Danh mục

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị: Phát triển công nghiệp bền vững ở tỉnh Bắc Giang

Số trang: 25      Loại file: doc      Dung lượng: 211.00 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị "Phát triển công nghiệp bền vững ở tỉnh Bắc Giang" được nghiên cứu với mục tiêu: Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển công nghiệp bền vững ở tỉnh Bắc Giang, đề xuất quan điểm, giải pháp phát triển công nghiệp bền vững ở tỉnh Bắc Giang đến năm 2035.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị: Phát triển công nghiệp bền vững ở tỉnh Bắc Giang 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài luận án Phát triển bền vững nói chung và phát triển công nghiệp bền vữngnói riêng đã trở thành vấn đề có tính cấp thiết đối với mỗi quốc gia vàvùng lãnh thổ. Ở Việt Nam, phát triển công nghiệp là chủ trương lớn,xuyên suốt và nhất quán, đồng thời, giữ vị trí trung tâm trong sự nghiệpcông nghiệp hóa, hiện đại hóa. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10năm 2021 - 2030 của Việt Nam đã xác định: Xây dựng nền công nghiệpquốc gia vững mạnh. Phát triển công nghiệp kết hợp hài hoà cả chiềurộng và chiều sâu, trong đó chú trọng phát triển theo chiều sâu, tạo bướcđột phá trong nâng cao năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh của sảnphẩm công nghiệp. Từ đó, hướng đến thực hiện mục tiêu là nước đangphát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao vào năm2030 và trở thành nước phát triển, thu nhập cao vào năm 2045. Nằm ở vùng Đông Bắc Việt Nam, trong vùng quy hoạch Thủ đôHà Nội, trên tuyến hành lang kinh tế Nam Ninh (Trung Quốc) - LạngSơn - Hà Nội - Hải Phòng, tiếp giáp với nhiều tỉnh, thành phố trongVùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, tỉnh Bắc Giang có vị trí thuận lợivà nhiều lợi thế trong liên kết vùng, kết nối giao thương, thúc đẩyphát triển công nghiệp. Với lợi thế sẵn có, vấn đề phát triển côngnghiệp bền vững đã được tỉnh Bắc Giang xác định là nhiệm vụ trungtâm, biểu hiện ở mục tiêu là một trong những trung tâm công nghiệpvào năm 2030 và định hướng điều chỉnh mô hình tăng trưởng côngnghiệp từ số lượng sang năng suất, chất lượng và hiệu quả. Để thựchiện được các mục tiêu và định hướng đề ra, tỉnh Bắc Giang đã banhành nhiều chủ trương, chính sách phát triển công nghiệp. Đến nay,phát triển công nghiệp bền vững của tỉnh Bắc Giang đã đạt đượcnhững kết quả quan trọng, cả về kinh tế, xã hội và môi trường. Tuynhiên, phát triển công nghiệp bền vững ở tỉnh Bắc Giang vẫn còn cónhững hạn chế, về kinh tế, biểu hiện ở tỷ lệ giá trị gia tăng trên giá trịsản xuất công nghiệp (VA/GO) và hiệu quả sử dụng vốn của khu vựccông nghiệp có xu hướng giảm, hiệu quả sử dụng điện năng thấp; vềxã hội, biểu hiện ở việc thu nhập của người lao động trong các doanh 2nghiệp công nghiệp chưa thực sự là động lực làm dịch chuyển laođộng trong quá trình phát triển công nghiệp bền vững và việc thựchiện trách nhiệm xã hội của một số doanh nghiệp công nghiệp trên địabàn Tỉnh với người lao động chưa đầy đủ; về môi trường, biểu hiện ởnhận thức, mức độ thực hiện quy định của pháp luật về bảo vệ môitrường, công nghệ sản xuất của một số doanh nghiệp công nghiệptỉnh Bắc Giang còn lạc hậu. Cùng với sự vận động không ngừng của thực tiễn, bằng cácphương pháp tiếp cận khác nhau, đã có rất nhiều công trình nghiên cứuvề phát triển công nghiệp nói chung và phát triển công nghiệp bềnvững nói riêng. Tuy nhiên, đến nay chưa có công trình nào nghiên cứumột cách toàn diện cả về lý luận, thực tiễn để phát triển công nghiệpbền vững ở tỉnh Bắc Giang dưới góc độ kinh tế chính trị. Do vậy, tácgiả lựa chọn “Phát triển công nghiệp bền vững ở tỉnh Bắc Giang” đểlàm đề tài luận án tiến sĩ, chuyên ngành Kinh tế chính trị. 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển công nghiệp bềnvững ở tỉnh Bắc Giang, đề xuất quan điểm, giải pháp phát triển côngnghiệp bền vững ở tỉnh Bắc Giang đến năm 2035. Nhiệm vụ nghiên cứu Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án;chỉ ra giá trị của các công trình khoa học đã được tổng quan và nhữngvấn đề luận án tiếp tục nghiên cứu. Làm rõ lý luận về phát triển công nghiệp bền vững ở tỉnh BắcGiang (quan niệm, nội dung, tiêu chí đánh giá và các yếu tố ảnhhưởng đến phát triển công nghiệp bền vững ở tỉnh Bắc Giang); khảocứu kinh nghiệm phát triển công nghiệp bền vững ở một số địaphương và rút ra những bài học có thể tham khảo cho phát triểncông nghiệp bền vững ở tỉnh Bắc Giang. Đánh giá thành tựu và hạn chế trong phát triển công nghiệpbền vững ở tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2010 - 2022; chỉ ra nguyênnhân của những thành tựu và hạn chế, từ đó, rút ra những vấn đề cần 3tập trung giải quyết phát triển công nghiệp bền vững ở tỉnh Bắc Giangtrong thời gian tới. Đề xuất quan điểm và giải pháp phát triển công nghiệp bền vữngở tỉnh Bắc Giang đến năm 2035. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Phát triển công nghiệp bền vững. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Luận án nghiên cứu phát triển công nghiệp bềnvững ở tỉnh Bắc Giang dưới góc độ kinh tế chính trị, trên các nội dung,phát triển công nghiệp bền vững về kinh tế, phát triển công nghiệp bềnvững về xã hội và phát triển công nghiệp bền vững về môi trường. - Về không gian: Luận án nghiên cứu ở tỉnh Bắc Giang. - Về thời gian: Luận án khảo sát số liệu về phát triển côngnghiệp bền vững ở tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2010 - 2022; đề xuất quanđiểm, giải pháp phát triển công nghiệp bền vững ở tỉnh Bắc Giang đếnnăm 2035. 4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu Cơ sở lý luận: Luận án nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận củachủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; đường lối, chủ trươngcủa Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phát triển côngnghiệp nói chung và phát triển công nghiệp bền vững nói riêng; đồngthời, kế thừa ở kết quả của các nghiên cứu đã công bố có liên quan. Cơ sở thực tiễn: Luận án dựa trên cơ sở thực tiễn phát triểncông nghiệp bền vững ở tỉnh Bắc Giang thông qua các báo cáo và sốliệu thống kê của cơ quan chức năng; tổng hợp của tác giả; đồng thời,kế thừa những số liệu về phát triển công nghiệp bền vững có liênquan đã được công bố. Phương pháp nghiên cứu: Trên cơ s ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: