Danh mục

Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu hoàn thiện quản lý hợp đồng bảo trì công trình đường bộ Việt Nam

Số trang: 27      Loại file: pdf      Dung lượng: 544.59 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luận án với mục tiêu hệ thống hóa, bổ sung và làm rõ cơ sở lý luận về hợp đồng bảo trì công trình đường bộ và tham khảo kinh nghiệm của các nước khác, đồng thời dựa vào kết quả phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý hợp đồng bảo trì công trình đường bộ tại Việt Nam, luận án đề xuất một số giải pháp hoàn thiện quản lý hợp đồng bảo trì công trình đường bộ Việt Nam.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu hoàn thiện quản lý hợp đồng bảo trì công trình đường bộ Việt Nam BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI BÙI THỊ NGỌC LANNGHIÊN CỨU HOÀN THIỆN QUẢN LÝ HỢP ĐỒNG BẢO TRÌ CÔNG TRÌNH ĐƯỜNG BỘ VIỆT NAM CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ XÂY DỰNG MÃ SỐ : 958.03.02 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ NỘI – 2020Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Giao thông vận tảiNgười hướng dẫn khoa học: 1. GS.TSKH Nghiêm Văn Dĩnh 2. TS. Nguyễn Quỳnh SangPhản biện 1:Phản biện 2:Phản biện 3:Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Trường họp tạiTrường Đại học Giao thông vận tảiVào hồi giờ ngày tháng nămCó thể tìm hiểu luận án tại:…………………………………………………………………………..………….…………………………………………………………………………..…………. 1 MỞ ĐẦU1. Tính cấp thiết của đề tài: Nhằm đảm bảo chiến lược quan trọng và lâu dài với mục đích kéo dài tuổi thọ các CTĐBthì công tác quản lý khai thác, bảo trì giữ vai trò rất quan trọng trong chiến lược quản lýCTĐB của quốc gia. Để đạt được mục đích này trong nhiều năm qua các chủ quản lý khaithác CTĐB đã áp dụng nhiều phương thức thực hiện khác nhau và đạt được những kết quảnhất định. Tuy nhiên, công tác quản lý hợp đồng bảo trì CTĐB hiện nay vẫn còn một số tồntại: (i)về phương thức lựa chọn đơn vị thực hiện bảo trì CTĐB còn lạc hậu, chưa thực hiệnđược xã hội hóa công tác bảo trì; (ii) công tác quản lý hợp đồng bảo trì CTĐB chậm đổimới; (iii) công tác quản lý hợp đồng bảo trì CTĐB đã được quan tâm nhưng chưa có các vănbản thống nhất và cụ thể quy định về việc quản lý hợp đồng bảo trì CTĐB; (iv) năng lực củađội ngũ cán bộ tham gia hoạt động đấu thầu chưa đồng đều giữa các đơn vị, giữa các cấpquản lý đường bộ (QLĐB); (v) các cơ quan QLĐB, các nhà thầu bảo trì chưa có nhiều kinhnghiệm nên còn khó khăn trong việc quản lý hợp đồng bảo trì CTĐB. Như vậy có thể thấy, công tác quản lý hợp đồng bảo trì CTĐB hiện nay đang còn nhiềutồn tại. Vấn đề đặt ra là phải nghiên cứu về quản lý hợp đồng bảo trì CTĐB nhằm tìm ra cácgiải pháp để khắc phục những tồn tại đó. Đây chính là một nhiệm vụ rất quan trọng cần tậptrung nhằm hoàn thiện quản lý hợp đồng bảo trì CTĐB tại Việt Nam. Với những lý lẽ đó, cóthể khẳng định đề tài Nghiên cứu hoàn thiện quản lý hợp đồng bảo trì công trìnhđường bộ Việt Nam có ý nghĩa quan trọng, cần thiết cả về lý luận và thực tiễn.2. Mục đích nghiên cứu của đề tài Hệ thống hóa, bổ sung và làm rõ cơ sở lý luận về hợp đồng bảo trì CTĐB và tham khảokinh nghiệm của các nước khác, đồng thời dựa vào kết quả phân tích, đánh giá thực trạngcông tác quản lý hợp đồng bảo trì CTĐB tại Việt Nam, luận án đề xuất một số giải pháphoàn thiện quản lý hợp đồng bảo trì CTĐB Việt Nam.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu3.1 Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài luận án là công tác quản lý hợp đồng bảo trì CTĐB doNhà nước quản lý tại Việt Nam đứng trên góc độ là Chủ quản lý khai thác CTĐB.3.2 Phạm vi nghiên cứu: - Về không gian nghiên cứu: Luận án giới hạn phạm vi nghiên cứu là thực trạng quản lýhợp đồng bảo trì công trình đường quốc lộ do Nhà nước quản lý tại Việt Nam. - Về thời gian nghiên cứu: Luận án chủ yếu nghiên cứu thực trạng quản lý hợp đồng bảotrì CTĐB thuộc đường quốc lộ do Nhà nước quản lý tại Việt Nam giai đoạn 2013 - 2018. - Về nội dung nghiên cứu: Tập trung nghiên cứu thực trạng quản lý hợp đồng bảo trìCTĐB trên hệ thống quốc lộ do Nhà nước quản lý. Đề xuất giải pháp hoàn thiện quản lýhợp đồng bảo trì CTĐB tại Việt Nam.4. Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn - Về mặt lý luận: Nghiên cứu dựa trên nền tảng lý luận của triết học Mác – Lê nin kết hợpvới vận dụng cơ chế quản lý và chính sách của Nhà nước trong hoạt động quản lý bảo trì 2CTĐB….., vận dụng tổng hợp các kiến thức khoa học quản lý, kinh tế và pháp luật có liênquan đến quản lý hợp đồng bảo trì CTĐB. - Về mặt thực tiễn: Nghiên cứu tình hình quản lý hợp đồng bảo trì CTĐB tại Việt Namgiai đoạn 2013 – 2018. Thực tiễn cho thấy có rất nhiều tồn tại cần giải quyết để hoàn thiệnhợp đồng bảo trì CTĐB, cụ thể là: (i) Nội dung, chất lượng HSMT tại thời điểm đấu thầu vàtài liệu hợp đồng tại thời điểm ký kết; (ii) Các điều khoản về chỉ dẫn và quyết định của hợpđồng bảo trì; (iii) Thủ tục đánh giá đối với các nội dung bảo trì đã được thỏa thuận tronghợp đồng; (iv) Chuẩn hóa quy trình thanh toán giai đoạn, kiểm tra công tác nghiệm thu …5. Phương pháp nghiên cứu5.1 Các phương pháp sử dụng Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây: Phương pháp kế thừa; Phươngpháp chuyên gia; Phương pháp điều tra bằng bảng câu hỏi; Phương pháp thống kê 5.2 Khảo sát đánh giá thực trạng quản lý hợp đồng bảo trì ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: