Danh mục

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Hoàn thiện hệ thống kế toán thu, chi ngân sách nhà nước tại Việt Nam

Số trang: 27      Loại file: pdf      Dung lượng: 0.00 B      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (27 trang) 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Hoàn thiện hệ thống kế toán thu, chi ngân sách nhà nước tại Việt Nam nhằm đề xuất một số giải pháp chung, giải pháp cụ thể và kiến nghị trong việc hoàn thiện kế toán thu, chi ngân sách để phù hợp với thực tế, tình hình kinh tế xã hội của Việt Nam, đồng thời tiếp cận dần một số nội dung cơ bản của bộ chuẩn mực kế toán công quốc tế.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Hoàn thiện hệ thống kế toán thu, chi ngân sách nhà nước tại Việt Nam BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH PHẠM QUANG HUY HOÀN THIỆN HỆ THỐNGKẾ TOÁN THU, CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI VIỆT NAM TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2014 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH Phạm Quang Huy HOÀN THIỆN HỆ THỐNGKẾ TOÁN THU, CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI VIỆT NAM Chuyên ngành: Kế toán Mã số: 62.34.03.01 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN VIỆT Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2014 [1] PHẦN MỞ ĐẦU1. Tính cấp thiết của đề tài Ngân sách nhà nước là nơi tập trung quỹ tiền tệ lớn nhất của một nước và được xem là công cụ điều chỉnh mang tính vĩ mô đối với nền kinh tế xã hội, định hướng phát triển sản xuất, điều tiết thị trường và giúp bình ổn giá cả. Bên cạnh những kết quả khả quan từ việc thu, chi ngân sách thì hiện nay vấn đề này cũng đang gặp phải một số khó khăn, thách thức. Việt Nam cần có những biện pháp hữu hiệu để quản lý quá trình thu, chi các khoản từ nguồn ngân sách và nhà nước đã sử dụng hệ thống kế toán thu, chi ngân sách nhà nước cho việc thực hiện nội dung đó. Kế toán thu, chi ngân sách Việt Nam đã đem lại những thông tin hữu ích cho các đối tượng sử dụng. Tuy nhiên, việc ghi nhận thu, chi từ ngân sách còn do nhiều cơ quan cùng thực hiện và mục đích, phương pháp, đối tượng và nội dung hạch toán, chỉ tiêu báo cáo ngân sách khác nhau. Hệ quả là số liệu về thu, chi ngân sách ở các cơ quan có sự khác biệt và chưa đáp ứng được yêu cầu phân tích cho quản lý. Nhận thức được một số hạn chế nên Việt Nam cần có những thay đổi trong chế độ kế toán thu, chi ngân sách này; đồng thời thông tin về ngân sách còn phải cung cấp cho các tổ chức quốc tế để có thể nhận được các khoản hỗ trợ, tài trợ hay viện trợ các khoản vốn cho quốc gia. Vì thế, việc hoàn thiện hệ thống kế toán thu, chi ngân sách cần đáp ứng theo những điều kiện kinh tế, xã hội của Việt Nam và vừa tiếp cận dần theo chuẩn mực kế toán công quốc tế. Xuất phát từ những yêu cầu khách quan đã nêu trên, tác giả đã quyết định chọn đề tài “Hoàn thiện hệ thống kế toán thu, chi ngân sách nhà nước tại Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu.2. Mục tiêu nghiên cứu Luận án được thực hiện nhằm hướng đến 4 mục tiêu cụ thể như sau: - Xác định được khe hở trong các nghiên cứu trên thế giới và trong nước bằng việc hệ thống hóa các nghiên cứu về kế toán công và kế toán thu chi ngân sách. - Tổng quát hóa các cơ sở lý luận liên quan về khu vực công, tài chính công, kế toán thu, chi ngân sách và việc quản lý ngân sách trên thế giới cũng như đang áp dụng tại Việt Nam từ trước đến nay, làm nền tảng lý luận để có thể đối chiếu với thực tế của Việt Nam. - Phân tích rõ thực trạng kế toán ngân sách cùng các nội dung khác như tính minh bạch, tài chính công, chi tiết về kế toán thu chi ngân sách Việt Nam, rút ra bài học kinh nghiệm để chứng minh Việt Nam cần và có thể hoàn thiện kế toán này thông qua việc khảo sát thực tế. - Đề xuất một số giải pháp chung, giải pháp cụ thể và kiến nghị trong việc hoàn thiện kế toán thu, chi ngân sách để phù hợp với thực tế, tình hình kinh tế xã hội của Việt Nam, đồng thời tiếp cận dần một số nội dung cơ bản của bộ chuẩn mực kế toán công quốc tế. [2]3. Những đóng góp khoa học và phần giới hạn của luận án 3.1. Các đóng góp khoa học của luận ánLuận án là một công trình nghiên cứu khoa học nghiêm túc của tác giả. Kết quả nghiên cứu củaluận án đã đóng góp khoa học một số điểm cơ bản như sau:- Một là, rút ra được những bài học kinh nghiệm trong quá trình áp dụng chuẩn mực kế toán công quốc tế vào chế độ kế toán thu, chi ngân sách tại một số quốc gia và khu vực.- Hai là, góp phần đánh giá được thực trạng về tình hình nguồn thu chi ngân sách và kế toán thu, chi ngân sách trong khoảng thời gian từ 2002 đến năm 2013. Qua đó rút được những khía cạnh mà chế độ kế toán hiện nay cần thay đổi trong thời gian tới.- Ba là, đề xuất các giải pháp đồng bộ và khả thi để chỉnh sửa trực tiếp các vấn đề liên quan đến kế toán thu, chi ngân sách cùng với các mảng khác có liên quan như tài chính công, nợ công, công nghệ thông tin, nhân lực, kiểm toán nhà nước, các cơ quan khác có liên quan…- Bốn là, kết quả nghiên cứu này cũng góp phần làm tài liệu tham khảo cần thiết và bổ ích cho các nghiên cứu khoa học liên quan khác cũng như áp dụng trong thời gian tới tại những cơ quan nhà nư ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: