Danh mục

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành ở Thái Bình trong giai đoạn hiện nay

Số trang: 27      Loại file: pdf      Dung lượng: 395.36 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành ở Thái Bình trong giai đoạn hiện nay nhằm đánh giá thực trạng chuyển dịch CCLĐ theo ngành ở tỉnh Thái Bình trong thời gian qua và đề xuất một số định hướng, dự báo về chuyển dịch CCLĐ theo ngành tại địa phương đến năm 2020 cùng các giải pháp thực hiện.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành ở Thái Bình trong giai đoạn hiện nayHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH PHÍ THỊ HẰNGCHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG THEO NGÀNH Ở THÁI BÌNH TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY Chuyên ngành : Kinh tế phát triển Mã số : 62 31 05 01 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ HÀ NỘI - 2014 CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINHNgười hướng dẫn khoa học: PGS. TS Nguyễn T hị Thơm PGS. TS Nguyễn Thị HườngPhản biện 1: …………………………………. ………………………………….Phản biện 2: …………………………………. ………………………………….Phản biện 3: …………………………………. ………………………………….Luận án được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Học viện,họp tại……………………………………………………………. Vào hồi ….. giờ….., ngày…… tháng…... năm 2014 Có thể tìm hiểu luận án tại Thư viện Quốc gia và Thư viện Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Chuyển dịch cơ cấu lao động có ý nghĩa, vai trò quan trọng đối với chuyển dịchcơ cấu kinh tế . Chuyển dịch cơ cấu lao động (CCLĐ) được coi là một trong nhữngnhiệm vụ quan trọng, phục vụ đắc lực cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế (CCKT), nó vừalà kết quả, vừa là yếu tố thúc đẩy chuyển dịch CCKT, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiệnđại hóa (CNH, HĐH) và góp phần cân đối lại cung - cầu trên TTLĐ... Chuyển dịchCCLĐ không chỉ tuân theo các quy luật kinh tế, mà còn nhằm vào các mục tiêu pháttriển bền vững, ổn định xã hội , cải thiện môi trường và phát triển con người. Thái Bình - một tỉnh ven biển vùng đồng bằng sông Hồng, với địa hình tương đốibằng phẳng, thuận lợi cho phát triển KT - XH, nhất là trong phát triển kinh tế biển.Thời gian qua, CCKT ở Tỉnh đã chuyển dịch th eo hướng tích cực. Năm 2001, ngànhNông, lâm, thuỷ sản (N, L, TS) đóng góp 57,6% GDP toàn tỉnh , thì đến năm 2012giảm xuống còn 32,2%; đóng góp của ngành công nghiệp - xây dựng (CN - XD) có xuhướng tăng, năm 2001, ngành này chỉ chiếm 15,2% GDP toàn tỉnh, năm 2012 tăng lênkhoảng 34,0%; ngành dịch vụ tăng từ 27,2% năm 2001 lên khoảng 32,0% năm 2012[10, tr. 41], [13, tr. 44]. Đồng thời với xu hướng chuyển dịch CCKT như trên, CCLĐtheo ngành ở tỉnh Thái Bình cũng có sự chuyển dịch theo hướng giảm tỷ lệ lao đ ộngnông nghiệp, tăng tỷ lệ lao động công nghiệp và dịch vụ. N ăm 2001, tỷ lệ lao độngnông nghiệp (LĐNN) chiếm 75,12% tổng số lao động của Tỉnh , thì đến năm 2012giảm xuống còn 58,3%; lao động CN - XD từ chỗ chiếm 13,0% năm 2001, đến năm2012 chiếm khoảng 25%; lao động dịch vụ chiếm 11,9% năm 2001, đến năm 2012tăng lên khoảng 16% [11, tr. 19], [13, tr. 29]. Vấn đề đặt ra là CCLĐ theo ngành của tỉnh Thái Bình chuyển dịch như vậy nhanhhay chậm, đã phù hợp với sự chuyển dịch CCKT của Tỉnh hay chưa? Quá trìn h chuyểndịch CCLĐ theo ngành có tác động tích cực, thúc đẩy cơ cấu ngành kinh tế của Tỉnhchuyển dịch theo hướng CNH, HĐH hay không? Làm thế nào để tạo ra sự phù hợpgiữa chuyển dịch CCLĐ theo ngành với chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của địaphương? Mặt khác, để đạt được mục tiêu của tỉnh Thái Bình là đến năm 2020 cơ bảntrở thành tỉnh công nghiệp, với CCKT: Thương mại - Dịch vụ, Công nghiệp - Xâydựng và Nông, lâm, thủy sản thì đòi hỏi CCLĐ theo ngành của Tỉnh phải chuyển dịchnhư thế nào? Hơn nữa, để đẩy nhanh tái cấu trúc nền kinh tế ở tỉnh Thái Bình thì đòihỏi CCLĐ phải chuyển dịch như thế nào? 2 Để trả lời những câu hỏi trên thì vấn đề đặt ra là phải có những nghiên cứu hệthống, bài bản về cơ sở lý thuyết chuyển dịch CCLĐ theo ngành nói chung và ở cấ p độđịa phương nói riêng. Trên cơ sở đó mà phân tích, đánh giá thực trạng chuyển dịchCCLĐ theo ngành ở tỉnh Thái Bình để tìm ra những giải pháp thúc đẩy quá trình này.Xuất phát từ những lý do nêu trên, việc chọn đề tài: “ Chuyển dịch cơ cấu lao độngtheo ngành ở Thái Bình trong giai đoạn hiện nay” làm luận án tiến sỹ chuyên ngànhkinh tế phát triển là phù hợp, rất cần thiết, có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục tiêu nghiên cứu Đánh giá thực trạng chuyển dịch CCLĐ theo ngành ở tỉnh Thái Bình trong thờigian qua và đề xuất một số định hướng, dự báo về chuyển dịch CCLĐ theo ngành tạiđịa phương đến năm 2020 cùng các giải pháp thực hiện. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Xây dựng cơ sở lý luận về chuyển dịch CCLĐ theo ngành ở địa bàn cấp tỉnh. - Phân tích thực trạng chuyển dịch CCLĐ theo ngành ở tỉnh Thái Bình trên cơ sởlý luận đã xây dựng. - Làm rõ những thành tựu, hạn chế trong chuyển dịch CCLĐ theo ngành của tỉnhThái Bình và nguyên nhân của những hạn chế. - Đề xuất định hướng và giải pháp thúc đẩy chuyển dịch CCLĐ theo ngành phù hợpvới chuyển dịch CCKT và đổi ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: