Danh mục

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển hoạt động kinh doanh của hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Yên

Số trang: 27      Loại file: docx      Dung lượng: 174.64 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (27 trang) 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế "Phát triển hoạt động kinh doanh của hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Yên" được nghiên cứu với mục tiêu: Nghiên cứu phát triển hoạt động kinh doanh của Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp (HTXDVNN) trên địa bàn tỉnh Phú Yên, từ đó đề xuất các giải pháp góp phần đẩy mạnh sự phát triển hoạt động kinh doanh của HTXDVNN trên địa bàn tỉnh Phú Yên trong thời gian tới.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển hoạt động kinh doanh của hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Yên ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ĐÀO ANH XUÂNPHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA HỢP TÁC XÃ DỊCH VỤ NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ YÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH MÃ SỐ: 9340101 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ NĂM 2023Công trình được hoàn thành tại:..........................................................................................................................................................................................Người hướng dẫn khoa học: (ghi họ tên, chức danh khoa học, học vị):................................................................................................Phản biện 1:..........................................................................................................................................................................................Phản biện 2:..........................................................................................................................................................................................Phản biện 3:..........................................................................................................................................................................................Luận án sẽ được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án họptại: Vào hồi ...giờ .....ngày ..... . tháng ........ năm................Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:..........................................................................................................................................................................................3 PHẦN MỞ ĐẦU1. Tính cấp thiết của đề tài Hợp tác xã nông nghiệp là một tổ chức kinh tế phổ biến ở hầu hết các nước trên thếgiới từ cách đây khoảng 200 năm. Phát triển mô hình kinh tế này đã trở thành phong tràoquốc tế sâu rộng trong Liên minh hợp tác xã quốc tế. Olayide và Ogunfiditimi (1980) [91]cho rằng hợp tác xã nông nghiệp như một phương tiện để rút ngắn khoảng cách cũng nhưchuyển đổi nông thôn của ngành nông nghiệp thành một trật tự xã hội năng động. Mô hìnhhợp tác xã không chỉ có ý nghĩa quan trọng về kinh tế mà còn có ý nghĩa chính trị xã hộito lớn đối với sự phát triển của mỗi quốc gia (Suwanna, 2011) [108]. “Hợp tác xã nôngnghiệp là một cách làm cho nhà nông đoàn kết, làm cho nhà nông thịnh vượng. Hợp tác xãnông nghiệp giúp cho nhà nông đạt đến mục đích, đã ích quốc lại lợi dân…” (Hồ ChíMinh, 1945) [14]. Nhận định này càng được khẳng định với điều kiện của nước ta hiệnnay. Việt Nam đã và đang trên đà hội nhập với nền kinh tế thế giới, nông dân nước ta phảiđối đầu cạnh tranh với đối thủ sản xuất kinh doanh mạnh, nông sản trong nước cạnh tranhvới hàng hóa nông sản nhập khẩu và đối mặt với sự cạnh tranh thị trường xuất khẩu do cácnước phát triển hơn có tổ chức quy mô và trình độ canh tác cao hơn. Do vậy, việc hợp tác,tham gia và mở rộng phát triển hợp tác xã nông nghiệp là cần thiết và tất yếu đối với nônghộ do sự “tối ưu hóa” các khoản thu nhập của HTX mang lại cho các thành viên tham giaHTX (Durkheim, 1983; Helmberger và Hoos, 1962) [51; 66], vì đó là tổ chức được thànhlập và hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, tự quản lý và tự chịu trách nhiệm; có sự hợptác về vốn, tiêu thụ sản phẩm và trao đổi kỹ thuật sản xuất. Trải qua quá trình phát triển lâu dài với nhiều bước thăng trầm, hợp tác xã nôngnghiệp đã chứng tỏ vai trò hết sức quan trọng trong kinh tế nông thôn như cải thiện mứcsống của nông dân và phát triển sản xuất nông nghiệp (Phạm Trần Hồng Hà, 2016;Suwanna, 2011) [8;108]. Ở Trung Quốc, cũng như ở các nước đang phát triển khác, hợptác xã nông nghiệp đóng một vai trò quan trọng trong sản xuất và tiếp thị cây trồng ở vùngnông thôn (Ma và cộng sự, 2018) [77]. Ngày càng có nhiều hợp tác xã nông nghiệp hoạtđộng hiệu quả, sản xuất kinh doanh đa ngành nghề, áp dụng khoa học kỷ thuật vào sảnxuất, không chỉ góp phần vào sự phát triển kinh tế, mà còn mang ý nghĩa chính trị - xã hội,góp phần xóa đói, giảm nghèo, ổn định an ninh [5]. Sự ra đời Luật Hợp tác xã, cùng với Nghị quyết của Đảng và chính sách của Nhà nướcđã giúp Hợp tác xã nông nghiệp có sự chuyển đổi tích cực, thực sự là chỗ dựa cho kinh tế hộthành viên, giúp nông dân khắc phục khó khăn, phát triển sản xuất, giải quyết việc làm, xâydựng nông thôn mới (Nguyễn Văn Biên và Nguyễn Đắc Thắng, 2004) [4]. Quá trình pháttriển Hợp tác xã nông nghiệp ở giai đoạn này với chức năng chủ yếu là làm dịch vụ cho kinhtế hộ (gọi là Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp). Tuy nhiên, so với mục tiêu và đòi hỏi thực tế,4nhìn chung Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp hoạt động kém hiệu quả, một số HTX sản xuấtkinh ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: