Danh mục

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Mối quan hệ giữa hoạt động phát triển nhà cung cấp và lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp mua: Trường hợp các doanh nghiệp sản xuất chế tạo tại Thành phố Hồ Chí Minh

Số trang: 34      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.01 MB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 4 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu nghiên cứu của luận án là nghiên cứu tổng quát của luận án này là kiểm định mối quan hệ giữa các hoạt động phát triển nhà cung cấp với lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp mua với bối cảnh là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất chế tạo tại TPHCM. Mời các bạn tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Mối quan hệ giữa hoạt động phát triển nhà cung cấp và lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp mua: Trường hợp các doanh nghiệp sản xuất chế tạo tại Thành phố Hồ Chí Minh BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM ------------------------------ NGUYỄN PHI HOÀNGMỐI QUAN HỆ GIỮA HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN NHÀ CUNGCẤP VÀ LỢI THẾ CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP MUA:TRƢỜNG HỢP CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT CHẾ TẠO TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH Mã số: 93.40.101 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2021 CÁC CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN1. Bài báo đăng trên Kỷ yếu Hội thảo Quốc tế Nguyen Phi Hoang (2017). Buiding firm’s competitive advantages through supplier development. The 12th International Conference of KODISA. Ho Chi Minh city, Viet Nam, pp. 171-173.2. Bài báo đăng trên các Tạp chí trong nước2.1 Nguyễn Phi Hoàng (2020). Mối quan hệ giữa các hoạt động phát triển nhà cung cấp và lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp thu mua. Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế, số 4, tháng 4, từ trang 41 – 48.2.2 Nguyễn Phi Hoàng (2020). Phát triển nhà cung cấp: Tổng quan và các hướng nghiên cứu trong tương lai. Tạp chí Công Thương, số 5, tháng 3, từ trang 63 -67. 1Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU1.1 Lý do chọn đề tài Với áp lực cạnh tranh khốc liệt của thị trường cũng như sự thay đổinhanh chóng về công nghệ và vòng đời sản phẩm có xu hướng ngày càngngắn, các doanh nghiệp ngày nay có xu hướng quay về tập trung phát triểnchỉ lĩnh vực kinh doanh cốt lõi của mình thay vì mở rộng lĩnh vực hoạtđộng đa ngành nghề như xu hướng trước đây (Krause và cộng sự, 2000;Routroy và Pradhan, 2013). Điều này dẫn đến hiện tượng các doanh nghiệpbắt đầu gia tăng khối lượng mua ngoài các yếu tố đầu vào của doanh nghiệpnhằm phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, trong một số ngànhcông nghiệp, tỷ trọng mua ngoài nhiều khi lên đến 60-70% (Chapman vàcộng sự, 1997; Heberling và cộng sự, 1992). Hiện tượng này được hỗ trợbởi một loạt các yếu tố như toàn cầu hóa, tiến bộ trong CNTT, giao thôngthuận tiện nên ngày càng trở nên phổ biến trong hầu hết các ngành côngnghiệp. Việc gia tăng khối lượng mua ngoài các yếu tố đầu vào phục vụhoạt động sản xuất kinh doanh dần đẩy các doanh nghiệp đến chỗ ngàycàng phụ thuộc hơn vào hệ thống các nhà cung cấp từ giá cả, chất lượng sảnphẩm, sự ổn định đến khả năng linh hoạt trong hoạt động (Prahinski, 2001).Sự phụ thuộc này kéo theo hệ quả là lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệpngày càng chịu sự chi phối từ hiệu quả hoạt động của hệ thống các nhà cungcấp của doanh nghiệp (Wagner, 2006b). Xuất phát từ thực tế trên, các doanh nghiệp nhận thấy rằng, để tạolập và duy trì lợi thế cạnh tranh trên thị trường thì nhu cầu tìm kiếm và xâydựng hệ thống các nhà cung cấp hội đủ năng lực và phẩm chất nhất định làrất cấp bách (Routroy và Pradhan, 2013). Một trong những cách thức đểthực hiện yêu cầu trên là phát triển nhà cung cấp. Đây là phương án theo đó 2doanh nghiệp xây dựng hệ thống nhà cung cấp hiệu quả thông qua việc hỗtrợ hệ thống nhà cung cấp thực hiện những hoạt động nhằm nâng cao hiệuquả hoạt động của các nhà cung cấp (Wagner, 2006a; Wagner, 2006b;Wagner, 2010). Các hoạt động phát triển nhà cung cấp nếu được thực hiệnthành công sẽ góp phần nâng cao hiệu quả dịch vụ giao hàng, cải tiến chấtlượng sản phẩm, thúc đẩy đổi mới sản phẩm và cắt giảm chi phí sản xuấtcho hệ thống các nhà cung cấp của doanh nghiệp và từ đó góp phần làm giatăng lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp mua với vai trò là khách hàngcủa các nhà cung cấp này (Golden, 1999; MacDuffie và Helper, 1997; Dyervà Nobeoka, 2000; Sako, 1999; Liker và Choi, 2004; Stuart và cộng sự,2004; Dyer và Hatch, 2006). Những nghiên cứu của Humphreys và cộng sự(2004), Manzoor và cộng sự (2019), Li (2001), Rotich và cộng sự (2014) vàAl – Abdallah và cộng sự (2014) về mối quan hệ giữa các hoạt động pháttriển nhà cung cấp và lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp mua đã cho thấynhững tác động tích cực của hoạt động phát triển nhà cung cấp đến lợi thếcạnh tranh của doanh nghiệp mua. Tuy nhiên các nghiên cứu này chưanghiên cứu đầy đủ các hoạt động phát triển nhà cung cấp mà doanh nghiệpmua có thể thực hiện trong phát triển nhà cung cấp nhằm tác động đến lợithế cạnh tranh của doanh nghiệp. Những nghiên cứu này cũng chưa trả lờiđược câu hỏi là dựa vào đâu để quyết định chọn lựa những hoạt động pháttriển nhà cung cấp thích hợp trong số rất nhiều hoạt động phát triển nhàcung cấp cũng như chưa nêu được tác động của từng hoạt động phát triểnnhà cung cấp đến lợi thế cạnh tranh của doanh ngiệp mua. Trong bối cảnhViệt Nam với xuất phát điểm là một quốc gia có trìn ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: