Danh mục

Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Mối quan hệ giữa tỷ giá và vốn đầu tư nước ngoài - Nghiên cứu trường hợp Việt Nam

Số trang: 34      Loại file: pdf      Dung lượng: 606.83 KB      Lượt xem: 22      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 4 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luận án với mục tiêu phân tích mối quan hệ giữa tỷ giá và vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và đề xuất những hàm ý chính sách tỷ giá và chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Mối quan hệ giữa tỷ giá và vốn đầu tư nước ngoài - Nghiên cứu trường hợp Việt Nam 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ KIM LIÊNMỐI QUAN HỆ GIỮA TỶ GIÁ VÀ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI: NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP VIỆT NAM TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG MÃ SỐ: 9.34.02.01 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS.TRẦM THỊ XUÂN HƯƠNG PGS.TS.NGUYỄN THỊ MỸ LINH TP. HCM, THÁNG 12 NĂM 2020 2 CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU1.1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứuTheo Dornbusch (1998); Broto, Diaz-Cassou và ErceDominguez (2011), các nhà hoạch địnhchính sách thường nỗ lực thu hút vốn đầu tư nước ngoài (ĐTNN) để bù đắp khoảng trống tiếtkiệm trong nước nhằm thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế. Mặt khác, trong một nềnkinh tế mở, tỷ giá là một trong các biến số vĩ mô có vai trò quan trọng đối với kinh tế vĩ môcủa một quốc gia. Trong nhiều thập kỷ qua, đã có nhiều nghiên cứu tiến hành kiểm định mốiquan hệ giữa tỷ giá và vốn ĐTNN. Các nghiên cứu hiện có cung cấp bằng chứng cho thấy cómối quan hệ giữa tỷ giá và vốn FDI (Froot và Stein, 1991; Campa, 1993; Djulius, 2017). Bêncạnh đó, một số nghiên cứu trước kết luận có tồn tại mối quan hệ giữa tỷ giá và FPI như:Agarwal (1997); Bleaney và Greenaway (2001); Kodongo và Ojah (2012); Grossmann, Paulvà Simpson (2017). Tuy nhiên, cũng có một số nghiên cứu chưa tìm thấy bằng chứng thốngkê về quan hệ giữa tỷ giá và vốn ĐTNN (Itagaki, 1981; Bouoiyour và Rey, 2005; Ersoy,2013; Ifeakachukwu và Ditimi, 2014).Việt Nam là một quốc gia đang phát triển, đang nỗ lực cải cách để thúc đẩy hội nhập quốc tếvà thu hút ĐTNN, bao gồm cả FDI và FPI. Trong giai đoạn 2005 đến nay, vốn ĐTNN vàoViệt nam có sự gia tăng đáng kể, trong đó vốn FDI có tính chất ổn định hơn trong khi vốnFPI có sự biến động mạnh. Do vậy, một trong những vấn đề cần đặt ra trong bối cảnh lý thuyếtvà thực tiễn Việt Nam là cần nghiên cứu mối quan hệ của dòng vốn ĐTNN và tỷ giá tại ViệtNam để có những chính sách phù hợp thúc đẩy dòng vốn. Tuy nhiên, ở Việt Nam, các nghiêncứu về vốn FDI, vốn FPI và tỷ giá còn hạn chế về số lượng và thiếu vắng các nghiên cứu địnhlượng về mối quan hệ giữa tỷ giá và vốn ĐTNN.Mặt khác, trên thế giới hiện nay có rất ít tác giả đồng thời phân tích mối quan hệ của tỷ giávới vốn FDI và FPI trong cùng một nghiên cứu (Kodongo và Ojah, 2013; Opperman vàAdjasi, 2017). Đây là khoảng trống quan trọng cần có các nghiên cứu bổ sung. Hơn nữa, cácyếu tố vĩ mô như tăng trưởng kinh tế, độ mở thương mại, khủng hoảng tài chính toàn cầu cótác động đến tỷ giá và vốn ĐTNN. Tuy nhiên, các yếu tố này chưa được xem xét đồng thờitrong các mô hình kiểm định mối quan hệ giữa tỷ giá và vốn ĐTNN. Do đó, NCS nhận thấyrất cần thiết bổ sung các biến kiểm soát này vào các mô hình kiểm định mối quan hệ giữa tỷgiá và vốn ĐTNN.Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, NCS lựa chọn đề tài: “Mối quan hệ giữa tỷ giá và vốnđầu tư nước ngoài: nghiên cứu trường hợp Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu của luận ántiến sĩ. Luận án có ý nghĩa củng cố thêm cơ sở lý thuyết và bổ sung các bằng chứng thực nghiệm 3về quan hệ của tỷ giá đến vốn ĐTNN tại Việt Nam, góp phần bổ sung bằng chứng thực nghiệmvề mối quan hệ giữa tỷ giá và vốn ĐTNN đặc trưng ở một quốc gia đang phát triển. Đồng thời,luận án cũng xem xét mối quan hệ giữa tỷ giá và vốn ĐTNN ở Việt Nam trong điều kiện ảnhhưởng bởi các yếu tố vĩ mô khác như tăng trưởng kinh tế, độ mở thương mại và khủng hoảngtài chính toàn cầu.1.2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứuMục tiêu tổng quát của luận án là phân tích mối quan hệ giữa tỷ giá và vốn ĐTNN tại ViệtNam và đề xuất những hàm ý chính sách tỷ giá và chính sách thu hút vốn ĐTTN vào ViệtNam. Để đạt được mục tiêu tổng quát, luận án xác định các mục tiêu cụ thể là:(1) Phân tích mối quan hệ giữa tỷ giá và vốn FDI tại Việt Nam(2) Phân tích mối quan hệ giữa tỷ giá và vốn FPI tại Việt Nam(3) Khuyến nghị hàm ý chính sách tỷ giá và chính sách thu hút vốn ĐTNN tại Việt NamCâu hỏi nghiên cứu(1) Mối quan hệ giữa tỷ giá và vốn FDI ở Việt Nam diễn ra như thế nào? Các yếu tố vĩ mô và khủng hoảng tài chính ảnh hưởng như thế nào đến mối quan hệ giữa tỷ giá và vốn FDI?(2) Mối quan hệ tỷ giá và vốn FPI ở Việt Nam diễn ra như thế nào? Các yếu tố vĩ mô và khủng hoảng tài chính ảnh hưởng như thế nào đến mối quan hệ giữa tỷ giá và vốn FPI?(3) Những hàm ý chính sách tỷ giá và chính sách thu hút vốn ĐTNN áp dụng ở Việt Nam là gì?1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu1.3.1. Đối tượng nghiên cứuĐối tượng nghiên cứu của luận án là mối quan hệ giữa tỷ giá và vốn ĐTNN ở Việt Nam cũngnhư các yếu tố khác có ảnh hưở ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: