Danh mục

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam

Số trang: 24      Loại file: pdf      Dung lượng: 732.43 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu nghiên cứu chính của luận án là xác định các yếu tố ảnh hưởng thu hút dòng vốn FDI vào Việt Nam và các yếu tố ảnh hưởng phân bố không gian vốn FDI giữa các địa phương tại Việt Nam. Sau đây là tóm tắt của luận án.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam --1-- PHẦN MỞ ĐẦU1. Đặt vấn đề nghiên cứu Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài bắt đầu vào Việt Nam từ năm1988, bước ngoặt này đã được coi là thành tựu của quá trình chuyển đổi từnền kinh tế kế hoạch tập trung sang nền kinh tế thị trường theo định hướngXHCN (Kokko et al., 2003). Sau khi cải cách kinh tế được thực hiện năm1986, dòng vốn FDI hàng năm vào Việt Nam đã tăng lên đáng kể, từ 341,7triệu USD năm 1988 đến năm 2013 ước tính tăng lên 22.352,2 triệu USD,mức tăng trưởng hàng năm trên 30% (Tổng cục Thống kê, 2014). Cao điểmquá trình thu hút lượng vốn này là năm 2008 với tổng vốn huy động trên71.000 triệu USD, tuy nhiên đã có sự sụt giảm nghiêm trọng từ năm 2009cho đến nay (từ số vốn đăng ký năm 2009 là 23.107,3 triệu USD đã giảmxuống còn 16.348 triệu USD năm 2012, giảm 29,3%). Mặc dù sự sụt giảmnày không nằm ngoài xu hướng chung của toàn cầu dưới tác động củakhủng hoảng kinh tế, nhưng nếu so sánh với khu vực ASEAN và TrungQuốc thì xu hướng dòng chảy ngược lại có sự gia tăng trong 4 năm qua.Điều này đã đặt ra các câu hỏi lớn: Các yếu tố nào ảnh hưởng thu hút dòngvốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam? Các yếu tố ảnh hưởng phânbố không gian vốn FDI giữa các địa phương tại Việt Nam là gì?. Với tầmquan trọng của dòng vốn FDI đối với tăng trưởng kinh tế, việc trả lời cáccâu hỏi này rất cần thiết nhằm đưa ra giải pháp phù hợp, từ đó tăng cườngthu hút hơn nữa dòng vốn FDI vào Việt Nam nói chung và tại các địaphương nói riêng trong thời gian tới. Với lý do trên tác giả đã lựa chọn vàthực hiện đề tài “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng thu hút dòng vốn đầutư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam” làm luận án tiến sĩ của mình.2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến nội dung luận án Liên quan đến nội dung nghiên cứu của luận án, trên cơ sở kết quả tổngquan của tác giả cho thấy hiện nay trên thế giới đã có rất nhiều nghiên cứucả về mặt lý thuyết cũng như thực nghiệm được thực hiện. Tuy vậy, vẫn cònkhá ít các nghiên cứu thực nghiệm về yếu tố ảnh hưởng thu hút và phân bốkhông gian vốn FDI tại Việt Nam. Về yếu tố ảnh hưởng thu hút vốn FDIvào Việt Nam, hầu hết trong các nghiên cứu được tổng kết các tác giả đã sử --2--dụng các biến đại diện và phương pháp nghiên cứu khác nhau sao cho phùhợp với cơ sở dữ liệu thống kê. Theo đó, kết quả tổng quan phân thành hainhóm liên quan đến nguồn dữ liệu thống kê sơ cấp và thứ cấp. Đại diện chonhóm thứ nhất liên quan đến dữ liệu thống kê sơ cấp có các nghiên cứu củaHafiz and Giroud (2004), Lei et al. (2011) và Nguyen et al. (2013). Ngượclại, các nghiên cứu khác của Parker et al. (2005), Hoang (2006), Hồ NhựtQuang (2010), Pham (2011), Nguyen (2011), Hoàng Chí Cương và cộng sự(2013) sử dụng dữ liệu thống kê thứ cấp. Đối với các yếu tố ảnh hưởngphân bố không gian vốn FDI giữa các địa phương tại Việt Nam, theo tìmhiểu của tác giả vì sự hạn về dữ liệu thống kê nên chỉ có 3 nghiên cứu điểnhình có liên quan là nghiên cứu của Meyer and Nguyen (2005), Nguyen etal. (2008) và Dinh (2009).3. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu chính của luận án là xác định các yếu tố ảnh hưởngthu hút dòng vốn FDI vào Việt Nam và các yếu tố ảnh hưởng phân bốkhông gian vốn FDI giữa các địa phương tại Việt Nam. Cụ thể luận án tậptrung trả lời 2 câu hỏi nghiên cứu chính sau: - Các yếu tố nào ảnh hưởng thu hút dòng vốn FDI vào Việt Nam? - Các yếu tố nào ảnh hưởng đến phân bố không gian vốn FDI giữa cácđịa phương tại Việt Nam?4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu chính của luận án là các yếu tố ảnh hưởng thu hútdòng vốn FDI vào Việt Nam và các yếu tố ảnh hưởng đến phân bố khônggian vốn FDI giữa các địa phương tại Việt Nam.4.2. Phạm vi nghiên cứu (1) Các số liệu về kết quả thu hút vốn FDI tại Việt Nam từ năm 1988đến năm 20131.1 Số liệu năm 2013 là số liệu sơ bộ --3-- (2) Kết quả phản hồi đánh giá của 171 doanh nghiệp FDI đối với môitrường đầu tư Việt Nam hiện nay (giai đoạn khảo sát 2012-2013). (3) Nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng thu hút dòng vốn FDI vào ViệtNam luận án đã sử dụng số liệu của 24 quốc gia đang phát triển thuộc khuvực Châu Á trong giai đoạn 2000-2012. (4) Cuối cùng, để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến phân bố khônggian vốn FDI tại Việt Nam, dữ liệu của 63 tỉnh/thành phố tại Việt Namtrong giai đoạn 2005-2013 đã được sử dụng.5. Phương pháp nghiên cứu - Để phản ánh đánh giá của các nhà đầu tư nước ngoài đối với môitrường đầu tư Việt Nam hiện nay phương pháp nghiên cứu định tính đãđược sử dụng. - Đối với nội dung phân tích các yếu tố ảnh hưởng thu hút FDI vào ViệtNam, với mục đích lựa chọn phương pháp ước lượng đạt kết quả kiểm định ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: