Danh mục

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu chuỗi giá trị sản phẩm rau an toàn tỉnh Thái Nguyên

Số trang: 26      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.56 MB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế "Nghiên cứu chuỗi giá trị sản phẩm rau an toàn tỉnh Thái Nguyên" nghiên cứu phân tích, đánh giá thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến chuỗi giá trị RAT tỉnh Thái Nguyên, đề xuất giải pháp phát triển chuỗi giá trị RAT nhằm phát triển nông nghiệp bền vững trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu chuỗi giá trị sản phẩm rau an toàn tỉnh Thái Nguyên ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊNTRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH NGUYỄN THỊ HƢƠNG NGHIÊN CỨU CHUỖI GIÁ TRỊ SẢN PHẨM RAU AN TOÀN TỈNH THÁI NGUYÊN Ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 9.31.01.10 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾNgười hướng dẫn khoa học: Hướng dẫn 1: TS. Trần Thị Minh Ngọc Hướng dẫn 2: TS. Nguyễn Thị Lan Anh THÁI NGUYÊN - 2023 Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Kinh tế & Quản trị tinh doanh, Đại học Thái Nguyên Người hướng dẫn khoa học: Hướng dẫn 1: TS. Trần Thị Minh Ngọc Hướng dẫn 2: TS. Nguyễn Thị Lan Anh Phản biện 1: .................................................................................................... Phản biện 2: .................................................................................................... Phản biện 3: ....................................................................................................Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp trường Họp tại: Trường Đại học Kinh tế & Quản trị tinh doanh Vào hồi ............... giờ ........... phút, ngày ........ tháng ..........năm 2023Có thể tìm hiểu Luận án tại: Thư viện Quốc gia Việt Nam Trung tâm Số, Đại học Thái Nguyên Thư viện Trường Đại học Kinh tế & Quản trị tinh doanh 1 MỞ ĐẦU1. Tính cấp thiết của đề tài Tỉnh Thái Nguyên là trung tâm của Vùng trung du và miền núi phía Bắc Việt Nam, có điềukiện tự nhiên – kinh tế xã hội khá thuận lợi cho sản xuất các loại rau. Diện tích gieo trồng rau cácloại của tỉnh hàng năm đạt trên 14.700 ha. Riêng năm 2021 là 14.849 ha rau các loại, sản lượng đạt267.913 tấn. Giá trị sản xuất rau ước đạt 1.600 tỷ đồng (theo giá hiện hành), chiếm 13% tổng giá trịsản xuất ngành trồng trọt (Cục Thống kê tỉnh Thái Nguyên, 2021). Theo kết quả nghiên cứu của Trần Khắc Thi và Trần Ngọc Hùng (2005) thì nhu cầu rauxanh của cơ thể mỗi người trong một ngày ước khoảng 250-300 gam tức tương đương với 90 - 108kg/năm. Theo số liệu của Cục thống kê Thái Nguyên, năm 2022 tỉnh có trên 1,3 triệu người thì nhucầu tiêu thụ rau xanh của người dân địa phương là rất lớn - khoảng trên 130 ngàn tấn/năm. Trongnhững năm gần đây, khi điều kiện thu nhập của người dân trong tỉnh tăng lên trong bối cảnh tìnhhình vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) chưa được đảm bảo do lạm dụng thuốc kích thích sinhtrưởng, hóa chất bảo vệ thực vật (BVTV), nguồn nước ô nhiễm (riêng năm 2020, cơ quan chứcnăng của ngành Nông nghiệp và PTNT đã lấy ngẫu nhiên 72 mẫu rau để phân tích, đánh giá, giámsát VSATTP đối với sản phẩm rau đã phát hiện 6 mẫu có dư lượng thuốc BVTV vượt ngưỡng chophép theo báo cáo Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Thái Nguyên, 2021) thì nhu cầu tiêu dùng sảnphẩm nông sản an toàn, đặc biệt là rau xanh – món ăn không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày, ngàycàng được người tiêu dùng đặc biệt quan tâm. Được chính quyền địa phương quan tâm thúc đẩy phát triển sản xuất rau an toàn (RAT),trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã hình thành một số vùng sản xuất rau tập trung với tổng diện tíchnăm 2021 là 2.176 ha (Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Thái Nguyên, 2021); trong sản xuất đã ápdụng các biện pháp kỹ thuật thâm canh, ứng dụng sản xuất an toàn như: chương trình phòng trừdịch hại tổng hợp (IPM), sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, hữu cơ,…, có 107 ha sản xuất an toàntheo tiêu chuẩn VietGAP được cấp chứng nhận, trong đó diện tích còn hiệu lực chứng nhậnVietGAP là 53,5 ha. Sản lượng rau được sản xuất an toàn đạt gần 4.500 tấn/năm (Sở Nông nghiệpvà PTNT tỉnh Thái Nguyên, 2021); hình thành và phát triển chuỗi giá trị sản phẩm RAT theophương pháp luận liên kết giá trị (ValueLinks) và đã thu được nhiều kết quả khả quan. Có thể nói,phát triển chuỗi giá trị chính là công cụ gia tăng giá trị cho sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, thời gian qua diện tích sản xuất RAT trên địa bàn tỉnh Thái nguyên còn nhỏ, sảnlượng RAT mới chiếm khoảng 1,8% tổng sản lượng rau của tỉnh. Sản xuất RAT trên địa bàn bàntỉnh vẫn gặp nhiều khó khăn do tình trạng sản xuất nhỏ lẻ, sự liên kết giữa các tác nhân trong chuỗigiá trị sản phẩm RAT chưa chặt chẽ, vấn đề chia sẻ lợi ích giữa các tác nhân chưa hài hòa, vấn đềxây dựng thương hiệu, truy xuất nguồn gốc của RAT còn hạn chế chưa đảm bảo niềm tin đối vớingười tiêu dùng... Làm thế nào để phát triển chuỗi giá trị sản phẩm RAT trên địa bàn tỉnh một cáchbền vững, từ đó nâng cao kết quả h ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: