Danh mục

Tóm tắt Luận án tiến sĩ Kinh tế: Pháp điển hóa - nghiên cứu lý luận, phân tích, so sánh các mô hình pháp điển hóa điển hình trên thế giới và kiến nghị đối với Việt Nam

Số trang: 27      Loại file: pdf      Dung lượng: 324.40 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (27 trang) 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục đích của luận án là nghiên cứu một cách toàn diện và có hệ thống lý luận về vấn đề pháp điển hóa và mô hình pháp điển hóa; việc tổ chức, thực hiện mô hình pháp điển hóa của các quốc gia điển hình trên thế giới và những kinh nghiệm đối với thực tiễn pháp điển hóa ở nước ta hiện nay; nghiên cứu thực trạng và giải pháp hoàn thiện mô hình pháp điển hóa ở Việt Nam hiện nay.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án tiến sĩ Kinh tế: Pháp điển hóa - nghiên cứu lý luận, phân tích, so sánh các mô hình pháp điển hóa điển hình trên thế giới và kiến nghị đối với Việt Nam MỞ ĐẦU1. Tính cấp thiết của việc thực hiện đề tài Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dânvà vì nhân dân là một chủ trương lớn đã được ghi nhận trong các nghị quyết củaĐảng và được Nhà nước thể chế hóa trong các quy định của Hiến pháp năm 2013.Để xây dựng nhà nước pháp quyền thì cần phải có một hệ thống pháp luật hoànthiện. Chính vì vậy, ngày 24/5/2005 Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 48-NQ/TW về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đếnnăm 2010, định hướng đến năm 2020, trong đó đề ra mục tiêu: “Xây dựng và hoànthiện hệ thống pháp luật đồng bộ, thống nhất, khả thi, công khai, minh bạch ...”.Cùng với việc đề ra mục tiêu, Nghị quyết số 48-NQ/TW của Bộ Chính trị “vềchiến lược cải cách tư pháp từ nay đến năm 2020” đã đặt ra: Phải tích cực đẩymạnh hơn nữa công tác hệ thống hóa pháp luật mà vấn đề then chốt là chuyểntrọng tâm sang hoạt động pháp điển hóa nhằm tạo ra nhiều bộ luật, đạo luật đảmbảo vai trò quản lý xã hội bằng pháp luật của Nhà nước. Thực tế cho thấy, công tác hệ thống hóa pháp luật đặc biệt là pháp điển hóapháp luật đã bước đầu phát triển, có một số văn bản quy phạm pháp luật đượcthống kê và lên danh mục, một số văn bản quy phạm pháp luật khác được phápđiển hóa. Bên cạnh đó các văn bản quy phạm pháp luật được sửa đổi, bổ sung vàđược Quốc hội thông qua ngày càng nhiều. Thậm chí, trong một số lĩnh vực phápluật, số lượng văn bản được ban hành được đánh giá ở mức độ “lạm phát”, vượt quánhu cầu điều chỉnh và áp dụng pháp luật đã làm cho hệ thống văn bản trở nên cồngkềnh. Điều này đã ảnh hưởng đến công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền vàhoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam. Để khắc phục thực trạng trên đồng thời cũng nhằm thực hiện các nội dungmà Nghị quyết số 48 đặt ra, ngày 16/4/2012, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thôngqua Pháp lệnh Pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật (Pháp lệnh Pháp điển). Pháplệnh Pháp điển được ban hành và chính thức có hiệu lực từ 01/7/2013 với nhữngquy định khái quát về khái niệm, thẩm quyền, nội dung, hình thức, trình tự và thủtục tiến hành pháp điển hóa ở Việt Nam hiện nay. Kế tiếp đó, ngày 27/6/2013 1Chính phủ ban hành Nghị định số 63/2013/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Pháplệnh Pháp điển và đến ngày 29/4/2014 Bộ Tư pháp tiếp tục ban hành Thông tư số13/2014/TT-BTP hướng dẫn thực hiện Pháp lệnh Pháp điển. Như vậy, việc banhành Pháp lệnh Pháp điển cùng các văn bản hướng dẫn thực hiện có ý nghĩa quantrọng, bước đầu tạo lập cơ sở pháp lý, tạo tiền đề cho việc tiến hành pháp điển hóaở nước ta hiện nay. Xuất phát từ thực tế đó càng khẳng định nhu cầu thực sự cầnthiết và cấp bách của việc nghiên cứu pháp điển ở Việt Nam hiện nay. Như vậy, hệ thống hóa, pháp điển hóa pháp luật ở Việt Nam hiện nay là mộtnhiệm vụ trọng tâm, việc tiếp tục nghiên cứu và đưa ra những kiến nghị nhằm nângcao chất lượng hoạt động pháp điển hoá ở Việt Nam là hết sức cần thiết. Từ thực tếnày khẳng định, việc lựa chọn và nghiên cứu đề tài “Pháp điển hóa - nghiên cứulý luận, phân tích, so sánh các mô hình pháp điển hóa điển hình trên thế giới vàkiến nghị đối với Việt Nam” sẽ có giá trị lý luận và thực tiễn sâu sắc.2. Mục đích nghiên cứu Mục đích của luận án là nghiên cứu một cách toàn diện và có hệ thống lýluận về vấn đề pháp điển hóa và mô hình pháp điển hóa; việc tổ chức, thực hiệnmô hình pháp điển hóa của các quốc gia điển hình trên thế giới và những kinhnghiệm đối với thực tiễn pháp điển hóa ở nước ta hiện nay; nghiên cứu thực trạngvà giải pháp hoàn thiện mô hình pháp điển hóa ở Việt Nam hiện nay.3. Nhiệm vụ nghiên cứu - Kế thừa các vấn đề lý luận về pháp điển hóa mà các công trình của các nhàkhoa học, các nhà nghiên cứu và các học giả đã giải quyết (như vấn đề khái niệm,đặc điểm, kết quả của pháp điển hóa). - Tiếp tục làm sâu sắc thêm các vấn đề lý luận về pháp điển hóa như vềnguyên tắc, điều kiện – tiền đề, các yếu tố ảnh hưởng của pháp điển hóa. - Luận án sẽ bổ sung thêm những vấn đề lý luận khác liên quan đến phápđiển hóa như lý thuyết mô hình pháp điển hóa, phác họa cấu trúc cũng như các yếutố ảnh hưởng đến việc thiết lập mô hình pháp điển hóa của một quốc gia. - Nghiên cứu lý thuyết mô hình pháp điển hóa, phác họa cấu trúc cũng nhưcác yếu tố ảnh hưởng đến việc thiết lập mô hình pháp điển hóa của một quốc gia. 2 - Luận án đi sâu phân tích mô hình pháp điển hóa của Pháp, Đức, Hoa Kỳ,Canada, Trung Quốc và Singapore trong sự đối chiếu, so sánh để tìm ra tính ưuviệt trong mỗi mô hình cụ thể, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm vận dụngvào Việt Nam. - Luận án tìm hiểu, phân tích, làm rõ các vấn đề lý luận ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: