Danh mục

Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Đổi mới chính sách tài chính đối với khu vực sự nghiệp công ở Việt nam

Số trang: 24      Loại file: pdf      Dung lượng: 429.93 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luận án nghiên cứu làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về chính sách tài chính đối với khu vực sự nghiệp công, làm rõ sự cần thiết và kiến nghị những giải pháp đổi mới chính sách tài chính đối với các khu vực sự nghiệp công trong điều kiện chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Đổi mới chính sách tài chính đối với khu vực sự nghiệp công ở Việt nam 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài luận án: Trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung baocấp sang cơ chế thị trường, đặc biệt trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế vàkhu vực của Việt Nam ngày càng sâu rộng; vai trò, vị trí, chức năng của các đơnvị sự nghiệp công lập đã có sự thay đổi: từ chỗ là một bộ phận cấu thành của hệthống quản lý Nhà nước chuyển thành các đơn vị có nhiệm vụ đáp ứng dịch vụcho xã hội, từ chỗ Nhà nước là chủ thể duy nhất cung cấp dịch vụ công, sang vịtrí được các đơn vị sự nghiệp cung cấp dịch vụ. Trong quá trình đó, chính sách tài chính đối với khu vực sự nghiệp công lậpcũng đã có nhiều đổi thay; nhưng đó mới chỉ là những sửa đổi, điều chỉnh do đòihỏi từ thực tế quản lý, còn mang đậm nét bao cấp, chủ yếu chỉ mới tập trung hoànthiện về quản lý chi ngân sách Nhà nước, bộc lộ nhiều vấn đề không phù hợp vớicơ chế thị trường. Bởi vậy, đổi mới chính sách tài chính đối với khu vực sựnghiệp công đang cần những giải pháp tổng thể. Luận án đã chọn Đề tài “Đổi mới chính sách tài chính đối với khu vực sựnghiệp công ở Việt nam”, nhằm góp thêm ý kiến vào quá trình phát triển và hộinhập kinh tế của Việt Nam. 2. Tổng quan về tình hình các nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án: Đây là một vấn đề rất được quan tâm, đã có nhiều công trình nghiên cứu cácnội dung có liên quan, như: đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ “Đổi mới cơ chếquản lý tài chính đối với đơn vị sự nghiệp có thu” năm 1997, do PTS Trần ThuHà - Chủ nhiệm đề tài; đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ “Thực trạng và giảipháp tài chính nhằm thực hiện khoán chi đối với cơ quan hành chính và cơ chế tựtrang trải ở đơn vị sự nghiệp có thu” năm 2001, do TS Bạch Thị Minh Huyền -Chủ nhiệm đề tài; đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ “Hoàn thiện cơ chế quản lýtài sản công tại các đơn vị sự nghiệp” năm 2003, do TS Phạm Đức Phong - Chủnhiệm đề tài; luận án Tiến sỹ “Đổi mới cơ chế quản lý chi ngân sách Nhà nướctrong lĩnh vực y tế ở Việt nam trong giai đoạn chuyển sang nền kinh tế thị trườngcó sự quản lý của Nhà nước” năm 2003 của NCS Nguyễn Trường Giang; luận ánTiến sỹ “Hoàn thiện cơ chế tài chính nhằm thúc đẩy xã hội hoá giáo dục ở ViệtNam” năm 2006, của NCS Bùi Tiến Hanh... Nhìn chung các luận án, đề tài đã nghiên cứu sâu về cơ chế quản lý tài chính,theo từng vấn đề: quản lý chi NSNN, quản lý tài sản công... hoặc nghiên cứu theotừng đối tượng cụ thể như: giáo dục, y tế... Các tác giả đã tổng kết đánh giá thựctiễn; các giải pháp, kiến nghị giải quyết những vấn đề tại thời điểm nghiên cứu;chưa tập trung phân tích sâu về lý luận; chưa có nghiên cứu tổng quan chung vềchính sách tài chính đối với khu vực sự nghiệp công. Bởi vậy Luận án này, đảm bảo được tính cấp thiết và không trùng lặp với cácđề tài đã nghiên cứu. 2 3. Mục đích và ý nghĩa nghiên cứu của luận án: Nghiên cứu làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về chính sách tài chínhđối với khu vực sự nghiệp công, làm rõ sự cần thiết và kiến nghị những giải phápđổi mới chính sách tài chính đối với các khu vực sự nghiệp công trong điều kiệnchuyển đổi sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. 4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu của luận án: Khảo sát, nghiên cứu, đánh giá về chính sách tài chính đối với khu vực sựnghiệp công trong thời kỳ 1990-2010 ở một số ngành như giáo dục, y tế, khoahọc và công nghệ, văn hoá, một số loại hình sự nghiệp công ích; đi sâu phân tíchvề các chính sách: đầu tư của NSNN, tín dụng, quản lý tài sản, thuế, quản lý laođộng, tiền lương, chế độ kế toán... đối với các đơn vị sự nghiệp công. Đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm mục đích giải quyết các vấn đề thựctiễn đang đặt ra cho giai đoạn 2011 - 2020. 5. Các phương pháp nghiên cứu: Trong quá trình nghiên cứu, phân tích luận án sử dụng các phương pháp: - Phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, lý luận kinh tế chính trịhọc Mác - Lê Nin được sử dụng trong hầu hết những nội dung của luận án. - Sử dụng những nguyên lý của kinh tế học và kinh tế học công cộng đểnghiên cứu về vai trò, chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị sự nghiệp công. - Các phương pháp: phân tích hệ thống, phân tích thống kê, phương pháp tổnghợp, khái quát hoá, mô hình hoá cũng được sử dụng như là công cụ để rút ra cáckết luận tổng quát trên cơ sở phân tích, đánh giá thực tiễn. 6. Đóng góp mới của luận án: - Luận án đã tiếp cận nghiên cứu tài chính của đơn vị sự nghiệp công theo cácmối quan hệ với: Nhà nước, các chủ thể cung cấp đầu vào cho đơn vị, các chủ thểsử dụng dịch vụ của đơn vị sự nghiệp và người lao động làm việc trong các đơnvị trong quá trình hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ ở đơn vị sự nghiệp công;qua đó đã làm rõ bản chất tài chính của ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: