Danh mục

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế phát triển: Phát triển sản xuất rau xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Hải Dương

Số trang: 27      Loại file: pdf      Dung lượng: 943.01 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (27 trang) 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế phát triển "Phát triển sản xuất rau xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Hải Dương" được nghiên cứu với mục tiêu: Đánh giá thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất rau xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Hải Dương thời gian qua, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất rau xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Hải Dương trong thời gian tới.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế phát triển: Phát triển sản xuất rau xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Hải Dương HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM ¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯ NGUYỄN THỊ HUYỀN TRANGPHÁT TRIỂN SẢN XUẤT RAU XUẤT KHẨU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƯƠNG Chuyên ngành : Kinh tế phát triển Mã số : 9.31.01.05 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2024Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAMNgười hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Ngô Thị ThuậnPhản biện 1: GS.TS. Lê Quốc hội Trường Đại học Kinh tế quốc dânPhản biện 2: PGS.TS. Nguyễn Anh Trụ Học viện Nông nghiệp Việt NamPhản biện 3: TS. Đoàn Quang Huy Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh, Đại học Thái NguyênLuận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp Học viện, họp tại: Học viện Nông nghiệp Việt Nam Vào hồi …… ngày …… tháng …… năm 2024Có thể tìm hiểu Luận án tại: - Thư viện Quốc gia Việt Nam - Trung tâm Thông tin - Thư viện Lương Định Của, Học viện Nông nghiệp Việt Nam PHẦN 1. MỞ ĐẦU1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Ở Việt Nam, với lợi thế về điều kiện tự nhiên, các loại rau tươi của nước tarất phong phú từ rau ăn lá, rau ăn củ, rau ăn quả, rau ăn rễ và các loại rau gia vị,…trong đó rau tươi xuất khẩu là một trong những sản phẩm quan trọng của ngànhnông nghiệp Việt Nam. Mặc dù, năm 2021 Việt Nam bị ảnh hưởng nặng nề vì dịchbệnh Covid – 19 nhưng kim ngạch xuất khẩu rau của Việt Nam năm 2021 đạtkhoảng 1,1 tỷ USD, (tăng 8,9% so với năm 2020) (Tổng cục Hải quan, 2021).Ngoài mang lại kim ngạch xuất khẩu cho đất nước, xuất khẩu rau tươi còn tạo điềukiện cho các ngành công nghiệp phụ trợ, đặc biệt ngành logistics và các ngành dịchvụ phát triển. Đồng thời, góp phần giải quyết việc làm và chuyển đổi cơ cấu kinhtế nông nghiệp và nông thôn. Cùng với đó, khi Việt Nam tham gia vào các hiệpđịnh thương mại tự do thế giới (như Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyênThái Bình Dương (CPTPP); Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minhchâu Âu (EVFTA),…) sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các mặt hàng rau của ViệtNam xuất khẩu vào các thị trường có quy mô lớn, sức tiêu thụ mạnh. Tuy có nhiều lợi thế để phát triển nhưng ngành sản xuất rau xuất khẩu củaViệt Nam chưa phát huy hết tiềm năng và còn bộc lộ nhiều hạn chế như: sản xuấtchưa đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu về số lượng và chất lượng; yêu cầu xuấtkhẩu; thiếu mô hình sản xuất theo chuỗi do sản xuất ra chủ yếu là hộ nông dân cóquy mô nhỏ lẻ, manh mún, phân tán, khó khăn cho hoạch định đầu tư, quản lýchất lượng và tiêu thụ; các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu chưa thực sự quantâm trong liên kết sản xuất và tiêu thụ. Rau xuất khẩu Việt Nam cũng đang phảicạnh tranh thương mại quyết liệt giữa các nước sản xuất và xuất khẩu; các rào cảnkỹ thuật từ các nước nhập khẩu, đặc biệt là các yêu cầu về kiểm dịch, an toàn thựcphẩm rất cao. Trong bối cảnh hội nhập sâu vào kinh tế thế giới, nâng cao khả năngcạnh tranh cho sản phẩm rau là việc làm quan trọng cần hướng tới sản xuất rauxuất khẩu của tỉnh Hải Dương cũng không nằm ngoài thực trạng nêu trên. Hải Dương là một trong các tỉnh có diện tích gieo trồng rau lớn của đồngbằng sông Hồng; người dân trên địa bàn tỉnh cũng có rất nhiều kinh nghiệm trongsản xuất rau, có truyền thống sản xuất rau xuất khẩu. Trong bối cảnh hạn hán ngàycàng gia tăng, xu hướng chuyển dịch cơ cấu cây trồng từ cây trồng nước sang câytrồng cạn thì rau là cây trồng được ưu trên lựa chọn. Vì vậy, phát triển sản xuấtrau xuất khẩu sẽ thúc đẩy phát triển sản xuất hàng hóa, phát triển kinh tế nôngnghiệp và nông thôn và gia tăng thu nhập cho người nông dân. Trong những nămqua các sản phẩm rau của Hải Dương đã từng bước xuất khẩu sang các thị trườngkhó tính, đặc biệt là đối với một số sản phẩm rau có thế mạnh của tỉnh như hànhtỏi cà rốt, bắp cải, su hào, súp lơ, các loại rau gia vị,…(Sở Nông nghiệp & Pháttriển nông thôn (NN&PTNT) Hải Dương, 2022). Để thúc đẩy phát triển sản xuấtrau và sản xuất rau xuất khẩu ngành nông nghiệp của tỉnh đã thực hiện nhiều chínhsách hỗ trợ và thúc đẩy liên kết 4 nhà: nhà nông – nhà khoa học – nhà doanhnghiệp - Nhà nước, thường xuyên trao đổi, tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật cho nôngdân, chỉ đạo và giám sát từ khâu sản xuất đến sơ chế, đóng gói, xuất khẩu. Trong 1những năm qua Hải Dương đã thực hiện nhiều chính sách để thúc đẩy phát triểnsản xuất nông nghiệp của tỉnh theo hướng hàng hóa và hướng đến xuất khẩu, trongđó ngành hàng rau được tỉnh coi là một trong những sản phẩm thế mạnh, chủ lựcđể phát triển và xuất khẩu, từ đó tạo động lực để thúc đẩy phát triển sản xuất nôngnghiệp của tỉnh. Nhờ vậy, đến thời điểm hiện tại các các loại rau của Hải Dươngnhư cà rốt, hành, tỏi, bắp cải ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: