Danh mục

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Năng lực đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh mới: trường hợp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo

Số trang: 27      Loại file: pdf      Dung lượng: 902.20 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (27 trang) 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luận án "Năng lực đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh mới: trường hợp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo" được hoàn thành với mục tiêu nhằm đánh giá thực trạng năng lực đổi mới sáng tạo (ĐMST) và tác động của các nhân tố đến năng lực ĐMST của doanh nghiệp chế biến, chế tạo, luận án đưa ra các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao năng lực ĐMST của doanh nghiệp chế biến, chế tạo trong bối cảnh mới.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Năng lực đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh mới: trường hợp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN THỊ TRANGNĂNG LỰC ĐỔI MỚI SÁNG TẠO CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH MỚI: TRƯỜNG HỢP NGÀNH CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN, CHẾ TẠO Ngành : Quản lý kinh tế Mã số : 9.34.04.10 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Hà Nội, 2023 Luận án được hoàn thành tại HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘINgười hướng dẫn khoa học: PGS.TS. BÙI QUANG TUẤN Phản biện 1: GS.TS. Ngô Thắng Lợi Phản biện 2: PGS.TS. Nguyễn Thị Bích Loan Phản biện 3: PGS.TS. Nguyễn Huy Hoàng Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp họp tại HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM Vào hồi:…ngày…tháng…năm 2023Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Quốc gia Việt Nam - Thư viện Học viện Khoa học Xã hội 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài luận án Lịch sử phát triển của các quốc gia trên thế giới đã chứng minh một trong cácgiải pháp phát triển bền vững đất nước, đó là tập trung vào việc tăng năng suất laođộng thông qua đổi mới sáng tạo, nhất là đối với các doanh nghiệp. Việc tăng trưởngkinh tế dựa vào nguồn tài nguyên sẵn có không thể duy trì lâu dài vì nguồn tàinguyên sẵn có dần cạn kiệt, còn đổi mới sáng tạo không bao giờ có giới hạn. Sosánh sự khác biệt về kết quả đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp giữa các quốc gia cóthể thấy, để thúc đẩy đổi mới sáng tạo, năng lực của doanh nghiệp là chưa đủ, màcần cả môi trường thể chế, cả các chính sách khuyến khích, cả hệ sinh thái đổi mớisáng tạo. Làm thế nào để thúc đẩy đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp? không chỉlà câu hỏi học thuật mà còn là mối quan tâm lớn của các nhà quản lý. Công nghiệpchế biến, chế tạo là ngành có ảnh hưởng lớn đến tăng trưởng toàn nền kinh tế củaViệt Nam. Công nghệ ngày càng phát triển, vòng đời của sản phẩm ngày càng ngắnhơn do có nhiều sản phẩm thay thế, đòi hỏi doanh nghiệp phải không ngừng đổimới. Chính vì vậy, nghiên cứu sinh đã chọn đề tài “Năng lực đổi mới sáng tạo củadoanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh mới: trường hợp ngành công nghiệp chếbiến, chế tạo” làm đề tài nghiên cứu cho luận án của mình nhằm đi sâu tìm hiểu nộidung này. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở đánh giá thực trạng năng lực đổi mới sáng tạo (ĐMST) và tác độngcủa các nhân tố đến năng lực ĐMST của doanh nghiệp chế biến, chế tạo, luận ánđưa ra các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao năng lực ĐMST của doanh nghiệp chếbiến, chế tạo trong bối cảnh mới. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện được mục tiêu tổng quát nêu trên, luận án đề ra các nhiệm vụnghiên cứu cụ thể như sau: + Tổng quan cơ sở lý luận về năng lực ĐMST của doanh nghiệp. + Nghiên cứu thực trạng năng lực ĐMST của doanh nghiệp chế biến chế, tạo ởViệt Nam. + Đánh giá ảnh hưởng của nhân tố bên ngoài và bên trong đến năng lực đổimới sáng tạo của doanh nghiệp chế biến, chế tạo bằng mô hình định lượng, trong đótập trung xem xét tác động của 4 yếu tố (thể chế, phong cách lãnh đạo, nguồn nhânlực và năng lực kết nối) tới năng lực ĐMST quy trình của doanh nghiệp chế biến,chế tạo. 2 + Đề xuất một số giải pháp và khuyến nghị chính sách nhằm thúc đẩy năng lựcĐMST trong các doanh nghiệp doanh nghiệp Việt Nam nói chung, doanh nghiệp chếbiến, chế tạo nói riêng trong bối cảnh mới. 2.3. Câu hỏi nghiên cứu Nghiên cứu này tập trung vào các câu hỏi chính sau đây: 1. Thực trạng năng lực đổi mới sáng tạo tại các doanh nghiệp chế biến, chế tạoở Việt Nam trong điều kiện hiện nay như thế nào? 2. Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tác động đến năng lực đổi mới sáng tạo nóichung, đổi mới sáng tạo quy trình nói riêng của doanh nghiệp chế biến, chế tạo ra sao? 3. Các giải pháp chính sách để nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo của doanhnghiệp chế biến, chế tạo trong bối cảnh mới là gì? 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài luận án - Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận án là năng lực ĐMSTcủa doanh nghiệp chế biến, chế tạo và các giải pháp nâng cao năng lực ĐMST củadoanh nghiệp chế biến, chế tạo trong bối cảnh mới. - Phạm vi nghiên cứu: + Phạm vi nghiên cứu về không gian: Luận án nghiên cứu các doanh nghiệpchế biến, chế tạo ở Việt Nam thuộc lớp ngành C (Công nghiệp chế biến, chế tạo) củaHệ thống ngành kinh tế Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg ngày 06/7/2018 của Thủ tướng Chính phủ và các chủ thể có liên quan bao gồmcả quản lý nhà nước. + Phạm vi nghiên cứu về thời gian: luận án xem xét thực trạng từ năm 2011đến năm 2020, các giải pháp đến năm 2030. + Phạm vi nghiên cứu về nội dung: Năng lực đổi mới sáng tạo của doanhnghiệp gồm 4 loại: năng lực đổi mới sáng tạo sản phẩm; đổi mới sáng tạo quy trình;đổi mới sáng tạo tổ chức; đổi mới sáng tạo marketing (OECD, 2005). Trong nghiêncứu này, tác giả tập trung xem xét thực trạng năng lực đổi mới sáng tạo sản phẩm vàđổi mới sáng tạo quy trình, đánh giá ảnh hưởng của các nhân tố đến năng lực đổimới sáng tạo quy trình của doanh nghiệp. 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án 4.1. Phương pháp luận Phương pháp luận xuyên suốt của luận án là duy vật lịch sử, xem xét năng lựcđổi mới sáng tạo của doanh nghiệp chế biến, chế tạo Việt Nam trong bối cảnh chungcủa nền kinh tế thời gian qua và có gắn kết chặt chẽ với thực trạng hoạt động và pháttriển của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các yếu tố tác động đến năng lựcđổi m ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: