Danh mục

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển thị trường điện cạnh tranh tại Việt Nam

Số trang: 23      Loại file: docx      Dung lượng: 1.38 MB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Thư Viện Số

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (23 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế "Phát triển thị trường điện cạnh tranh tại Việt Nam" được nghiên cứu với mục tiêu: Xác lập cơ sở lý luận và nghiên cứu đánh giá thực tiễn đề xuất hệ thống các khuyến nghị giải pháp có luận cứ khoa học, phù hợp với thực tế phát triển TTĐ tại Việt Nam theo từng cấp độ phát triển của thị trường, đặc biệt là thị trường điện bán lẻ cạnh tranh.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển thị trường điện cạnh tranh tại Việt Nam1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI ------------------------- ĐINH XUÂN BÁCH PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG ĐIỆN CẠNH TRANH TẠI VIỆT NAM Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 9.31.01.10 Tóm tắt luận án tiến sĩ kinh tế Hà Nội, Năm 20232 Công trình được hoàn thành tại Trường Đại học Thương mại Người hướng dẫn khoa học PGS,TS. Nguyễn Thị Bích Loan PGS,TS. Đinh Văn Thành Phản biện 1: ………………………………… ……………………………………………….. Phản biện 2: ………………………………… ……………………………………………….. Phản biện 3: ………………………………… ……………………………………………….. Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp Trường họp tại …………………………………………….. Vào hồi…….. giờ ……… ngày ……. tháng ……. năm ………. Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện Quốc gia Thư viện Trường Đại học Thương mại3 PHẦN MỞ ĐẦU1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Các nghiên cứu về lý thuyết phát triển thị trường cạnh tranh nói chung cũng như vềthực tiễn phát triển thị trường điện cạnh tranh tại một số quốc gia cho thấy, thị trường điệncạnh tranh phát triển sẽ góp phần nâng cao tính minh bạch, hiệu quả của thị trường, đồngthời đảm bảo sự công bằng, bình đẳng giữa các chủ thể tham gia. Tại Việt Nam, những năm gần đây, cùng với sự phát triển kinh tế, xã hội của đấtnước, Ðảng và Nhà nước dành sự quan tâm đặc biệt đến lĩnh vực phát triển ngành nănglượng nước nhà. Theo Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia đến năm 2020, tầm nhìnđến năm 2050 của Chính phủ, mục tiêu dài hạn của ngành năng lượng là phải bảo đảm anninh năng lượng quốc gia, góp phần bảo đảm giữ vững an ninh, quốc phòng và phát triểnnền kinh tế độc lập, tự chủ của đất nước; cung cấp đầy đủ năng lượng với chất lượng caocho phát triển kinh tế - xã hội; khai thác và sử dụng hợp lý, có hiệu quả nguồn tài nguyênnăng luợng trong nuớc; đa dạng hóa phương thức đầu tư và kinh doanh trong lĩnh vực nănglượng, hình thành và phát triển thị trường năng lượng cạnh tranh lành mạnh; phát triểnnhanh, hiệu quả và bền vững ngành năng lượng đi đôi với bảo vệ môi truờng. Như vậy, vớiphương châm “năng lượng phải đi trước một bước”, ngành năng lượng phải đảm bảo cungcấp đủ các yêu cầu về điện, than, các loại hình nhiên liệu khác, làm tiền đề vững chắc chocông cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa của cả nuớc. Đối với ngành điện lực, bên cạnh mục tiêu đảm bảo an ninh cung cấp điện, cung cấpđủ điện cho các hoạt động kinh tế - chính trị - xã hội với chất lượng tốt, an toàn, tin cậy,ngành điện Việt Nam cũng hướng đến việc thúc đẩy phát triển thị trường điện (TTĐ) cạnhtranh. Đây là xu hướng phát triển chung của các nước trên thế giới, là động lực cho hoạtđộng hiệu quả trong sản xuất kinh doanh điện và phát triển kinh tế xã hội. Khi TTĐ đượcphát triển lên các cấp độ cao hơn, số lượng các khách hàng tiêu thụ điện có cơ hội được lựachọn nhà cung cấp điện sẽ tăng dần lên theo thời gian; tài chính các khâu trong ngành điệnđược cải thiện. Đặc biệt, giá điện sẽ hình thành hợp lý dựa trên quy luật cung - cầu kháchquan, chất lượng cung cấp điện được tăng lên, việc sử dụng điện sẽ hiệu quả hơn và cáckhách hàng sử dụng điện sẽ được hưởng các lợi ích khác từ TTĐ cạnh tranh. Chính vì thế,phát triển TTĐ cạnh tranh là mục tiêu chiến lược trong phát triển TTĐ Việt Nam. Phát triểnTTĐ cạnh tranh sẽ tạo động lực nâng cao hoạt động sản xuất, kinh doanh điện, đồng thờinâng cao tính minh bạch. Theo Lộ trình xây dựng và phát triển thị trường điện (TTĐ) cạnh tranh được Thủtướng Chính phủ phê duyệt (Quyết định số 63/2013/QĐ-TTg), TTĐ tại Việt Nam sẽ pháttriển qua 3 giai đoạn từ cấp độ thị trường phát điện cạnh tranh (VCGM) sang cấp độ bánbuôn điện cạnh tranh (VWEM) và cuối cùng là bán lẻ điện cạnh tranh. Mỗi giai đoạn TTĐsẽ được phát triển qua hai bước: Bước thử nghiệm và bước hoàn chỉnh. Tính đến nay, thị trường điện cạnh tranh Việt Nam đã vận hành chính thức được 11năm – kể từ ngày 1/7/2012 và trải qua hai giai đoạn phát triển: thị trường phát điện cạnhtranh (VCGM) và thị trường bán buôn điện cạnh tranh (VWEM). Tại thời điểm bắt đầu vậnhành, toàn hệ thống mới có 31 nhà máy điện trực tiếp tham gia chào giá trên thị trường vớitổng công suất 9.212 MW. Sau 11 năm vận hành, số lượng nhà máy tham gia trực tiếp tăngxấp xỉ 3,5 lần (108 nhà máy), với tổng công suất đặt tăng khoảng 3,35 lần (30.940 MW),tăng bình quân 13,12 %/năm. Đặc biệt, ngoài việc tăng trưởng ở phía các đơn vị phát điện,việc tham gia thị trường điện của 5 Tổng công ty điện lực cũng từng bước thay đổi trongkhâu mua buôn điện và dần tiến tới vận hành chính thức thị trường bán lẻ điện cạnh tranh(VREM) vào năm 2023 theo kế hoạch đã đề ra [1]. Bên cạnh những kết quả đạt được, việc triển khai các giai đoạn tiếp theo của lộ trìnhphát triển thị trường điện còn vấp phải nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến hiệu quả và lộ trìnhphát triển thị trường điện theo định hướng đã đặt ra; liên quan chủ yếu đến các điều kiệnđặc thù của hệ thống điện và cơ cấu tổ chức ngành điện Việt Nam, đồng thời là các yếu tố4thuộc về thị trường, môi trường pháp luật. Đặc biệt, những hạn chế trong quản lý vĩ mô củaBộ chủ quản và Nhà nước là một trong những nguyên nhân căn bản cho sự phát triển chậmchạp thị trường điện cạnh tranh. Mặt khác, qua tổng quan nghiên cứu (mục 2 dưới đây) cho thấy: đã có khá nhiềunghiên cứu về phát triển thị trường và thị trường cạnh tranh, nhưng có rất ít nghiên cứu(luận án, các dạng công trình khoa học khác) về thị trường điện cạnh tranh - một thịtrường đặc thù cần sự kiểm soát của Nhà nước để đảm bảo tính hiệu quả của thị trường vàan ninh năng lượng quốc gia. Thực ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: