóa chủ trương của Đảng; Quốc hội đã ban hành Luật Doanh nghiệp,Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanhnghiệp; Chính phủ ban hành các nghị định nhằm tăng cường quản lý, kiểm tra,giám sát đối với đại diện CSH vốn nhà nước trong các DNNN. Hiện nay, DNNN ở Việt Nam đã và đang quản lý một lượng lớn các nguồnlực, chiếm tỷ trọng cao trong nền kinh tế. Phát triển của các DNNN có ảnhhưởng đặc biệt quan trọng đến phát triển của toàn bộ nền kinh tế. Trong nhữngnăm qua, Nhà nước đã cố gắng, nỗ lực cải cách, sắp xếp lại các DNNN và đãđạt được một số thành tựu nhất định. Tuy nhiên, hiệu quả hoạt động kinh doanhcủa các DNNN còn hạn chế. Nhiều doanh nghiệp vẫn chưa đáp ứng được yêucầu hội nhập kinh tế quốc tế và chưa tương xứng với đầu tư của Nhà nước; kinhdoanh thua lỗ, không bảo toàn được vốn, không trả được nợ, nhiều trường hợpđảng viên là cán bộ chủ chốt được giao đại diện CSH vốn nhà nước vi phạm kỷluật đảng, vi phạm pháp luật, trong đó có trường hợp bị khai trừ ra khỏi Đảng,nhận án tử hình. Các nguyên nhân của tình trạng hiệu quả kinh doanh thấp củacác DNNN được chỉ ra nhiều, song một trong những nguyên nhân quan trọng làcơ chế đại diện CSH vốn nhà nước trong doanh nghiệp còn rất nhiều bất cậpbiểu hiện thông qua xác định chủ thể, thẩm quyền; kiểm tra, giám sát đối vớingười đại diện CSH vốn nhà nước trong doanh nghiệp. Do đó, vấn đề “Cơ chếđại diện chủ sở hữu vốn nhà nước trong các doanh nghiệp ở Việt Nam” đượcchọn làm đề tài nghiên cứu luận án tiến sĩ chuyên ngành kinh tế chính trị. 2 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về cơ chế đại diện CSH vốn nhà nướctrong các doanh nghiệp; trên cơ sở đó phân tích, đánh giá thực trạng cơ chế đạidiện CSH vốn nhà nước trong các doanh nghiệp ở Việt Nam thời gian qua; đềxuất quan điểm và giải pháp hoàn thiện cơ chế đại diện CSH vốn nhà nướctrong các doanh nghiệp ở Việt Nam thời gian tới. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Thứ nhất, phân tích và hệ thống hóa làm rõ cơ sở lý luận về cơ chế đại diệnCSH vốn nhà nước trong điều kiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hộichủ nghĩa. Thứ hai, nghiên cứu kinh nghiệm về cơ chế đại diện CSH vốn nhà nướctrong các doanh nghiệp ở một số quốc gia và rút ra bài học tham khảo cho hoànthiện cơ chế đại diện CSH vốn nhà nước trong các doanh nghiệp ở Việt Nam. Thứ ba, phân tích, đánh giá thực trạng cơ chế đại diện CSH vốn nhà nướctrong các doanh nghiệp ở Việt Nam thời gian qua, rút ra những ưu điểm, hạnchế và nguyên nhân hạn chế. Thứ tư, đề xuất quan điểm, giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện cơ chế đại diệnCSH vốn nhà nước trong các doanh nghiệp ở Việt Nam trong thời gian tới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là cơ chế đại diện CSH với tư cách làtổng thể các yếu tố bao gồm những mối quan hệ kinh tế, pháp lý giữa Nhà nướcvà những tập thể, cá nhân được Nhà nước trao quyền đại diện CSH vốn nhànước trong các DNNN. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Tên đề tài gắn với “vốn nhà nước trong các doanh nghiệp ở Việt Nam”,trong đó thuật ngữ “doanh nghiệp” được hiểu là DNNN với tư cách là các doanhnghiệp có vốn nhà nước. Phạm vi ng ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: