Danh mục

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế nông nghiệp: Phát triển chăn nuôi vịt biển tại vùng ven biển đồng bằng sông Hồng

Số trang: 27      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.02 MB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (27 trang) 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế nông nghiệp "Phát triển chăn nuôi vịt biển tại vùng ven biển đồng bằng sông Hồng" được nghiên cứu với mục tiêu: Đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi vịt biển tại vùng ven biển Đồng bằng sông Hồng; từ đó đề xuất hệ thống giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy phát triển chăn nuôi vịt biển tại vùng ven biển Đồng bằng sông Hồng.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế nông nghiệp: Phát triển chăn nuôi vịt biển tại vùng ven biển đồng bằng sông Hồng HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM ¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯ NGUYỄN VĂN TUẤN PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI VỊT BIỂNTẠI CÁC TỈNH VEN BIỂN ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG Ngành: Kinh tế nông nghiệp Mã số: 9 62 01 15 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2024 1 Công trình hoàn thành tại: HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAMNgười hướng dẫn: TS. Nguyễn Công Tiệp TS. Nguyễn Quốc ChỉnhPhản biện 1: GS.TS. Hoàng Ngọc Việt Hội Khoa học Kinh tế Việt NamPhản biện 2: PGS.TS. Phạm Văn Hùng Học viện Nông nghiệp Việt NamPhản biện 3: TS. Nguyễn Quốc Oánh Trường Cán bộ Quản lý Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 1 Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp Học viện họp tại: Học viện Nông nghiệp Việt Nam Vào hồi giờ, ngày tháng năm 2024 Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: - Thư viện Quốc gia Việt Nam - Trung tâm Thông tin, Thư viện Lương Định Của, Học viện Nông nghiệp Việt Nam 2 PHẦN 1. MỞ ĐẦU1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Việt Nam là một trong những quốc gia có tổng đàn gia cầm lớn nhất thế giới vàđàn thuỷ cầm lớn thứ hai thế giới. Chiến lược phát triển chăn nuôi Việt Nam giai đoạn2021 - 2030 và tầm nhìn 2045 hướng tới: “Tổng đàn thủy cầm có mặt thường xuyêntừ 100 đến 120 triệu con, trong đó khoảng 40% được nuôi theo phương thức côngnghiệp” (Thủ tướng Chính phủ, 2020). Năm 2014, tại Việt Nam, giống vịt biển 15Đại Xuyên - giống vịt biển duy nhất tính tới hiện nay được chọn tạo thành công vàbắt đầu tiến hành chăn nuôi ở một số địa phương ven biển. Tuy chăn nuôi vịt biểnmới bắt đầu nhưng đã khẳng định được tính đa dạng cao, phát triển được ở nhiều vùngmiền, có lợi thế cạnh tranh, phù hợp với tái cơ cấu chăn nuôi và được lựa chọn đểthích ứng với biến đổi khí hậu không chỉ ở các địa phương ven biển và hải đảo. Đồng bằng sông Hồng có một vùng biển lớn, kéo dài từ Quảng Ninh đến NinhBình, với đường bờ biển dài 400 km. Vùng ven biển Đồng bằng sông Hồng bao gồm:các bãi triều, cửa sông – chủ yếu là môi trường nước mặn lợ và nhiều phù sa…; Là môitrường thuận lợi cho nuôi trồng thuỷ hải sản, đặc biệt chăn nuôi vịt biển (Hồng KhánhTú, 2021). Các địa phương tại đây đã hỗ trợ thực hiện mô hình thí điểm chăn nuôi vịtbiển và bước đầu mang lại kết quả và hiệu quả kinh tế - xã hội – môi trường. Tuy nhiên,vịt biển là giống mới nên nguồn cung con giống còn hạn chế; diễn biến dịch bệnh vàthiên tai bất thường; thị trường tiêu thị sản phẩm vịt biển chưa mở rộng; hoạt động hìnhthành và phát triển chuỗi giá trị vịt biển để có thể nâng cao giá trị gia tăng cho các cơsở chăn nuôi vịt biển còn giới hạn… Cần phải đi tìm câu trả lời cho các câu hỏi sau: (i) Thực trạng phát triển chăn nuôivịt biển tại vùng ven biển Đồng bằng sông Hồng diễn ra như thế nào về quy mô nuôi,phương thức nuôi, liên kết sản xuất - tiêu thụ, kết quả và hiệu quả kinh tế? (ii) Nhữngyếu tố nào ảnh hưởng tới phát triển chăn nuôi vịt biển tại vùng ven biển Đồng bằngsông Hồng? (iii) Cần những giải pháp nào để thúc đẩy phát triển chăn nuôi vịt biển tạivùng ven biển Đồng bằng sông Hồng trong thời gian tới nhằm thích ứng với biến đổikhí hậu?Xuất phát từ lý do đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Phát triển chăn nuôi vịtbiển tại vùng ven biển Đồng bằng sông Hồng”.1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU1.2.1. Mục tiêu chung Đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi vịtbiển tại vùng ven biển Đồng bằng sông Hồng; từ đó đề xuất hệ thống giải pháp chủ yếunhằm thúc đẩy phát triển chăn nuôi vịt biển tại vùng ven biển Đồng bằng sông Hồng.1.2.2. Mục tiêu cụ thể Luận giải và làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển chăn nuôi vịt biển; Đánh giá thực trạng phát triển chăn nuôi vịt biển tại vùng ven biển Đồng bằngsông Hồng giai đoạn 2018 - 2022; Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi biển tại vùng ven biểnĐồng bằng sông Hồng; 1 Đề xuất hệ thống giải pháp thúc đẩy phát triển chăn nuôi vịt biển tại vùng venbiển Đồng bằng sông Hồng trong thời gian tới.1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU1.3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triểnchăn nuôi vịt biển tại vùng ven biển.1.3.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nội dung: Nghiên cứu tập trung vào phát triển chăn nuôi vịt biển thươngphẩm lấy thịt. Cụ thể: Đánh giá phát triển theo quy mô nuôi, phương thức nuôi, liênkết, kết quả và hiệu quả chăn nuôi; Phân tích ảnh hưởng của chính sách, nguồn lực củacác cơ sở nuôi, hệ thống hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp cấp cơ sở và thị trườngtới phát triển chăn nuôi vịt biển; Đề xuất giải pháp kinh tế - kỹ thuật phát triển chănnuôi vịt biển tại vùng ven biển. Phạm vi thời gian: Số liệu thứ cấp được thu thập trong giai đoạn 2018 - 2022; sốliệu sơ cấp được thu thập trong năm 2018 và 2022. Phạm vi không gian: Đề tài nghiên cứu tại vùng ven biển Đồng bằng sông Hồng,bao gồm: vùng ven biển của Hải Phòng, Thái Bình và Ninh Bình.1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN Về lý luận, luận án đã luận giải và phát triển thêm lý luận về phát triển chăn nuôivịt biển tại vùng ven biển. Nghiên cứu đã chỉ ra phát triển chăn nuôi vịt biển bao gồm:phát triển theo quy mô đàn, phương thức chăn nuôi, thông qua thúc đẩy liên kết sảnxuất - tiêu thụ sản phẩm... Cùng với đó, đánh giá kết quả và hiệu quả kinh tế - kỹ thuậttrong chăn nuôi vịt biển để có căn cứ đề xuất định hướng phát triển chăn nuôi vịt biểntại vùng ven biển trong tương lai. Về phương pháp, nghiên cứu thực hiện khả ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: