Danh mục

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế Nông nghiệp: Phát triển rừng trồng gỗ lớn trên địa bàn tỉnh Quảng Trị

Số trang: 23      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.33 MB      Lượt xem: 3      Lượt tải: 0    
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế Nông nghiệp "Phát triển rừng trồng gỗ lớn trên địa bàn tỉnh Quảng Trị" được nghiên cứu với mục tiêu: Đánh giá thực trạng phát triển rừng trồng gỗ lớn trên địa bàn tỉnh Quảng Trị; Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển rừng trồng gỗ lớn trên địa bàn tỉnh Quảng Trị; Đề xuất một số giải pháp góp phần phát triển rừng trồng gỗ lớn trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế Nông nghiệp: Phát triển rừng trồng gỗ lớn trên địa bàn tỉnh Quảng TrịBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP Võ Thị Hải Hiền PHÁT TRIỂN RỪNG TRỒNG GỖ LỚN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp Mã số: 9620115 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH KINH TẾ HÀ NỘI, NĂM 2024 1 MỞ ĐẦU1.1. Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam là một nước có tiềm năng lớn về ngành lâm nghiệp. Cuộc sống của đại bộ phận ngườidân ở vùng núi rất gắn bó với rừng, nhưng trình độ quản lý rừng chưa cao nên mặc dù đã có nhiều dấuhiệu tích cực về trồng và bảo vệ rừng từ sự quan tâm của Đảng và nhà nước, song kinh tế rừng vẫn cònthấp, chưa đáp ứng mong đợi của người trồng rừng cũng như nền kinh tế đất nước. Việt Nam vẫn phảiđổi mặt với các thách thức lớn; Một là, nguồn cung gỗ từ rừng trồng trong nước chưa đáp ứng đủ cầu gỗnguyên liệu cho chế biến; Hai là, tỷ trọng gỗ lớn thấp, thiếu gỗ chất lượng cao; Ba là, gỗ từ rừng trồngtrong nước chưa đáp ứng đầy đủ các yêu cầu kiểm soát nguồn gốc gỗ hợp pháp. Mỗi năm Việt Nam nhập khẩu khoảng 1,5 – 2 triệu m3 gỗ tròn và gỗ xẻ có nguồn gốc từ các quốcgia nhiệt đới, là nguồn gỗ có nguy cơ rủi ro về pháp lý, chiếm 30 - 40% tổng lượng gỗ nguyên liệu nhậpkhẩu. Điều đó không chỉ ảnh hưởng tiêu cực đến hình ảnh ngành gỗ Việt mà làm giảm mất cơ hội trongviệc sử dụng nguồn gỗ rừng trồng trong nước có nguồn gốc của các nông hộ. Thực tế, Việt Nam tiêu thụgỗ nguyên liệu khoảng 32 triệu m3/năm, mà nguồn cung trong nước chỉ giới hạn khoảng 2 triệu m3/năm.Điều này cho thấy, Việt Nam hàng năm vẫn phải nhập khẩu gỗ nguyên liệu. Đặc biệt, gỗ tròn và gỗ xẻnhập khẩu đều là gỗ có quy cách lớn, chất lượng cao trong nguồn cung trong nước chưa đủ khả năng đápứng nội địa. Trong bối cảnh hiện nay, sự cạnh tranh gay gắt về nguyên liệu khi Trung Quốc, Lào và Campuchiađóng cửa rừng tự nhiên, cùng với việc giá gỗ nguyên liệu từ Châu Phi tăng cao, việc tìm kiếm nguồn gỗtrở nên khó khăn hơn. Đối với Việt Nam, việc thực hiện chiến lược ứng phó với biến đổi khí hậu và tiếptục duy trì đóng cửa rừng tự nhiên ít nhất đến năm 2030, rừng đặc dụng, phòng hộ (khoảng 7 triệu ha)phải giữ nguyên, 4 triệu ha rừng phòng hộ cần phục hồi. Tổng diện tích rừng sản xuất có thể khai khácchỉ còn khoảng 4 triệu ha. Như vậy, vấn đề phát triển rừng trồng sản xuất nói chung, rừng trồng gỗ lớnđược đặt ra thật sự cần thiết. Quảng Trị là tỉnh có nhiều lợi thế và tiềm năng trồng rừng kinh doanh. Tuy diện tích rừng trồngcủa Tỉnh tăng hàng năm, nhưng năng suất và chất lượng rừng còn thấp, thu nhập do rừng mang lại chưacao. Giá cả thị trường và việc thu mua không ổn định gây nên sự chèn ép, cạnh tranh làm ảnh hưởng đếnkinh tế của chủ rừng. Ngoài ra, khí hậu của Tỉnh chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc kèm theo mưanên dễ gây lũ lụt. Nếu phát triển rừng gỗ lớn, gỗ có giá trị kinh tế cao thay cho việc trồng rừng nguyênliệu gỗ nhỏ trồng với chu kỳ ngắn hiện nay để thay đổi cách trồng rừng manh mún, nhỏ lẻ, giảm biến đổikhí hậu, hạn chế khắc phục được bão lũ thiên tai xảy ra. Quảng Trị đã thực hiện thành công nhiều mô hình chuyển đổi trồng rừng gỗ nhỏ sang trồng rừngkinh doanh gỗ lớn có chứng chỉ FSC. Nhờ vậy, Quảng Trị được đánh giá là một trong những tỉnh đầu tiêntại Việt nam được cấp chứng nhận quản lý rừng bền vững theo tiêu chuẩn FSC cho các tổ chức, mô hìnhnhóm hộ gia đình. Những năm qua, các chủ rừng trên địa bàn Tỉnh đã trồng rừng kinh doanh thành côngtrên đất rừng được giao và cũng đã bước đầu thực hiện trồng mới và chuyển đổi sang trồng rừng gỗ lớn 2đối với loài cây Keo lai là chủ đạo, chu kỳ kinh doanh 10 - 12 năm và được sơ bộ đánh giá hiệu quả kinhtế cao. Trước xu hướng phát triển trồng rừng gỗ lớn đang đặt ra, Tôi thực hiện nghiên cứu luận án với tênđề tài: “Phát triển rừng trồng gỗ lớn trên địa bàn tỉnh Quảng Trị ” là thực sự có ý nghĩa về cả lý luậnvà thực tiễn.1.2. Mục tiêu nghiên cứu1.2.1. Mục tiêu tổng quát Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng phát triển rừng trồng gỗ lớn, đề xuất một số giải pháp góp phầnphát triển rừng trồng gỗ lớn trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Tổng luận những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển rừng trồng gỗ lớn. - Đánh giá thực trạng phát triển rừng trồng gỗ lớn trên địa bàn tỉnh Quảng Trị. - Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển rừng trồng gỗ lớn trên địa bàn tỉnh Quảng Trị. - Đề xuất một số giải pháp góp phần phát triển rừng trồng gỗ lớn trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.1.3. Câu hỏi nghiên cứu Câu hỏi nghiên cứu chính của đề tài: “Làm thế nào để phát triển rừng trồng gỗ lớn trên địa bàntỉnh Quảng Trị trong điều kiện hiện nay?”. Câu hỏi này hình thành các câu hỏi nghiên cứu cụ thể như sau: (i) Phát triển rừng trồng gỗ lớn dựa trên những cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn nào? (ii) Thực trạng phát triển rừng trồng gỗ lớn hiện nay của Tỉnh như thế nào? (iii) Hiệu quả kinh tế rừng trồng gỗ lớn trên địa bàn Tỉnh được xác định ra sao? (iv) Những yếu tố nào ảnh hưởng đến phát triển rừng trồng gỗ lớn trên địa bàn tỉnh Quảng Trị ? (v) Những giải pháp nào nên thực hiện trong thời gian tới để thúc đẩy phát triển rừng trồng gỗlớn trên địa bàn tỉnh Quảng Trị ?1.4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu1.4.1. Đối tượng nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Phát triển rừng trồng gỗ lớn cây Keo lai địa bàn tỉnh Quảng Trị. - Đối tượng khảo sát: Các chủ rừng có vốn đầu tư trồng rừng hoạt động trên địa bàn tỉnh QuảngTrị.1.4.2. Phạm vi nghiên cứu- Phạm vi về nội dung + Đề tài tập trung vào vấn đề ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: