Danh mục

Tóm tắt Luận án tiến sĩ Kinh tế: Phân tích phản ứng cung tôm sú ở Đồng bằng sông Cửu Long

Số trang: 28      Loại file: pdf      Dung lượng: 539.43 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luận án được nghiên cứu với mục tiêu nhằm đánh giá tình hình sản xuất, tiêu thụ và phân tích mối quan hệ giá bán tôm sú giữa các thị trường nhằm xác định yếu tố thương mại và xác định phương pháp ước lượng phù hợp với bộ số liệu hiện có của nghiên cứu; Ước lượng mô hình giá kỳ vọng của nông hộ để làm cơ sở chọn biến giá kỳ vọng cho hàm cung tôm sú ở ĐBSCL và tính hệ số co giãn cung tôm sú trong ngắn hạn và dài hạn;
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án tiến sĩ Kinh tế: Phân tích phản ứng cung tôm sú ở Đồng bằng sông Cửu Long BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ LÊ NHỊ BẢO NGỌCPHÂN TÍCH PHẢN ỨNG CUNG TÔM SÚ Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH KINH TẾ NÔNG NGHIỆP MÃ NGÀNH: 62 62 01 15 2019Công trình hoàn thành tại Trường Đại học Cần ThơNgười hướng dẫn khoa học chính: TS. Lê Quang ThôngNgười hướng dẫn khoa học phụ: TS. Thái Anh HòaPhản biện 1: ..........................................................................................................Phản biện 2: ..........................................................................................................Phản biện 3: ..........................................................................................................Luận án sẽ được bảo vệ trước hội đồng bảo vệ luận án cấp Trường tại:..............................................................................................................................Vào lúc:…….. giờ……… ngày……. tháng……..năm……….Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:- Trung tâm học liệu – Trường Đại học Cần Thơ- Thư viện Quốc Gia Việt Nam ii DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ 1. Lê Nhị Bảo Ngọc, Lê Quang Thông, Thái Anh Hòa (2018). Mô hình dự báogiá bán tôm sú tại cổng trại vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Tạp chí Nông nghiệp vàPhát triển nông thôn, số 2, trang 19-24. 2. Lê Nhị Bảo Ngọc, Lê Quang Thông, Thái Anh Hòa (2018). Sự truyền dẫn giábán của tôm sú trong thị trường, Tạp chí khoa học Trường đại học Mở, số 59(2), trang113-124. 3. Lê Nhị Bảo Ngọc, Lê Quang Thông, Thái Anh Hòa (2018). Mô hình dự báogiá tôm sú xuất khẩu Việt Nam. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 54(6D):188-195. 4. Lê Nhị Bảo Ngọc, Lê Quang Thông, Phạm Lê Thông, Thái Anh Hòa (2019)“Hàm phản ứng cung tôm sú tại Đồng bằng sông Cửu Long. Tạp chí Nghiên cứu Kinhtế, số 2(489), trang 67-75. iii CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU1.1 Lý do chọn đề tài1.1.1 Tính cấp thiết về mặt lý thuyết Nghiên cứu phản ứng cung và độ co giãn là lĩnh vực khoa học thu hút các nhàkinh tế và các nhà hoạch định chính sách. Vì, kết quả nghiên cứu lượng hóa các tácđộng của thay đổi trong chương trình chính phủ chính sách về giá, chính sách thươngmại và phản ứng của các nhà sản xuất. Tuy nhiên, ở Việt Nam nói chung và Đồngbằng sông Cửu Long (ĐBSCL) rất hiếm nghiên cứu định lượng liên quan đến cung vềnông sản hay thủy sản ở cấp độ vĩ mô hay vi mô. Trên thế giới, các nghiên cứu về phản ứng cung của các mặt hàng nông sản bắtđầu phát triển tương đối sớm. Đặc biệt, phản ứng cung của các sản phẩm nông nghiệpnhư ngũ cốc, thực phẩm đã được phát triển bởi một số học giả như Nerlove (1958),Askari & Cummings (1977). Nerlove (1958) phát triển hàm phản ứng cung điều chỉnhtừng phần phù hợp với lý thuyết cung. Từ đó, dạng hàm phản ứng cung của Nerloveđược nhiều nhà khoa học quan tâm và áp dụng trong các nghiên cứu thực nghiệm vềcây lương thực và cây phi thực phẩm ở các nước như Mỹ, Ấn Độ, Thái Lan và Chile(Holt và Johnson, 1988), cung gà ở Hoa Kỳ (Chavas, 1982) và ngành công nghiệp cáda trơn ở Mỹ (Nguyễn Văn Giáp, 2010). Đặc trưng hàm cung dạng Nerlove (1958) là mô hình phản ứng cung động kết hợpvới giá kỳ vọng được thiết lập theo dạng mô hình tự hồi quy. Cung có thể là một hàmsố của giá trễ và các yếu tố khác (Tomek & Robinson, 1981). Ngoài ra, tính khả thicủa nghiên cứu thực nghiệm hàm phản cung dạng Nerlove phụ thuộc vào cấu trúc củasố liệu và việc lựa chọn phương pháp ước lượng (Baum & Christopher, 2006). Vì vậy,các nhà nghiên cứu cần xác định mô hình giá kỳ vọng và cấu trúc số liệu để xác địnhdạng hàm thích hợp. Do vậy, khung lý thuyết để giúp nhà nghiên cứu có cơ sở khoahọc trong việc lựa chọn cách tiếp cận để tiến hành các phân tích thực nghiệm về phảnứng cung tôm sú ở ĐBSCL là rất cần thiết.1.1.2 Tính cấp thiết về mặt thực tiễn Nghiên cứu phản ứng cung nông sản, cũng như thủy sản chủ lực của vùng là mộtvấn đề quan trọng cho mục đích hoạch định chính sách đối với sản xuất vùng hay quốcgia. Trọng tâm của phân tích phản ứng cung là xác định mô hình giá kỳ vọng và giảthuyết kỳ vọng của nông hộ. Bởi vì, việc hiểu được mối liên hệ giữa giá cả, quyết địnhcủa người nông dân và các yếu tố có liên quan đến cung cụ thể là rất hữu ích đối vớicác nhà hoạch định chính sách. Theo đánh giá của Bộ NN & PTNT và các ngành chức năng, tôm nước lợ là đốitượng nuôi trồng thủy sản chủ lực. Năm 2017 diện tích nuôi là 705 nghìn ha và chiếmtrên 64% diện tích nuôi trồng thủy sản của cả nước (Tổng Cục thủy sản, 2017). Trong 1giai đoạn 2010-2017, giá trị kim ngạch xuất khẩu tôm của cả nước tăng từ 2,1 tỷ USDlên đến 3,8 tỷ USD, chiếm 46,0% giá trị kim ngạch xuất khẩu của ngành thủy sản(Agromonitor, 2018 và VASEP, 2018). Do vậy, tôm nước lợ được xác định là sảnphẩm chủ lực, đầy tiềm năng và có nhiều lợi thế trong phát triển (Bộ NN & PTNT,2015, 2017). ĐBSCL là vùng có lợi thế trong lĩnh vực nuôi, chế biến và xuất khẩu (CBXK)tôm nước lợ. Diện tích và sản lượng tôm sú của vùng chiếm trên 90% và trên 80% sovới cả nước. ĐBSCL có thế mạnh về lĩnh vực CBXK số nhà máy chiếm trên 60% sovới cả nước. Tổng công suất trên 1 triệu tấn sản phẩm/năm (Bộ NN & PTNT, 2015). Diện tích và sản lượng tôm nước lợ ở ĐBSCL trong giai đoạn từ năm 2015-2017được trình bày tại Bảng 1.1, cho thấy diện tích và sản lượng của tôm sú và tôm thẻchân trắng (TCT) luôn biến động. Mặc dù diện tích và sản lượng tôm TCT trong thờigian qua có xu hướng tăng nhanh hơn so vớ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: