Danh mục

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển công nghiệp theo hướng bền vững tại thành phố Hồ Chí Minh

Số trang: 28      Loại file: docx      Dung lượng: 152.53 KB      Lượt xem: 2      Lượt tải: 0    
thaipvcb

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (28 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế "Phát triển công nghiệp theo hướng bền vững tại thành phố Hồ Chí Minh" được nghiên cứu với mục tiêu: Cung cấp những luận cứ khoa học và thực tiễn về phát triển công nghiệp theo hướng bền vững, phân tích thực trạng và đề xuất những định hướng, chính sách và giải pháp phát triển công nghiệp theo hướng bền vững tại TPHCM đến năm 2030, tầm nhìn 2045.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển công nghiệp theo hướng bền vững tại thành phố Hồ Chí MinhCông trình được hoàn thành tại Đại học kinh tế TP.HCMCông trình được hoàn thành tại:Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí MinhNgười hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Minh TuấnPhản biện 1: …………………………………………………Phản biện 2: …………………………………………………Phản biện 3: …………………………………………………Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấptrường, họp tại...……………………………………………………….…………………………………………………………………Vào hồi……..giờ……….ngày………tháng ………năm…...…Có thể tìm hiệu luận án tại thư viện:……………………………………………………………………………………………………………………………………4 GIỚI THIỆU Công nghiệp đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triểnkinh tế - xã hội của Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM). Tuy vậy,quá trình phát triển công nghiệp của Thành phố bộc lộ những hạnchế, thiếu bền vững và đứng trước nhiều thách thức mới. Tỷ trọngngành công nghiệp trong GRDP có xu hướng giảm dần; tăng trưởngngành công nghiệp luôn thấp hơn mức tăng trưởng GRDP; tỷ trọngcủa công nghiệp công nghệ cao có tăng nhưng thấp hơn mức bìnhquân của cả nước; các ngành công nghiệp trọng yếu chưa tạo ra độtphá; doanh nghiệp công nghiệp phần lớn có quy mô nhỏ, trình độcông nghệ thấp, năng lực cạnh tranh hạn chế; phân bố không giancông nghiệp dàn trải, chưa khai thác tốt lợi thế cạnh tranh của Thànhphố; các khu công nghiệp, cụm công nghiệp hiện nay bộc lộ nhiềuhạn chế, thiếu bền vững, ảnh hưởng đến không gian phát triển đô thị.Vì vậy, trong bối cảnh mới, Thành phố cần định hình phát triển côngnghiệp theo hướng bền vững. Nhằm góp phần hệ thống hóa lý luận,phân tích thực trạng phát triển và đề xuất định hướng, chính sách,giải pháp phát triển công nghiệp theo hướng bền vững tại TPHCM,nghiên cứu sinh nghiên cứu đề tài “Phát triển công nghiệp theohướng bền vững tại Thành Phố Hồ Chí Minh” cho luận án tiến sĩchuyên ngành kinh tế chính trị của mình. Mục tiêu tổng quát của luận án là cung cấp những luận cứkhoa học và thực tiễn về phát triển công nghiệp theo hướng bềnvững, phân tích thực trạng và đề xuất những định hướng, chính sáchvà giải pháp phát triển công nghiệp theo hướng bền vững tạiTPHCM đến năm 2030, tầm nhìn 2045. Nghiên cứu này hướng đến trả lời các câu hỏi: (i) phát triểncông nghiệp bền vững tại một địa phương đặt ra những yêu cầu gì?(ii) tiêu chí nào đánh giá phát triển công nghiệp bền vững tại một địaphương? (iii) những nhân tố nền tảng về lực lượng sản xuất, quan hệsản xuất, kiến trúc thượng tầng có ảnh hưởng như thế đến phát triểncông nghiệp theo hướng bền vững? (iv) ngành công nghiệp củaTPHCM trong những năm qua phát triển như thế nào dựa trên cáctiêu chí phát triển bền vững? (v) để phát triển công nghiệp theo5hướng bền vững tại TPHCM cần có những định hướng, chính sáchvà giải pháp gì? Kết quả nghiên cứu có những đóng góp mới: (i) Làm rõ quanđiểm tiếp cận, khái niệm và nội hàm phát triển công nghiệp theohướng bền vững; hệ thống hóa những lý luận về phát triển côngnghiệp theo hướng bền vững. Từ đó xây dựng khung phân tích pháttriển công nghiệp theo hướng bền vững tại TPHCM. (ii) Đánh giáthực trạng phát triển công nghiệp trên địa bàn TPHCM giai đoạn2010 – 2022 qua các tiêu chí phát triển theo hướng bền vững. Từ đólàm cơ sở khoa học, thực tiễn cho việc đề xuất những định hướng,chính sách và giải pháp phát triển công nghiệp theo hướng bền vữngphù hợp với các điều kiện của TPHCM. Luận án cũng là tài liệu tham khảo hữu ích trong việc xâydựng chính sách, chiến lược phát triển công nghiệp của TPHCMtrong thời gian tới và nghiên cứu, giảng dạy các môn học liên quanđến phát triển công nghiệp. Luận án có kết cấu gồm phần giới thiệu, 5 chương, kết luận,tài liệu tham khảo và phụ lục. CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN1.1. Tổng quan chung Phát triển công nghiệp bền vững được các nhà nghiên cứu tiếpcận ở ba khía cạnh chính, bao gồm nguyên lý phát triển bền vững,chỉ tiêu và nhân tố ảnh hưởng đến phát triển bền vững, và chính sáchphát triển bền vững. Các nghiên cứu thường bàn luận về ý tưởng, lýthuyết và chính sách thúc đẩy phát triển bền vững các ngành côngnghiệp gắn với mục tiêu bảo vệ môi trường và tài nguyên, điển hìnhnhư nghiên cứu của (Frosch (1992), Ngân hàng Thế giới (1999), BộKế hoạch và Đầu tư (2004), Đặng Thanh Bình (2023).1.2. Các nghiên cứu về phát triển công nghiệp theo hướng bềnvững và tiêu chí đánh giá Phát triển bền vững ngày càng được quan tâm, là mục tiêuhướng đến trong phát triển kinh tế - xã hội. Ngành công nghiệp vốncó vai trò quan trọng cho sự phát triển của các nền kinh tế nhưng6đồng thời cũng là ngành có nhiều rủi ro, thách thức đối với mục tiêuphát triển bền vững. Vì vậy nhiều nghiên cứu trên thế giới có liênquan đến chủ đề của luận án được tác giả lực khảo và trình bày trongluận án. Ở Việt Nam, phát triển bền vững nói chung, phát triển côngnghiệp bền vững nói riêng đã trở thành mục tiêu chiến lược. Các tiêuchí về phát triển công nghiệp bền vững ở Việt Nam được đề xuất dựatrên tham chiếu một số tiêu chí trên thế giới và có chọn lọc cho phùhợp với bối cảnh Việt Nam. Các tiêu chí gồm: phát huy các nguồnlực, khai thác hiệu quả tài nguyên, tạo năng lực cạnh tranh; cơ cấucân đối, thân thiện với môi trường và hội nhập; khả năng tự điềuchỉnh và kiểm soát những vấn đề bảo vệ môi trường; có bản sắc,thương hiệu khẳng định những thế mạnh riêng; biết chia sẻ và cótrách nhiệm. Tựu trung lại các tiêu chí này cũng hướng tới phát triểnbền vững với ba khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường.1.3. Các nghiên cứu về những yếu tố, điều kiện để phát triểncông nghiệp bền vững Sự phát triển của nền kinh tế hay một ngành kinh tế cụ thểluôn dựa trên những nền tảng và chịu tác động bởi nhiều yếu ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: