Danh mục

Tóm tắt luận án tiến sĩ Kinh tế nông nghiệp: Đẩy mạnh cơ giới hóa nông nghiệp tỉnh Hà Tĩnh

Số trang: 24      Loại file: pdf      Dung lượng: 0.00 B      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (24 trang) 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu của luận án là hệ thống hóa và làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về CGHNN, đánh giá thực trạng CGHNN ở tỉnh Hà Tĩnh, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ CGHNN và đánh giá tác động của cơ giới hóa đến kết quả và hiệu quả sản xuất nông nghiệp ở tỉnh Hà Tĩnh, đề xuất giải pháp đẩy mạnh CGHNN tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020 và tầm hìn đến năm 2030.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt luận án tiến sĩ Kinh tế nông nghiệp: Đẩy mạnh cơ giới hóa nông nghiệp tỉnh Hà TĩnhPHẦN IĐẶT VẤN ĐỀ1. Tính cấp thiết của đề tàiỞ khu vực Bắc Trung Bộ, Hà Tĩnh là một trong những địa phương sớm thực hiệnchính sách đẩy mạnh cơ giới hóa nông nghiệp (CGHNN) nhằm thúc đẩy nhanh quá trìnhchuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với phân công lại lao động ở khu vực nông thôn. Điều nàyđược thể hiện qua việc ban hành“Đề án áp dụng CGHNN đến năm 2015, định hướng đếnnăm 2020”; Chính sách cơ giới hóa theo Nghị quyết 90/2014/NQ-HĐND và Nghị quyết157/2015/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Tĩnh. Sự ra đời của các chính sách nàyđã tạo ra những chuyển biến tích cực trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp của tỉnh Hà Tĩnh;nhiều khâu sản xuất có tính chất nặng nhọc đã được thực hiện bằng các loại máy móc vàphương tiện cơ giới như làm đất, thu hoạch và vận chuyển nông sản, góp phần tăng năng suấtlao động và giảm tốt thất sau thu hoạch. Tính đến cuối năm 2015, ở Hà Tĩnh có khoảng 9.164máy kéo các loại và có thể đảm nhận trong khâu làm đất khoảng 38.000ha, chiếm 45% diệntích sản xuất nông nghiệp; mức độ trang bị động lực bình quân trong sản xuất nông nghiệp ởtỉnh Hà Tĩnh là 132,81CV/ha đất trồng cây hàng năm.Tuy nhiên, so với nhiều địa phương khác trong cả nước, mức độ CGHNN ở tỉnh HàTĩnh hiện vẫn còn thấp, nhiều khâu sản xuất vẫn chưa áp dụng cơ giới (gieo cấy, bảo vệthực vật, bảo quản nông sản,...); việc áp dụng cơ giới hóa không đồng đều giữa các địaphương trong tỉnh. Đặc biệt, sự manh mún về đất canh tác, hệ thống giao thông nội đồngcòn lạc hậu, cũng như thiếu vốn là nguyên nhân chính hạn chế việc áp dụng cơ giới trongsản xuất nông nghiệp.Xuất phát từ thực tiễn đó, chúng tôi chọn đề tài: “Đẩy mạnh cơ giới hóa nôngnghiệp tỉnh Hà Tĩnh” làm Luận án tiến sỹ kinh tế.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài2.1. Mục tiêu chungNghiên cứu, phân tích và đánh giá thực trạng áp dụng cơ giới hóa trong sản xuấtnông nghiệp ở tỉnh Hà Tĩnh; trên cơ sở đó đề xuất giải pháp nhằm đẩy mạnh quá trìnhCGHNN ở địa bàn nghiên cứu.2.2. Mục tiêu cụ thể1) Hệ thống hóa và làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về CGHNN;2) Đánh giá thực trạng CGHNN ở tỉnh Hà Tĩnh;3) Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ CGHNN và đánh giá tác động của cơgiới hóa đến kết quả và hiệu quả sản xuất nông nghiệp ở tỉnh Hà Tĩnh;4) Đề xuất giải pháp đẩy mạnh CGHNN tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020 và tầm hìn đếnnăm 2030.3. Câu hỏi nghiên cứuNghiên cứu này được tiến hành nhằm trả lời các câu hỏi: Nội hàm lý luận về nghiêncứu đẩy mạnh CGHNN cần được tiếp cận dưới các góc độ nào? Tình hình thực hiệnCGHNN ở tỉnh Hà Tĩnh ra sao? Đâu là các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ CGHNN? Ảnh1hưởng của CGHNN đến hiệu quả sản xuất nông nghiệp như thế nào? Kết quả, hạn chế (khókhăn) và những vấn đề đặt ra đối với đẩy mạnh CGHNN ở địa bàn nghiên cứu là gì? Giảipháp nào để đẩy mạnh CGHNN hiệu quả và bền vững ở Hà Tĩnh?4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu4.1. Đối tượng nghiên cứuLà những vấn đề kinh tế - quản lý về CGHNN theo nghĩa rộng (bao gồm sản xuấtnông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản); khảo sát chuyên sâu cơ giới hóa sản xuất lúa - câytrồng đang được áp dụng cơ giới phổ biến nhất, đồng bộ nhất và cũng là yêu cầu bức thiếtnhất trên địa bàn nghiên cứu.4.2. Phạm vi nghiên cứu- Phạm vi không gian: CGHNN trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh; đồng thời chọn 3 huyệnđại diện cho vùng chuyên canh lúa của tỉnh, mỗi huyện chọn 3 xã có mức độ cơ giới hóa caođể khảo sát chuyên sâu các đối tượng (hộ trồng lúa) áp dụng cơ giới hóa.- Phạm vi thời gian: Nghiên cứu thực trạng giai đoạn 2011-2015 và đề xuất giải phápđến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.- Phạm vi nội dung: Nội dung nghiên cứu chủ yếu của luận án là làm rõ nội hàm lýluận nghiên cứu đẩy mạnh CGHNN; cơ sở hạ tầng nông thôn, nông nghiệp phục vụCGHNN; tiến trình thực hiện CGHNN; tác động của chính sách và thị trường đến đẩy mạnhCGHNN; hiệu quả thực hiện CGHNN; các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ cơ giới hóa và tácđộng của cơ giới hóa đến hiệu quả kỹ thuật sản xuất lúa; giải pháp đẩy mạnh CGHNN.5. Những đóng góp mới của luận án- Luận án đã làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về CGHNN, các yếu tố ảnh hưởng đếnCGHNN. Trên cơ sở đó, xác định các nội dung nghiên cứu đẩy mạnh CGHNN; lựa chọncách tiếp cận, xây dựng khung phân tích và hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu phù hợp.- Phân tích, đánh giá toàn diện thực trạng thực hiện CGHNN ở tỉnh Hà Tĩnh giaiđoạn 2011 – 2015: các điều kiện để đẩy mạnh CGHNN; trang bị động lực, mức độ và hiệuquả CGHNN (trọng tâm phân tích là cơ giới hóa sản xuất lúa). Làm rõ vấn đề các hình thứctổ chức sản xuất áp dụng CGHNN; thị trường máy nông nghiệp và thị trường dịch vụ cơgiới; các chính sách lớn của tỉnh nhằm đẩy mạnh CGHNN.- Xác định các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến mức độ CGHNN đối với cây lúa; đánh giátác động của CGHNN đến hiệu quả kỹ thuật sản xuất lúa của các nông hộ.- Đánh các kết quả đạt được, hạn chế và những vấn đề đặt ra đối với đẩy mạnhCGHNN; đề ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: