Danh mục

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế phát triển: Phát triển sản phẩm du lịch trên địa bàn cụm du lịch Sơn Tây - Ba Vì, thành phố Hà Nội

Số trang: 27      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.11 MB      Lượt xem: 2      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (27 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế phát triển "Phát triển sản phẩm du lịch trên địa bàn cụm du lịch Sơn Tây - Ba Vì, thành phố Hà Nội" được nghiên cứu với mục tiêu: Đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản phẩm du lịch trên địa bàn cụm du lịch Sơn Tây – Ba Vì, thành phố Hà Nội, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển sản phẩm du lịch trên địa bàn cụm trong thời gian tới.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế phát triển: Phát triển sản phẩm du lịch trên địa bàn cụm du lịch Sơn Tây - Ba Vì, thành phố Hà Nội HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM ¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯ THÁI THỊ NHUNGPHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN CỤM DU LỊCH SƠN TÂY - BA VÌ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI Ngành : Kinh tế phát triển Mã số : 9.31.01.05 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2025Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAMNgười hướng dẫn khoa học: GS.TS. Phạm Thị Mỹ DungPhản biện 1: PGS. TS. Bùi Thị Nga Học viện Nông nghiệp Việt NamPhản biện 2: PGS. TS. Đỗ Xuân Luận Đại học Kinh tế quốc dânPhản biện 3: TS. Lê Thị Thanh Thủy Trường Đại học Hùng VươngLuận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp Học viện, họp tại: Học viện Nông nghiệp Việt Nam Vào hồi …… ngày …… tháng …… năm 2025Có thể tìm hiểu Luận án tại: - Thư viện Quốc gia Việt Nam - Trung tâm Thông tin - Thư viện Lương Định Của, Học viện Nông nghiệp Việt Nam PHẦN 1. MỞ ĐẦU1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Sự mở cửa nền kinh tế của các quốc gia đã thúc đẩy du lịch phát triển với tốc độ ngàycàng nhanh, giúp tạo việc làm, tăng thu nhập hộ gia đình, nguồn ngoại tệ cũng như mang lạisự thịnh vượng cho kinh tế nông thôn, đóng góp 10,4% GDP toàn cầu và hơn 330 triệu việclàm (WTTC, 2018). Ở Việt Nam, du lịch là ngành đã và đang được Đảng, Chính phủ quantâm đầu tư hỗ trợ cơ sở hạ tầng, phát triển các cụm, khu, điểm du lịch. Điều này đã tạo ra môitrường pháp lý thuận lợi và có những hỗ trợ cụ thể nhằm khích lệ, thúc đẩy và tạo bướcchuyển biến đột phá trong phát triển du lịch đồng thời đã đem lại diện mạo mới cho ngành,tăng sức hấp dẫn đối với khách du lịch quốc tế và nội địa. Trong những năm qua, du lịch Hà Nội đã đạt được một số kết quả nhất định và có sựphát triển đáng kể. Việc đầu tư phát triển sản phẩm du lịch (SPDL) cũng được chú trọng hơn,xã hội hóa rộng rãi, thu hút nhiều nguồn lực, nhiều thành phần kinh tế tham gia. Mặc dù còngặp nhiều khó khăn, nhưng Hà Nội đã chủ động cơ cấu lại các SPDL mới tập trung thu hútkhách du lịch nội địa. Du lịch đã và đang tạo động lực thúc đẩy các ngành kinh tế - xã hộicủa Thủ đô phát triển. Tuy nhiên, hạn chế lớn nhất của du lịch Hà Nội là còn thiếu nhữngSPDL đặc trưng, hấp dẫn để du khách lưu trú lâu hơn và chi tiêu nhiều hơn, đặc biệt là thiếunhững SPDL đặc sắc gắn với sinh thái, sản xuất nông nghiệp, di sản văn hóa, di tích lịch sử,làng nghề ở các huyện ngoại thành Hà Nội. Cụm du lịch Sơn Tây - Ba Vì là một trong sáu cụm du lịch trọng điểm của thành phốHà Nội được UBND thành phố phê duyệt trong Quy hoạch phát triển du lịch thành phố HàNội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 tại Quyết định số 4597/QĐ-UBND ngày16/10/2012. Theo đó, cụm bao gồm huyện Ba Vì, thị xã Sơn Tây và các phụ cận dọc theo đạilộ Thăng Long, quốc lộ 21 và quốc lộ 32 như Thạch Thất, Quốc Oai, Phúc Thọ. SPDL chínhmà cụm hướng tới là du lịch tâm linh, du lịch văn hóa làng Việt Cổ, du lịch sinh thái (DLST),nghỉ dưỡng cuối tuần, du lịch vui chơi giải trí, du lịch thể thao cao cấp. Mặc dù được quyhoạch từ cuối năm 2012 nhưng cho đến nay, cụm du lịch này vẫn chưa trở thành điểm đếnhấp dẫn du khách trong số các địa danh nổi tiếng của Việt Nam; tiềm năng và thế mạnh từcác SPDL trên địa bàn cụm chưa được khai thác hợp lý; SPDL còn manh mún, nhỏ lẻ và đơnđiệu, chưa mang được giá trị thương hiệu riêng; khả năng cạnh tranh còn yếu kém; không cótính chiến lược dài hạn; số lượng SPDL chưa đa dạng, chất lượng SPDL chưa được du kháchđánh giá cao dẫn đến số ngày lưu trú, tần suất quay trở lại và chi tiêu của khách du lịch thấp;công tác tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến SPDL còn rất khiêm tốn. Trước thực trạng đó, đòihỏi phải có các chiến lược, giải pháp tăng cường, thúc đẩy sự phát triển về quy mô SPDLđồng thời chú trọng nâng cao chất lượng SPDL trên địa bàn cụm du lịch Sơn Tây - Ba Vìnhằm nâng cao mức độ hài lòng của du khách, đảm bảo tính bền vững trong phát triển SPDLtrên địa bàn cụm thời gian tới.1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU1.2.1. Mục tiêu chung Trên cơ sở đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sảnphẩm du lịch trên địa bàn cụm du lịch Sơn Tây – Ba Vì, thành phố Hà Nội, từ đó đề xuất cácgiải pháp nhằm thúc đẩy phát triển sản phẩm du lịch trên địa bàn cụm trong thời gian tới.1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa và làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển sản phẩm du lịch; - Đánh giá thực trạng phát triển sản phẩm du lịch trên địa bàn cụm du lịch Sơn Tây -Ba Vì, thành phố Hà Nội; 1 - Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản phẩm du lịch trên địa bàn cụm dulịch Sơn Tây - Ba Vì, thành phố Hà Nội; - Đề xuất giải pháp thúc đẩy phát triển sản phẩm du lịch trên địa bàn cụm du lịch SơnTây - Ba Vì, thành phố Hà Nội trong thời gian tới.1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU1.3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển SPDL. Đối tượng khảo sát, thu thập số liệu bao gồm: (i) Khách du lịch (nội địa và quốc tế);(ii) Cán bộ quản lý nhà nước liên quan đến du lịch; (iii) Các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanhdu lịch; (iv) Cộng đồng dân cư địa phương nơi có tài nguyên du lịch (TNDL).1.3.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi không gian: Đề tài nghiên cứu trên địa bàn cụm du lịch Sơn Tây – Ba Vì,thành phố Hà Nội. Phạm vi thời gian: các số liệu thứ cấp được tác giả thu thập trong giai đoạn 2014 -2023, số liệu sơ cấp được thu thập trong các năm 2019, 2020, 2021, 2022. Phạm vi nội dung: Luậ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: