Danh mục

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế Nông nghiệp: Tự chủ tài chính Vườn quốc gia tại Việt Nam

Số trang: 24      Loại file: pdf      Dung lượng: 888.48 KB      Lượt xem: 3      Lượt tải: 0    
thaipvcb

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (24 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế Nông nghiệp "Tự chủ tài chính Vườn quốc gia tại Việt Nam" được nghiên cứu với mục tiêu: Hệ thống hóa và bổ sung cơ sở lý luận và thực tiễn về tự chủ tài chính của các VQG; Đánh giá được thực trạng tự chủ tài chính của 06 VQG trực thuộc Bộ NN& PTNT quản lý; Phân tích được những bất cập trong cơ chế tự chủ tài chính của các VQG hiện nay và xác định rõ nguyên nhân; Đề xuất được cơ chế tự chủ tài chính phù hợp với đặc thù của các VQG.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế Nông nghiệp: Tự chủ tài chính Vườn quốc gia tại Việt NamBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHỆP NGUYỄN THỊ HỒNG THANH TỰ CHỦ TÀI CHÍNH VƯỜN QUỐC GIA TẠI VIỆT NAM Chuyên ngành: Kinh tế Nông nghiệp Mã số: 962.01.15. TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI, NĂM 2024Luận án được hoàn thành tại: Trường Đại học Lâm nghiệpNgười hướng dẫn khoa học:GVHD 1: TS. Nguyễn Văn HàGVHD 2: TS. Bùi Thị Minh NguyệtPhản biện 1:Phản biện 2:Phản biện 3:Luận án sẽ được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Trường họp tại: Trường Đại học Lâm nghiệp, Vào hồigiờ phút, ngày tháng năm HÀ NỘI, NĂM 2024 2 LỜI MỞ ĐẦU1.1. Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu Tự chủ tài chính (TCTC) đề cập đến khả năng của một tổ chức trong việc kiểm soát các quyết định tàichính và nguồn lực mà không có sự can thiệp đáng kể từ bên ngoài (Smith, 2020). Tại Việt Nam, cơ chế TCTCđược áp dụng với các đơn vị sự nghiệp công lập (ĐVSNCL), trong đó quy định về quyền tự chủ, tự chịu tráchnhiệm trong việc thực hiện quy định về danh mục sự nghiệp công; phân loại mức độ TCTC; tự chủ sử dụngnguồn tài chính và tự chủ trong một số quy định khác có liên quan (Chính phủ, 2021). Tại Việt Nam, các Vườn quốc gia (VQG) là các ĐVSNCL. Trên thực tế các VQG bắt đầu thực hiệnTCTC theo sự điều chỉnh của các văn bản quản lý nhà nước. Mặc dù, một số VQG đã có sự thay đổi nhất địnhvề TCTC, tự chủ và tự chịu trách nhiệm. Tuy nhiên, hầu hết các VQG vẫn phụ thuộc nhiều vào ngân sách nhànước (NSNN) (Emerton & cộng sự, 2006; Lê Thanh An & cộng sự, 2018; Trần Quang Bảo & cộng sự, 2019;GIZ, 2021). Trong khi tình trạng bất ổn và thiếu nguồn lực tài chính đang trở thành rào cản cốt lõi đối với quảnlý hiệu quả các khu bảo tồn, nhất là trong việc theo đuổi các chiến lược quản lý và bảo tồn nguồn tài nguyênthiên nhiên (Wilkie & cộng sự, 2001; Emerton, 2006; Martin & cộng sự, 2018). Vì vậy, việc đa dạng hóa vàtự chủ các nguồn tài chính không chỉ đóng góp vào sự bền vững tài chính mà còn nâng cao hiệu quả quản lýcũng như khả năng thực thi các mục tiêu dài hạn của các VQG (Hockings & cộng sự, 2000; Emerton, 2006). Nghị quyết 19/NQ-TW của Ban chấp hành Trung ương khóa XII về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chứcvà quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập (ĐVSNCL) đã xácđịnh việc đổi mới cơ chế quản lý, cơ chế tài chính và tổ chức lại hệ thống ĐVSNCL là một mục tiêu ưu tiên,trong đó nhấn mạnh việc giảm mạnh tỉ trọng, nâng cao hiệu quả chi NSNN cho đơn vị ĐVSNCL (trong đó cóVQG) để cơ cấu lại NSNN. Các VQG trực thuộc Bộ NN&PTNT gồm Ba vì, Tam Đảo, Cúc Phương, BạchMã, YokDon và Cát Tiên, là những ĐVSNCL đi tiên phong triển khai thực hiện cơ chế TCTC của ngành Lâmnghiệp. Mặc dù vậy, với việc quản lý những tài sản công đặc thù như: rừng, đất rừng và hệ sinh thái; nhiềuloại công việc rất khó khăn trong xây dựng định mức chi; hàng hóa, dịch vụ cung cấp phần lớn là những hànghóa, dịch vụ công thiết yếu khó xác định và đo lường giá trị …đã tạo ra những rào cản không nhỏ trong quátrình thực hiện cơ chế TCTC. Theo Tổng cục Lâm nghiệp (2022), trên 80% các VQG trực thuộc Bộ NN&PTNTchưa đảm bảo chi thường xuyên. Trước những mối đe dọa ngày càng tăng đối với đa dạng sinh học (ĐDSH),những thách thức đối với công tác quản lý VQG cũng như những khó khăn mà các VQG phải đối mặt trongcông tác bảo vệ và phát triển rừng (BV&PTR) thì việc bắt buộc phải thực hiện các bước để tăng cường TCTC(thông qua cắt giảm ngân sách chi thường xuyên và biên chế ngay lập tức) có thể đe dọa đến tính bền vữngcủa VQG. Do đó, trong bối cảnh cần phải TCTC, giảm phụ thuộc vào ngân sách nhà nước (NSNN) cần sự nghiêncứu và kiến nghị mô hình TCTC phù hợp, trên cơ sở phân tích thực trạng nguồn tài chính, phân bổ và sử dụngnguồn tài chính, và đánh giá mức độ TCTC của các VQG, nhìn ra các cơ hội để các VQG đa dạng hoá nguồnthu tận dụng được nguồn lực tài nguyên thiên nhiên sẵn có, giảm sự phụ thuộc vào nguồn NSNN, nâng caokhả năng TCTC nhưng vẫn đảm bảo được các mục tiêu quan trọng nhất là duy trì, bảo vệ đa dạng sinh học củacác VQG. Xuất phát từ thực tiễn này, Nghiên cứu sinh chọn vấn đề nghiên cứu “Tự chủ tài chính Vườn quốc gia tạiViệt Nam” để từ đó có thể khai thác và duy trì nguồn tài chính bền vững cho các hoạt động bảo vệ rừng và bảotồn tài nguyên đa dạng sinh học1.2. Mục tiêu nghiên cứu1.2.1. Mục tiêu tổng quát: Trên cơ sở đánh giá thực trạng TCTC của VQG trực thuộc Bộ NN&PTNT, đề xuất giải pháp đa dạnghóa nguồn thu và nâng cao khả năng tự chủ nguồn tài chính bền vững cho các VQG trực thuộc Bộ NN&PTNT.1.2.2. Mục tiêu cụ thể: 3 - Hệ thống hóa và bổ sung cơ sở lý luận và thực tiễn về TCTC của các VQG. - Đánh giá được thực trạng TCTC của 06 VQG trực thuộc Bộ NN& PTNT quản lý. - Phân tích được những bất cập trong cơ chế TCTC của các VQG hiện nay và xác định rõ nguyên nhân. - Đề xuất được cơ chế TCTC phù hợp với đặc thù của các VQG.1.3. Đối tượng phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của Luận án là TCTC của 06 VQG trực thuộc Bộ NN& PTNT quản lý (Ba Vì,Cúc Phương, Tam Đảo, Bạch Mã, Yokdon, Cát Tiên).1.4. Phạm vi nghiên cứu1.4.1. Phạm vi về nội dung Luận án tập trung nghiên cứu các khía cạnh của TCTC bao gồm tự chủ về huy động, phân bổ và sử dụngnguồn tài chính; minh họa trên thực trạng TCTC của 6 VQG trực thuộc Bộ NN&PTNT quản lý (Tam Đảo, BaVì, Cúc Phương, Bạch Mã, Yokdon, Cát Tiên); Luận án cũng nghiên cứu về các yếu tố thuận lợi, khó khăn, ràocản và thách thức đến khả năng TCTC của 6 VQG trực thuộc Bộ NN&PTNT quản lý để từ đó đánh giá ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: