Danh mục

Tóm tắt Luận án tiến sĩ Kinh tế: Lợi thế so sánh trong sản xuất lúa ở đồng bằng sông Cửu Long

Số trang: 25      Loại file: pdf      Dung lượng: 814.40 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (25 trang) 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu nghiên cứu chung của luận án nhằm đánh giá thực trạng lợi thế so sánh trong sản xuất lúa, phân tích các nhân tố tác động đến lợi thế so sánh, qua đây đề xuất các giải pháp góp phần nâng cao lợi thế so sánh trong sản xuất lúa ở đồng bằng sông Cửu Long, góp phần nâng cao hiệu quả trong sản xuất - xuất khẩu lúa gạo cho đồng bằng sông Cửu Long.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án tiến sĩ Kinh tế: Lợi thế so sánh trong sản xuất lúa ở đồng bằng sông Cửu Long BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ VÕ MINH SANGLỢI THẾ SO SÁNH TRONG SẢN XUẤT LÚA Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp Mã ngành: 62620115 Cần Thơ, 09-2017 DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ1. Võ Minh Sang và Đỗ Văn Xê, 2016. Ba quan điểm chính đo lường lợi thế so sánh trong sản xuất – xuất khẩu hàng hóa Quốc Gia. Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ, 44: 114-126.2. Võ Minh Sang và Đỗ Văn Xê, 2016. Lợi thế so sánh trong sản xuất và xuất khẩu gạo của Việt Nam. Tạp chí khoa học Trường Đại học Mở TP.HCM, 50 (5): 3-15. CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ Nghiên cứu này thể hiện tính cấp thiết và có ý nghĩa thực tiễn dựa trên nhữngcơ sở sau: (1) Vai trò chủ đạo trong sản xuất lúa gạo của vùng đồng bằng sông CửuLong (ĐBSCL) đối với Việt Nam, đóng góp hơn 94% về sản lượng gạo và gần 95%về giá trị xuất khẩu gạo của Việt Nam; (2) Hiệu quả trong sản xuất và lợi thế so sánhcủa vùng ĐBSCL trong sản xuất – xuất khẩu gạo trong thời gian qua như thế nàotrước thực trạng từ năm 2013 đến nay, xuất khẩu giảm về số lượng và giá cả xuấtkhẩu và (3) Năng lực và lợi thế cạnh tranh trong xuất khẩu gạo của Việt Nam? Do vậy, những vấn đề cần được giải quyết là: (1) Thực trạng lợi thế so sánhtrong sản xuất – xuất khẩu gạo? (2) Năng lực và lợi thế cạnh tranh trong xuất khẩugạo của Việt Nam? (3) Hiệu quả trong sản xuất như thế nào và có mối tương quanvới lợi thế so sánh? (4) Nhân tố tác động đến lợi thế so sánh trong sản xuất – xuấtkhẩu gạo? (5) làm sao để nâng cao lợi thế so sánh trong sản xuất – xuất khẩu gạo?Do vậy, việc nghiên cứu về lợi thế so sánh trong sản xuất lúa ở ĐBSCL để góp phầnnâng cao lợi thế so sánh trong xuất khẩu gạo đối với Việt Nam là cấp thiết.1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Mục tiêu nghiên cứu chung của luận án nhằm đánh giá thực trạng lợi thế sosánh trong sản xuất lúa, phân tích các nhân tố tác động đến lợi thế so sánh, qua đâyđề xuất các giải pháp góp phần nâng cao lợi thế so sánh trong sản xuất lúa ở đồngbằng sông Cửu Long, góp phần nâng cao hiệu quả trong sản xuất - xuất khẩu lúa gạocho đồng bằng sông Cửu Long. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể Mục tiêu cụ thể của luận án cần được luận giải: (1) Phân tích thực trạng tổchức sản xuất lúa của nông hộ ở ĐBSCL; (2) Phân tích hiệu quả trong sản xuất lúacủa nông hộ ở ĐBSCL; (3) Xác định lợi thế so sánh trong sản xuất – xuất khẩu gạo ởĐBSCL; (4) Phân tích nhân tố tác động đến lợi thế so sánh trong sản xuất - xuất khẩugạo ở ĐBSCL và (5) Đề xuất giải pháp nâng cao lợi thế so sánh trong sản xuất - xuấtkhẩu gạo ở ĐBSCL.1.3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu chủ yếu ở luận án là chi phí nộinguồn, chi phí ngoại nguồn, giá gạo xuất khẩu, kim ngạch xuất khẩu gạo của ViệtNam và Thế giới, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam và Thế giới, chi phí và năngsuất sản xuất cũng được nghiên cứu để giúp xác lập mối tương quan giữa lợi thế sosánh và hiệu quả trong sản xuất lúa. 1 Đối tượng khảo sát: nông hộ sản xuất lúa ở đồng bằng sông Cửu Long. Cỡmẫu 668 (tổng thể các nông hộ ở vùng ĐBSCL khoảng 2 triệu nông hộ [tổngthể lớn] cỡ mẫu nghiên cứu đảm bảo độ tin cậy 95%, sai số khoảng 5% và tỷlệ tiếp cận mẫu 0,25). Phạm vi không gian: địa bàn nghiên cứu ở 6/13 tỉnh, thành phố của vùngĐBSCL gồm: Cần Thơ, Hậu Giang (thuộc tiểu vùng phù sa ngọt sông Hậu), AnGiang, Đồng Tháp (Tiểu vùng Đồng Tháp Mười và Tứ giác Long Xuyên), Sóc Trăngvà Kiên Giang (Tiểu vùng bán đảo Cà Mau). Phạm vi thời gian: Dữ liệu thống kê liên quan đến tình hình sản xuất lúa gạocủa Việt Nam và ĐBSCL được thu thập từ năm 1995-2015. Dữ liệu thống kê liênquan đến tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam và ĐBSCL phục vụ cho tính toán hệsố chi phí nội nguồn để đo lường lợi thế so sánh trong sản xuất và xuất khẩu gạo ởĐBSCL từ năm 2009-2015. Dữ liệu sơ cấp được thu thập từ 668 nông hộ sản xuấtlúa ở hai mùa vụ Đông Xuân 2014-2015 và Hè Thu 2015. Mục tiêu và các giải phápliên quan được đề xuất đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. Phạm vi nội dung: Luận án nghiên cứu về lợi thế so sánh trong sản xuất lúa ởđồng bằng sông Cửu Long tập trung luận giải các nội dung sau: (1) Thực trạng sảnxuất lúa của nông hộ ở ĐBSCL: Tập trung giải quyết các vấn đề liên quan đến quymô sản xuất, giống, kỹ thuật sản xuất, gieo sạ và thu hoạch; (2) Thực trạng hiệu quảtrong sản xuất lúa ở ĐBSCL: Luận giải các nội dung liên quan đến hiệu quả năngsuất và chi phí trong sản xuất lúa; (3) Lợi thế so sánh trong sản xuất lúa ở đồng bằngsông Cửu Long: Tập trung xác định lợi thế so sánh trong sản xuất - xuất khẩu gạo ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: