Danh mục

Tóm tắt Luận án tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu phát triển sản xuất dâu tằm bền vững tại tỉnh Thái Bình

Số trang: 27      Loại file: pdf      Dung lượng: 481.72 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (27 trang) 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luận án được nghiên cứu với mục tiêu nhằm hệ thống hóa và làm rõ được các vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển sản xuất dâu tằm bền vững. Đánh giá thực trạng phát triển, tính bền vững, chỉ ra những kết quả đạt được, những tồn tại, hạn chế và phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển sản xuất dâu tằm bền vững trên địa bàn tỉnh Thái Bình.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu phát triển sản xuất dâu tằm bền vững tại tỉnh Thái Bình HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM LÊ HỒNG VÂN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT DÂU TẰM BỀN VỮNG TẠI TỈNH THÁI BÌNH Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp Mã số: 9.62.01.15TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨNHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018Công trình hoàn thành tại: HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAMNgười hướng dẫn: 1. TS. NGUYỄN TẤT THẮNG 2. PGS.TS. TRẦN HỮU CƯỜNGPhản biện 1: GS. TS. Hoàng Ngọc Việt Trường Đại học Kinh tế Quốc dânPhản biện 2: PGS. TS. Phạm Bảo Dương Học viện Nông nghiệp Việt NamPhản biện 3: PGS. TS. Trần Quang Huy Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh, Đại học Thái NguyênLuận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp Học viện họp tại: Học viện Nông nghiệp Việt Nam Vào hồi giờ, ngày tháng năm 2018Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: - Thư viện Quốc gia Việt Nam - Trung tâm Thông tin - Thư viện Lương Định Của, Học viện Nông nghiệp Việt Nam PHẦN 1. MỞ ĐẦU1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Trồng dâu, nuôi tằm là một nghề truyền thống đã đi cùng với đất nước trongsuốt chiều dài lịch sử và gắn liền với người nông dân Việt nam, nhất là ở vùngĐồng bằng sông Hồng. Sản xuất dâu tằm có bộ mặt hoàn toàn khác biệt với các hoạtđộng nông nghiệp khác. Nó vừa mang đặc điểm của trồng trọt vừa có đặc điểm củachăn nuôi, vừa kết hợp với công nghiệp chế biến. Trải qua hàng ngàn năm sản xuấtdâu tằm có ý nghĩa xã hội rất sâu sắc và mang đậm tính nhân văn. Thái Bình là một tỉnh đồng bằng, địa hình bằng phẳng. Điều kiện tự nhiên, xãhội tương đối thuận lợi cho sản xuất dâu tằm. Hiện nay, Thái Bình có tổng diện tíchdâu là 406,5 ha. Sản xuất dâu tằm đem lại việc làm, thu nhập cho 2.905 hộ dân. Năm2015, Thái Bình sản xuất được 857 tấn kén; năng suất kén tằm đạt 2.108 kg/ha dâu,giá trị sản xuất dâu tằm đạt 81,84 tỷ đồng. Sản xuất dâu tằm đã khai thác tốt tiềmnăng sẵn có của địa phương và góp phần phát triển kinh tế xã hội của Tỉnh. Tuy nhiên, sản xuất dâu tằm tỉnh Thái Bình luôn biến động và phát triểnkhông bền vững. Thời kỳ phong kiến, với 2.000ha dâu, sản phẩm của nghề đã đápứng hầu như toàn bộ nhu cầu mặc từ áo the, quần đũi cho đến gấm vóc lụa là. Giaiđoạn Pháp thuộc, dâu tằm sa sút nhanh chóng, có lúc chỉ còn 650ha. Sau 1954, sảnxuất phát triển nhanh, diện tích dâu đạt gần 1.500ha. Từ năm 1985, dâu tằm lại giảmdần. Trong 10 năm gần đây, diện tích dâu đã giảm tới 65,1%. Mặc dù là nghề truyền thống nhưng sản xuất dâu tằm như bị quên lãng và gặpphải nhiều khó khăn như: sản xuất nhỏ lẻ cả về quy mô diện tích, đầu tư cơ sở vật chấtcũng như trang bị kỹ thuật. Xu thế công nghiệp hóa và hiện đại hóa ngày càng mạnh mẽnhưng sản xuất dâu tằm vẫn nặng tính thủ công và được thực hiện hoàn toàn tại các nônghộ theo kiểu mạnh ai nấy làm. Việc mở rộng quy mô hoặc liên kết giữa các hộ để sửdụng hiệu quả hơn các yếu tố sản xuất gặp rất nhiều trở ngại. Vì vậy, sản xuất kém pháttriển và thiếu bền vững, rất cần quan tâm nghiên cứu. Từ trước đến nay đã có một số nghiên cứu về sản xuất dâu tằm nhưng mới chỉtập trung làm rõ những vấn đề cụ thể về sản xuất, về các biện pháp kỹ thuật, hay chỉđánh giá về kết quả, hiệu quả kinh tế mà chưa có nghiên cứu nào đi sâu về phát triểnsản xuất, để thấy được thuận lợi, khó khăn, giải pháp thúc đẩy phát triển sản xuấtdâu tằm bền vững và từng bước khắc phục tình trạng kém phát triển, thiếu bền vữngmà Thái Bình lâu nay chưa giải quyết được.1.2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI1.2.1. Mục tiêu chung Đánh giá thực trạng phát triển, mức độ bền vững sản xuất dâu tằm trên địa bàntỉnh Thái Bình, phân tích các yếu tố ảnh hưởng. Trên cơ sở đó, đề xuất một số giảipháp chủ yếu nhằm phát triển sản xuất dâu tằm bền vững tại tỉnh Thái Bình trong thờigian tới. 11.2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa và làm rõ được các vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển sảnxuất dâu tằm bền vững. - Đánh giá thực trạng phát triển, tính bền vững, chỉ ra những kết quả đạt được,những tồn tại, hạn chế và phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển sảnxuất dâu tằm bền vững trên địa bàn tỉnh Thái Bình. - Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển sản xuất dâu tằm bền vữngtại tỉnh Thái Bình trong thời gian tới.1.2.3. Câu hỏi nghiên cứu 1) Khái niệm, vị trí vai trò, đặc điểm, nội dung và các tiêu chí đánh giá pháttriển sản xuất dâu tằm bền vững là gì? 2) Những bài học kinh nghiệm nào từ thực tiễn trong và ngoài nước có thể ápdụng cho tỉnh Thái Bình? 3) Thực trạng phát triển sản xuất dâu tằm tỉnh Thái Bình như thế nào? mức độbền vữ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: