Danh mục

Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển các khu công nghiệp đồng bộ trên địa bàn Hà Nội

Số trang: 24      Loại file: pdf      Dung lượng: 603.30 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (24 trang) 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục đích của luận án là luận giải cơ sở lý luận và thực tiễn, thực trạng của việc phát triển các KCN đồng bộ trên địa bàn Hà nội trong quá trình CNH, HĐH và hội nhập quốc tế ở nước ta. Trên cơ sở đó đề xuất quan điểm, định hướng, giải pháp về việc phát triển các KCN đồng bộ trên địa bàn Hà nội trong thời gian tới. Để đạt được mục đích trên, luận án thực hiện các nhiệm vụ sau: (1) Luận giải một số vấn đề lý luận về KCN đồng bộ và phát triển KCN đồng bộ trong quá trình CNH, HĐH; (2) Trên cơ sở lý luận về KCN đồng bộ, làm rõ các nhân tố ảnh hưởng đến việc phát triển đồng bộ của các KCN; (3) Trên cơ sở nguyên lý phát triển KCN đồng bộ để phân tích và đánh giá thực trạng phát triển KCN tại Hà Nội thời gian qua, từ đó chỉ rõ ra những tồn tại, nguyên nhân và những vấn đề cần giải quyết trong thời gian tới; (4) Đề xuất các quan điểm, định hướng và các giải pháp cơ bản phát triển KCN đồng bộ trên địa bàn Hà Nội trong thời gian tới; (5) Đề xuất nội dung quy hoạch và một số hạng mục công trình thiết yếu nhằm xây dựng mô hình thí điểm một KCN đồng bộ phù hợp với đặc thù của thủ đô Hà Nội.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển các khu công nghiệp đồng bộ trên địa bàn Hà Nội 1 MỞ ĐẦU1. Tính cấp thiết của đề tài Hà Nội là trái tim của cả nước, đầu não chính trị- hành chính quốc gia, là trungtâm lớn về văn hoá, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế. Thực hiện Nghịquyết số 15-NQ/TW ngày 15/12/2000 của Bộ Chính trị về phương hướng nhiệm vụphát triển Thủ đô Hà Nội trong thời kỳ 2001 – 2010, Hà Nội đã triển khai nhiều giảipháp trong đó đầu tư xây dựng các KCN là một trong những giải pháp quan trọng, tạođiều kiện thuận lợi thu hút đầu tư, nhất là nguồn vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài,tạo đà thúc đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH Thủ đô. Đến 30/06/2010 Hà Nội có 17 KCN tập trung trên địa bàn Hà Nội được Thủtướng Chính phủ cho phép thành lập và phê duyệt danh mục quy hoạch với tổng diệntích gần 3500 ha (quy mô bình quân 206ha/KCN) và 01 khu công nghệ cao Hòa Lạc1586 ha do Bộ Khoa học và Công nghệ quản lý. Trước khi sát nhập địa giới hànhchính với tỉnh Hà Tây vào ngày 01/08/2008, Hà Nội đã xây dựng và đưa vào hoạtđộng 05 khu công nghiệp đó là: KCN Bắc Thăng Long, KCN Nội Bài , KCN NamThăng Long, KCN Hà Nội-Đài Tư, KCN Sài Đồng B (sau đây gọi là 5 KCN Hà Nội)với tổng diện tích đất tự nhiên khoảng 532,46 ha trong đó diện tích đất công nghiệp cóthể cho thuê là 343,3 ha. Tính đến ngày 31/12/2009, 05 KCN này đã tiến hành chothuê 316ha và thu hút được 218 dự án đầu tư trong và ngoài nước với tổng vốn đăngký đầu tư trên 03 tỷ USD, giải quyết được 70.568 lao động; nộp ngân sách gần 1000 tỷđồng và có nhiều đóng góp cho sự phát triển kinh tế xã hội của Thủ đô. Tuy nhiên,phần lớn các KCN mới chỉ chú trọng tới việc thu hút đầu tư, lấp đầy, do vậy trong quátrình xây dựng và phát triển các KCN trên địa bàn Hà Nội cũng bộc lộ một số hạn chếcần được tiếp tục nghiên cứu và khắc phục như: (1) Công tác quy hoạch phát triển cácKCN (quy hoạch dài hạn, xác định địa điểm, quy mô các KCN, sự đồng bộ về hạ tầngtrong và ngoài hàng rào…là những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến sự thành côngcủa việc phát triển KCN) còn nhiều bất cập; (2) Cơ cấu quy hoạch sử dụng đất và phânkhu chức năng trong KCN còn chưa phù hợp, tỷ lệ đất dành cho thảm cỏ cây xanh vàkhu phụ trợ còn thấp; (3) Vấn đề đào tạo nguồn nhân lực; vấn đề nhà ở, vấn đề đờisống văn hóa, tinh thần, giáo dục, chăm sóc y tế,… cho công nhân làm việc tại cácKCN còn chưa được quan tâm thích đáng ...; (4) Hiệu quả kinh tế của các KCN vàtrình độ công nghệ của các doanh nghiệp áp dụng vào sản xuất chưa cao. Cơ cấungành nghề và sự liên kết kinh tế còn nhiều hạn chế; (5) Sự phối kết hợp của các cơquan quản lý nhà nước chưa chặt chẽ, công tác thanh kiểm tra xử lý vi phạm và cảicách thủ tục hành chính chưa triệt để. (6) Tình trạng ô nhiễm môi trường của các KCNHà Nội vẫn chưa được giải quyết kịp thời. Vì vậy câu hỏi đặt ra là làm thế nào để quy hoạch, xây dựng các KCN đồng bộđảm bảo giữa mục tiêu tăng trưởng kinh tế của KCN gắn với việc cải thiện các vấn đềxã hội và bảo vệ môi trường; Việc xây dựng đề tài nghiên cứu về quá trình phát triểncác KCN đồng bộ trong quá trình CNH, HĐH của Hà Nội có ý nghĩa thiết thực cả về lý 2luận và thực tiễn: Về lý luận sẽ làm rõ sự cần thiết hình thành và phát triển các KCNđồng bộ trong quá trình CNH, HĐH; về thực tiễn, việc xây dựng và phát triển thànhcông các KCN đồng bộ trên địa bàn Hà Nội sẽ đóng góp tích cực vào tốc độ tăng trưởngkinh tế xã hội đồng thời đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH của Hà Nội, đưa Hà Nội trởthành trở thành một trung tâm ngày càng có uy tín ở khu vực và trên thế giới. Xuất phát từ nhận thức về ý nghĩa của những vấn đề trên, qua khảo sát và tìmhiểu tác giả lựa chọn đề tài “Phát triển các khu công nghiệp đồng bộ trên địa bànHà Nội ” làm đề tài luận án Tiến sĩ Kinh tế là rất cần thiết và có ý nghĩa thiết thực.2. Tổng quan nghiên cứu KCN tuy là mô hình kinh tế mới nhưng đã được nhiều nhà khoa học trong vàngoài nước quan tâm nghiên cứu. Ngay từ những năm đầu thập kỷ 90 của thế kỷ 20,trước xu thế coi việc xây dựng các KCN và KCX như một giải pháp quan trọng thuhút vốn đầu tư nước ngoài ở các nước đang phát triển, một số hội nghị, hội thảo, cáccông trình nghiên cứu về KCN đã được phổ biến: - Sách và tài liệu chuyên khảo về xây dựng và phát triển KCN được tác giảnghiên cứu như sau: (1) Cuốn “Quy hoạch KCN và lựa chọn địa điểm xây dựng Xínghiệp công nghiệp”, do Tiến sĩ Phạm Đình Tuyển chủ biên, Nhà xuất bản xây dựngnăm 2001. Nội dung chủ yếu của cuốn cuốn sách viết về việc lực chọn quy hoạchKCN và chủ yếu là vị trí đặt KCN; (2) Cuốn “Giáo trình Kinh tế và quản lý côngnghiệp” do GS.TS Nguyễn Đình Phan và GS.TS Nguyễn Kế Tuấn đồng chủ biên, Nhàxuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân năm 2007. Tại chương 10 các tác giả đã đề cậpchuyên sâu đến việc tập trung hóa, tổ chức sản xuất và quy hoạch ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: