Luận án đã đưa ra khái niệm và nội hàm về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế (CCNKT) trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) của một nền kinh tế hay của một địa phương. Luận án đã xây dựng các tiêu chí đánh giá chuyển dịch CCNKT trong CNH, HĐH, bao gồm các tiêu chí phản ánh động thái chuyển dịch CCNKT (cơ cấu GDP theo ngành kinh tế, chuyển dịch trong nội bộ từng ngành), các tiêu chí phản ánh trình độ chuyển dịch CCNKT (tốc độ chuyển dịch, cơ cấu lao động, cơ cấu xuất khẩu theo ngành) và các chỉ tiêu phản ánh tính đặc thù của chuyển dịch CCNKT (tỷ trọng các ngành có lợi thế so sánh).
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Ninh Bình từ năm 1992 đến nay: Kinh nghiệm và Giải pháp 1 2 CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN Tr−êng ®¹i häc kinh tÕ quèc d©n ------------ Người hướng dẫn khoa học: pgs. Ts. Ph¹m thÞ quý PGS.ts. lª quèc héi NguyÔn chÝ bÝnh QU¸ TR×NH CHUYÓN DÞCH C¥ CÊU NGµNH KINH TÕ Phản biện 1: PGS.TS. NGUYÔN H÷U TµITRONG C¤NG NGHIÖP HãA, HIÖN §¹I HãA ë TØNH NINH B×NH Tõ N¡M 1992 §ÕN NAY: KINH NGHIÖM Vµ GI¶I PH¸P Phản biện 2: ts. NguyÔn thÞ thanh h−¬ng Chuyªn ngµnh: lÞch sö kinh tÕ Phản biện 3: pgs.ts. lª hoµg nga M sè: 62310101 Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Nhà nước, họp tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Vào hồi ........ giờ, ngày ....... tháng ........ năm 201 Có thể tìm hiểu luận án tại Hµ néi, n¨m 2014 - Thư viện Quốc gia - Thư viện Trường Đại học Kinh tế Quốc dân3 4 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế (CCNKT) là một trong những nội dung chủ yếu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) trên phạm vi từng nước và từng địa phương. Thực tế cho thấy, việc tạo lập cơ cấu kinh tế hợp lý, trong đó có CCNKT, có ý nghĩa quan trọng đối với tăng trưởng và phát triển bền vững của một nền kinh tế và của địa phương. Do vậy, việc xây dựng CCNKT hợp lý đã và đang là vấn đề được các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu trên cả phương diện lý luận và thực tiễn. Ở Việt Nam, trong thời kỳ đổi mới, CCNKT cả nước và ở từng địa phương đã có chuyển dịch theo hướng CNH, HĐH. Tuy nhiên, cho đến nay, những yếu kém cơ bản về CCNKT ở nước ta vẫn chưa được khắc phục. Nền kinh tế chủ yếu vẫn dựa vào các ngành có lợi thế về tài nguyên và lao động chi phí thấp. Tỷ trọng các loại dịch vụ có giá trị gia tăng cao trong tổng sản phẩm quốc nội (GDP) như tài chính, ngân hàng, giáo dục, y tế, bảo hiểm... còn thấp, tỷ trọng công nghiệp chế biến tăng chậm trong khi tỷ trọng ngành nông-lâm-ngư nghiệp và khai khoáng còn cao. CCNKT địa phương và vùng lãnh thổ cũng tồn tại nhiều bất cập. Trên thực tế, chính quyền cấp tỉnh còn ít chú trọng đến việc xây dựng một CCNKT tối ưu và thường theo đuổi các mô hình phát triển và CCNKT tương tự nhau. Các địa phương cũng ít chú trọng đến việc xây dựng một CCNKT dựa trên các lợi thế tương đối và lợi thế cạnh tranh của địa phương mình trên cơ sở định hướng phát triển cả nước và các vùng liên quan. Điều này dẫn đến tình trạng các địa phương cạnh tranh nhau trong huy động các nguồn lực cho chuyển dịch CCNKT, làm cho việc sử dụng các nguồn lực này trên cả nước và ở từng địa phương trở nên kém hiệu quả. Từ khi tái lập tỉnh (1992) đến nay, cùng với thực hiện CNH, HĐH, quá trình chuyển dịch CCNKT của tỉnh Ninh Bình đã có sự thay đổi theo hướng tích cực, phù hợp với động thái phát triển kinh tế của địa phương trong CNH, HĐH. Điều đó tạo thêm nhiều ngành nghề mới, việc làm mới, gia tăng giá trị hàng hóa xuất khẩu và qua đó góp phần tạo tăng trưởng kinh tế của địa phương. Chính những kết quả kinh tế đạt được đã làm thay đổi diện mạo kinh tế - xã hội và tạo thế và lực để tỉnh Ninh Bình cùng cả nước hướng đến mục tiêu đến năm 2020 đưa Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp. Tuy nhiên trong sự chuyển dịch CCNKT ở tỉnh Ninh Bình vẫn bộc lộ không ít những hạn chế. Điều dễ nhận thấy là chuyển dịch CCNKT còn chưa cân đối, chưa đáp ứng mục tiêu của CNH, HĐH; hiệu quả và chất lượng của chuyển dịch CCNKT vẫn ẩn chứa những nhân tố thiếu bền vững. Trong chuyển dịch CCNKT vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế và bất cập bắt nguồn từ công tác qui hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phươ ...