Danh mục

Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống vận tải hành khách công cộng trong các đô thị

Số trang: 27      Loại file: pdf      Dung lượng: 486.83 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

HMục tiêu của luận án là hệ thống hóa, làm sáng tỏ và sâu sắc hơn cơ sở lý luận về hiệu quả hoạt động của hệ thống vận tải hành khách công cộng trong đô thị; Phân tích đánh giá thực trạng hiệu quả hoạt động và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt cho Hà Nội, tập trung đi sâu các giải pháp về vận hành.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống vận tải hành khách công cộng trong các đô thị1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI******************NGUYỄN THỊ HỒNG MAINÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦAHỆ THỐNG VẬN TẢI HÀNH KHÁCH CÔNG CỘNGTRONG ĐÔ THỊCHUYÊN NGÀNH : TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ VẬN TẢIMÃ SỐ : 62.84.01.03TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾHÀ NỘI - 20142Luận án được hoàn thành tại: Trường Đại học GTVT Hà NộiNgười hướng dẫn khoa học: 1- PGS.TS Từ Sỹ Sùa2- TSKH Lê Xuân LanPhản biện 1 : GS.TSKH Nguyễn Hữu HàPhản biện 2 : GS.TS Ngô Thắng LợiPhản biện 3 : GS.TS Bùi Xuân PhongLuận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án tiến sĩ cấp Trườnghọp tại: Trường Đại học Giao thông Vận tảivào hồi ....... giờ ...... ngày ..... tháng ..... năm 2014Có thể tìm hiểu luận án tại Trung tâm Thông tin tư liệu Trường Đại họcGTVT3PHẦN MỞ ĐẦU1- LÝ DO LỰA CHỌN ĐỀ TÀI LUẬN ÁNSự tăng trưởng kinh tế cùng với tốc độ đô thị hóa nhanh kéo theo sựbùng nổ về nhu cầu đi lại trong các đô thị, nhất là các đô thị đặc biệt lớn.Để đáp ứng nhu cầu đi lại các phương tiện vận tải phát triển không ngừng,đây thực sự là một thách thức với hệ thống giao thông đô thị. Chính phủcùng với Chính quyền các đô thị đã và đang nỗ lực tìm kiếm các công cụ đểgiải quyết tình trạng này, trong đó phát triển VTHKCC được xem là giảipháp hữu hiệu, trọng tâm.Hơn một thập kỷ qua, hai đô thị đặc biệt là Thủ đô Hà Nội và Thànhphố Hồ Chí Minh đã có những bước đi nhảy vọt và và chính sách ưu đãi đểphát triển VTHKCC, tuy nhiên thực tế cho thấy mức đáp ứng nhu cầu củalực lượng này còn hạn chế (Hà Nội khoảng 10%, thành phố Hồ Chí Minhxấp xỉ 7% nhu cầu đi lại), trong khi đó ở các thành phố tương tự trên thếgiới tỷ lệ đáp ứng là rất cao. Có nhiều nguyên nhân khách quan và chủquan khác nhau dẫn đến tình trạng này, trong đó phải kể đến sự phát triểnkhông đồng bộ của mạng lưới giao thông đô thị, sự yếu kém của hệ thốngcơ sở hạ tầng phục vụ cho VTHKCC, lực lượng phương tiện chưa tươngxứng với nhu cầu đi lại của thị dân. Bên cạnh đó, việc tổ chức quản lý,giám sát điều hành hoạt động của phương tiện và người điều khiển phươngtiện trên đường chưa tốt, dẫn đến chất lượng dịch vụ chưa cao, làm giảmtính hấp dẫn của dịch vụ nên chưa thu hút được đông đảo người dân sửdụng.Số lượng người dân sử dụng dịch vụ VTHKCC thấp đồng nghĩa vớihiệu quả hệ thống VTHKCC mang lại chưa cao. Trong bối cảnh đó, làm thếnào để nâng cao hiệu quả hoạt động VTHKCC nhằm thỏa mãn nhu cầu đilại của thị dân và đáp ứng được các mục tiêu phát triển bền vững kinh tế xãhội đô thị là vấn đề quan tâm hàng đầu của các Chính quyền đô thị.Từ những vấn đề cấp thiết đặt ra của thực tiễn cũng như yêu cầu phảihoàn thiện lý luận về hiệu quả hoạt động của VTHKCC, tác giả đã lựa chọnđề tài của luận án: Nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thốngVTHKCC trong các đô thị .2- MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁNHệ thống hóa, làm sáng tỏ và sâu sắc hơn cơ sở lý luận về hiệu quảhoạt động của hệ thống VTHKCC trong đô thị; Phân tích đánh giá thựctrạng hiệu quả hoạt động và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt4động của hệ thống VTHKCC bằng xe buýt cho Hà Nội, tập trung đi sâu cácgiải pháp về vận hành.3- ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨUĐối tượng nghiên cứu: Hiệu quả hoạt động của hệ thống VTHKCCbằng xe buýt.Phạm vi nghiên cứu: Về lĩnh vực nghiên cứu: Hệ thống VTHKCCbằng xe buýt và hiệu quả hoạt động của nó; Về không gian: Các đô thị đặcbiệt tại Việt Nam, cụ thể là Thủ đô Hà Nội; Về thời gian: Các số liệu thựctế luận án sử dụng để nghiên cứu đánh giá trong giai đoạn 2002-2012. Cácchỉ tiêu định hướng của Chính phủ cũng như của Thủ đô Hà Nội đến năm2020 và tầm nhìn đến năm 2030.4- Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA LUẬN ÁNVề mặt khoa học: Hệ thống hóa cơ sở lý luận; Phân tích các quanđiểm về hiệu quả, các chỉ tiêu đánh giá; Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quảhoạt động VTHKCC bằng xe buýt.Về mặt thực tiễn: Đánh giá hiệu quả hoạt động, những bất cập củahệ thống VTHKCC bằng xe buýt Hà Nội; Nghiên cứu đúc rút kinh nghiệmtừ các đô thị lớn trên thế giới; Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạtđộng VTHKCC bằng xe buýt.TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU1- Phân tích đánh giá các công trình nghiên cứu trong nướcCho đến nay những nghiên cứu về VTHKCC và hiệu quả VTHKCCở nước ta chủ yếu là từ các đề tài khoa học như: Chương trình khoa họccông nghệ KC10-02 và KHCN10-02 của Bộ GTVT do trường đại họcGTVT chủ trì. Một số dự án tài trợ của nước ngoài cũng có đề cập đến vấnđề này như: Dự án nghiên cứu hỗ trợ giao thông đô thị Việt Nam của SIDAnăm 1994; Quy hoạch tổng thể giao thông đô thị Hà Nội và Thành phố HồChí Minh do JICA tiến hành; Nghiên cứu chuẩn bị dự án phát triển GTĐTtại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh do Ngân hàng thế giới tiến hànhtrong giai đoạn 2004-2007... Bên cạnh đó cũng có một số luận án nghiêncứu về hiệu quả VTHKCC ở khía cạnh này hay khía cạnh khác.Nhìn ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: