Danh mục

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị: Thể chế cho huy động vốn của doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam

Số trang: 27      Loại file: pdf      Dung lượng: 937.71 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (27 trang) 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luận án "Thể chế cho huy động vốn của doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam" được hoàn thành với mục tiêu nhằm hệ thống hoá và làm rõ cơ sở lý luận về thể chế cho huy động vốn của DNNVV như khái niệm, đặc điểm, vai trò về thể chế cho huy động vốn của DNNVV, xác định nội dung, tiêu chí đánh giá và các nhân tố ảnh hưởng đến thể chế cho huy động vốn của DNNVV; nghiên cứu kinh nghiệm về hoàn thiện thể chế cho huy động vốn của DNNVV ở một số quốc gia và rút ra bài học cho Việt Nam.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị: Thể chế cho huy động vốn của doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam Công trình được hoàn thành tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Trần Hoa Phượng 2. TS. Phạm Anh Phản biện 1: PGS.TS. Bùi Ngọc Quỵnh Học viện Chính trị, Bộ Quốc phòng Phản biện 2: PGS.TS. Đỗ Hương Lan Trường Đại học Kinh tế quốc dân Phản biện 3: PGS.TS. Trần Sỹ Lâm Trường Đại học Ngoại thương Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học việnhọp tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Vào hồi 15 giờ 00 phút, ngày 3 tháng 4 năm 2024Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh - Thư viện Quốc gia Việt Nam 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) luôn luôn quan tâm huyđộng vốn. Việc giải quyết vốn không chỉ là công việc nội bộ mà còn là vấnđề của nhiều chủ thể khác, trong đó có Nhà nước. Thể chế đóng vai trò rấtquan trọng, là một phần của môi trường kinh doanh, tác động trực tiếp đếnDNNVV. Trên cơ sở đó, xây dựng hệ thống thể chế nhằm tạo khung khổpháp lý điều chỉnh các mối quan hệ xã hội, góp phần tạo nên một xã hội ổnđịnh, bình đẳng và kinh doanh lành mạnh. Các DNNVV tham gia kinh tếtrong hầu hết các ngành nghề, lĩnh vực, tạo việc làm và nâng cao thu nhậpcho người lao động, trở thành yếu tố then chốt thúc đẩy tăng trưởng vàphát triển kinh tế. Ngoài ra, doanh nghiệp nhỏ và vừa đang khai thác vàphát huy các nguồn lực địa phương, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Thực tiễn cho thấy, nguồn vốn tự có của DNNVV vẫn còn khá hạnhẹp nhưng họ còn đối mặt với rất nhiều khó khăn về thu hút vốn. Nhữngmâu thuẫn trong quan hệ về huy động vốn đối với DNNVV khá phức tạp,giải quyết chưa triệt để, nhất là trong phương diện thể chế. Một trongnhững nguyên nhân quan trọng về mặt lý luận chưa luận giải rõ bản chấtđặc thù của hệ thống thể chế này phù hợp với yêu cầu phát triển DNNVV. Từ những bất cập về thực tiễn và lý luận, để tạo điều kiện phát huyvai trò của DNNVV ở Việt Nam thời gian tới, cần thiết tiếp tục nghiêncứu toàn diện và sâu sắc theo phương diện kinh tế chính trị, làm rõ bảnchất cũng như nguyên nhân những yếu kém của thể chế về vốn gắn vớiđặc thù sự vận động của vốn trong quy trình kinh doanh của DNNVV.Việc nghiên cứu làm rõ bản chất kinh tế của thể chế cho huy động vốncủa DNNVV nhằm tạo căn cứ khoa học cho xác định và thực thi các giảipháp phù hợp nhằm hoàn thiện thể chế tạo thuận lợi cho DNNVV huyđộng vốn, đang là vấn đề thời sự, cấp thiết. Do vậy, tác giả chọn vấn đềThể chế cho huy động vốn của doanh nghiệp nhỏ và vừa ở ViệtNam làm đề tài luận án Tiến sĩ, ngành Kinh tế chính trị của mình. 2 2. Mục đích, nhiệm vụ và câu hỏi nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về thể chếhuy động vốn cho DNNVV, đánh giá thực trạng thể chế cho huy động vốncủa DNNVV ở Việt Nam từ năm 2011 - 2023, đề xuất định hướng và giảipháp nhằm hoàn thiện thể chế cho huy động vốn của DNNVV ở Việt Namthời gian tới. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Thứ nhất: Hệ thống hoá và làm rõ cơ sở lý luận về thể chế cho huyđộng vốn của DNNVV như khái niệm, đặc điểm, vai trò về thể chế chohuy động vốn của DNNVV, xác định nội dung, tiêu chí đánh giá và cácnhân tố ảnh hưởng đến thể chế cho huy động vốn của DNNVV; nghiêncứu kinh nghiệm về hoàn thiện thể chế cho huy động vốn của DNNVV ởmột số quốc gia và rút ra bài học cho Việt Nam. Thứ hai: Phân tích thực trạng thể chế cho huy động vốn của DNNVVở Việt Nam để tìm ra những thành công, hạn chế và nguyên nhân củanhững hạn chế về thể chế cho huy động vốn của DNNVV ở Việt Nam từnăm 2011 - 2023. Thứ ba: Đề xuất định hướng và giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện thểchế cho huy động vốn của DNNVV ở Việt Nam thời gian tới. 2.3. Câu hỏi nghiên cứu Thứ nhất, cơ sở hình thành và bản chất thể chế cho huy động vốn củaDNNVV là gì? Thể chế cho huy động vốn của DNNVV trong nền kinh tếthị trường gồm những nội dung nào? Thứ hai, việc xây dựng và hoàn thiện thể chế cho huy động vốn củaDNNVV ở Việt Nam thời gian qua đạt được những thành tựu và cònnhững hạn chế nào? Nguyên nhân của những thành tựu và hạn chế đó? Thứ ba, cần thực thi những giải pháp nào trong hoàn thiện thể chếcho huy động vốn của DNNVV ở Việt Nam thời gian tới? 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là thể chế cho huy động vốn củaDNNVV với tư cách là mối quan hệ giữa DNNVV với các chủ thể cung 3cấp vốn và tạo điều kiện cho DNNVV huy động vốn trong nền kinh tếthị trường. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu về nội dung: Vấn đề thể chế cho huy động vốncủa DNNVV ở Việt Nam có phạm vi rất rộng. Luận án giới hạn phạm vinghiên cứu về nội dung chủ yếu tập trung vào nghiên cứu các thể chếchính thức cho huy động vốn của DNNVV phản ánh những mối quan hệtín dụng giữa các ngân hàng thương mại và DNNVV, đồng thời nghiêncứu thể chế cho huy động vốn của DNNVV từ các nguồn khác, nhất là từcác chính sách hỗ trợ của Nhà nước. Thể chế kinh tế chính thức cho huyđộng vốn của DNNVV được nghiên cứu trong luận án chủ yếu tập trungvào: Các quy tắc (luật chơi) cho huy động vốn; thể chế kiểm tra giám sátvà xử lý mâu thuẫn trong quan hệ về huy động vốn đối với DNNVV doNhà nước và các tổ chức tín dụng ban hành. Phạm vi về không gian: Nghiên cứu thể chế chính thức cho huyđộng vốn của DNNVV ở Việt Nam. Phạm vi về thời gian: Chủ yếu từ năm 2011 đến 20 ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: