Danh mục

Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế Nông nghiệp: Giải pháp phát triển sản xuất cam theo hướng hàng hóa ở tỉnh Tuyên Quang

Số trang: 27      Loại file: pdf      Dung lượng: 476.44 KB      Lượt xem: 4      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (27 trang) 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luận án đánh giá thực trạng giải pháp và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất cam theo hướng hàng hóa ở tỉnh Tuyên Quang, từ đó đề xuất những giải pháp phù hợp nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất cam theo hướng hàng hóa ở tỉnh Tuyên Quang trong thời gian tới.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế Nông nghiệp: Giải pháp phát triển sản xuất cam theo hướng hàng hóa ở tỉnh Tuyên Quang HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM TRẦN THỊ DIÊN GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CAMTHEO HƢỚNG HÀNG HÓA Ở TỈNH TUYÊN QUANG Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp Mã số: 9.62.01.15 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÀ NỘI - 2020Công trình hoàn thành tại: HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAMNgười hướng dẫn: PGS.TS. NGUYỄN MẬU DŨNGPhản biện 1: PGS.TS. BÙI VĂN HUYỀN Viện Kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí MinhPhản biện 2: PGS.TS. TRẦN QUANG HUY Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh Đại học Thái NguyênPhản biện 3: TS. NGUYỄN CÔNG TIỆP Học viện Nông nghiệp Việt NamLuận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp Học việnHọp tại: Học viện Nông nghiệp Việt NamVào hồi giờ, ngày tháng năm 2020Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: - Thư viện Quốc gia Việt Nam - Trung tâm Thông tin - Thư viện Lương Định Của, Học viện Nông nghiệp Việt Nam PHẦN 1. MỞ ĐẦU1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Đối với mỗi quốc gia, sản xuất hàng hoá luôn giữ vị trí quan trọng, vì vậy giải pháp pháttriển sản xuất hàng hóa luôn là mối quan tâm của mọi quốc gia, lãnh thổ, ngành sản xuất.Trong khi lý luận về phát triển sản xuất được đề cập khá rộng rãi trong các nghiên cứu kinhtế như FAO (1990), Gunnar (1989), Dudley (1997), Patrick et al., (2011), Tomislav (2018),lý luận về giải pháp phát triển sản xuất một ngành nông nghiệp cụ thể theo hướng hàng hóacòn thiếu vắng. Các nghiên cứu về phát triển sản xuất thường được tiếp cận theo hướng giatăng về số lượng và chất lượng sản phẩm, rất ít nghiên cứu lý luận tiếp cận giải pháp pháttriển sản xuất theo hướng hàng hóa cho một nông sản cụ thể. Việt Nam là một nước nông nghiệp có xuất phát điểm thấp với 64,9 % dân số sống ởnông thôn và 43,3 % lao động nông nghiệp (Tổng cục Thống kê, 2017), nhưng có nhữngđiều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội cho phép nước ta phát triển một nền nông nghiệp nhiệtđới, nền nông nghiệp hiện đại sản xuất hàng hóa. Trong những năm qua, Việt Nam cũng đãcó những định hướng và giải pháp phát triển nền sản xuất nông nghiệp theo hướng hànghóa nhằm tạo ra nhiều nông sản có giá trị đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩutrong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, sản xuất nông sản hàng hóa ở Việt Namcòn gặp nhiều khó khăn: sản xuất mang tính tự phát, quy mô diện tích đất sản xuất nôngnghiệp manh mún, chưa có sự kết hợp hiệu quả giữa nông dân và doanh nghiệp trong chếbiến và tiêu thụ. Sản lượng nông sản hàng hóa không nhiều. Cơ sở vật chất kỹ thuật, khoahọc công nghệ sản xuất và chế biến, trình độ tổ chức quản lý, kinh nghiệm thường trườngcòn nhiều hạn chế (Văn phòng TW Đảng, 2016). Vì vậy, đang đặt ra rất nhiều vấn đề cầnphải giải quyết để có thể phát triển một nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa ở Việt Nam. Chỉcó phát triển nền nông nghiệp hàng hóa có hiệu quả, đạt năng suất cao, chất lượng tốt,chủng loại hàng hóa phong phú, khai thác được lợi thế cạnh tranh của vùng miền thì mới cảithiện được đời sống của dân cư nông thôn. Tuyên Quang là một tỉnh miền núi phía Bắc của Việt Nam, có nền kinh tế nông - lâmnghiệp chiếm ưu thế. Tỉnh có các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội thuận lợi và thích hợpcho việc phát triển sản xuất một số nông sản theo hướng sản xuất hàng hóa, đặc biệt là câycam. Cam là loại cây ăn quả được trồng từ nhiều đời nay và là một trong những loại câytrồng thế mạnh của tỉnh, có giá trị kinh tế cao, mang lại nguồn thu nhập cao cho người dân,giúp xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn (Hoàng Thanh Vân,2015). Đến năm 2017, diện tích cam của toàn tỉnh đạt 8.331 ha trong đó diện tích cam sànhchiếm 96%, với hơn 4 nghìn hộ trồng cam. Diện tích cam cho thu hoạch là 4.926 ha, năngsuất bình quân đạt 13,7 tấn/ha, sản lượng đạt 67.486 tấn, trị giá đạt trên 630 tỷ đồng, diệntích cam trồng mới chưa cho thu hoạch là 3.400 ha (Cục Thống kê tỉnh Tuyên Quang,2018). Tỉnh Tuyên Quang đã triển khai thực hiện một số giải pháp phát triển sản xuất camtheo hướng hàng hóa như: chính sách và quy hoạch phát triển vùng sản xuất cam tập trung;hỗ trợ sản xuất hàng hóa; xây dựng Đề án phát triển vùng sản xuất cam tỉnh Tuyên Quanggiai đoạn 2014-2020; triển khai thực hiện một số dự án như: Cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầngphát triển vùng trồng cam sành Hàm Yên; Phát triển chuỗi giá trị cam Hàm Yên; Xây dựng 1chợ đầu mối cam sành tại huyện Hàm Yên; Quy hoạch sử dụng đất trồng cam đến năm2020, định hướng đến năm 2030. Tuy nhiên, các giải pháp đã triển khai chưa đầy đủ vàđồng bộ, cần thiết phải bổ sung, hoàn thiện. Các hoạt động hỗ trợ của Đề án phát triểnvùng sản xuất cam tậ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: