Danh mục

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Kinh tế du lịch ở các tỉnh Bắc Trung Bộ trong hội nhập kinh tế quốc tế

Số trang: 27      Loại file: pdf      Dung lượng: 0.00 B      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luận án tiến sĩ: Kinh tế du lịch ở các tỉnh Bắc Trung Bộ trong hội nhập kinh tế quốc tế do Nguyễn Thị Hồng Lâm thực hiện là một đề tài nghiên cứu chuyên sâu về kinh tế du lịch ở các tỉnh Bắc Trung Bộ, từ đó đưa ra các giải pháp để thúc đẩy phát triển kinh tế du lịch ở các tỉnh Bắc Trung Bộ trong thời gian tới.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Kinh tế du lịch ở các tỉnh Bắc Trung Bộ trong hội nhập kinh tế quốc tếHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ HỒNG LÂMKINH TẾ DU LỊCH Ở CÁC TỈNH BẮC TRUNG BỘ TRONG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ Chuyên ngành : Kinh tế chính trị Mã số : 62 31 01 01 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ NỘI - 2013 Công trình được hoàn thành tại Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh Người hướng dẫn khoa học: PGS, TS. An Như Hải Phản biện 1: PGS, TS. Phạm Văn Dũng Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội Phản biện 2: PGS, TS. Tô Đức Hạnh Đại học Kinh tế quốc dân Phản biện 3: PGS, TS. Lưu Ngọc Trịnh Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam Luận án đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học việnhọp tại Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh. Vào hồi 15 giờ 00 phút ngày 20 tháng 01 năm 2014 Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện quốc gia và Thư viện Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, có tính liên ngành, liên vùng vàxã hội hóa cao. Hoạt động của ngành kinh tế này không chỉ đáp ứng nhucầu du lịch ngày càng tăng của người dân mà còn đóng vai trò quantrọng “xuất khẩu tại chỗ” các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ. Ở Việt Nam, ngành du lịch được thành lập từ năm 1960, tuy nhiên,du lịch chỉ thực sự được xem là ngành kinh tế từ những năm 1990 khi đấtnước mở cửa hội nhập với khu vực và quốc tế. Từ đó đến nay, KTDL đãphát triển nhanh chóng và đạt được những thành tựu đáng khích lệ. Bắc Trung Bộ là vùng kinh tế gồm sáu tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An,Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, nơi đây tập trungnhiều tiềm năng có giá trị về du lịch với sự đa dạng về thiên nhiên, giàubản sắc về văn hóa. Mặt khác, với vị trí địa lý thuận tiện giao thông đườngbộ, đường sắt và đường biển khá phát triển tạo điều kiện cho KTDL cáctỉnh Bắc Trung Bộ phát huy được lợi thế, thu hút khách du lịch. Trong những năm qua, KTDL ở các tỉnh Bắc Trung Bộ đã có nhữngbước phát triển đáng khích lệ. Tuy nhiên, sự phát triển hiện nay của KTDLso với yêu cầu HNKTQT và tiềm năng của vùng còn hạn chế. Vấn đề đặtra hiện nay là làm như thế nào để phát huy tiềm năng, lợi thế của KTDLtrong toàn vùng trước yêu cầu HNKTQT sâu rộng đem lại hiệu quả KT -XH cao? Trong bối cảnh đó, “Kinh tế du lịch ở các tỉnh Bắc Trung Bộtrong hội nhập kinh tế quốc tế” được chọn làm đề tài luận án tiến sĩchuyên ngành Kinh tế chính trị tại Học viện Chính trị - Hành chính quốc giaHồ Chí Minh không chỉ có ý nghĩa lý luận mà còn có ý nghĩa thực tiễn gópphần cho phát triển KTDL ở các tỉnh Bắc Trung Bộ trong thời gian tới. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án - Mục đích nghiên cứu: Thúc đẩy phát triển KTDL ở các tỉnh BắcTrung Bộ trong điều kiện Việt Nam ngày càng hội nhập sâu hơn, đầy đủhơn vào các quan hệ kinh tế quốc tế dưới góc độ kinh tế chính trị. - Nhiệm vụ nghiên cứu: 1) Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn vềKTDL trong HNKTQT của một vùng lãnh thổ Việt Nam dưới góc độ kinhtế chính trị. 2) Đánh giá thực trạng KTDL trong HNKTQT ở các tỉnh BắcTrung Bộ. 3) Đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm thúc đẩy phát triểnKTDL ở các tỉnh Bắc Trung Bộ trong HNKTQT. 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án - Đối tượng nghiên cứu: Toàn bộ các quan hệ trong KTDL ở các tỉnhBắc Trung Bộ trong HNKTQT. - Phạm vi nghiên cứu: + Về không gian: Luận án nghiên cứu KTDL ở các tỉnh Bắc TrungBộ từ tiếp cận kinh tế vùng. Luận án không nghiên cứu riêng rẽ từng tỉnhtrong vùng mà coi KTDL của mỗi tỉnh là một bộ phận cấu thành KTDLBắc Trung Bộ của Việt Nam. + Về thời gian: Thực trạng tính từ năm 2000 đến nay; phươnghướng, giải pháp xác định đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án - Cơ sở lý luận: Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và những quan điểm,đường lối, chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước ta về phát triển KTDL. - Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu sinh sử dụng các phươngpháp: trừu tượng hóa, phân tích - tổng hợp, lôgic kết hợp với lịch sử, thốngkê, phân tích định lượng, phương pháp chuyên gia, phương pháp so sánh,đồng thời tiếp thu có chọn lọc một số kết quả của các công trình khoa họcđã công bố trong quá trình nghiên cứu luận án. 5. Những đóng góp về khoa học và giá trị của luận án 1) Hệ thống hóa lý luận về KTDL trong HNKTQT của một vùng dulịch ở Việt Nam dưới góc độ kinh tế chính trị. 2) Chọn lọc một số bài ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: