Danh mục

Tóm tắt Luận án tiến sĩ Kinh tế: Quản lý nhà nước đối với Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo

Số trang: 27      Loại file: pdf      Dung lượng: 637.69 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luận án được nghiên cứu với mục tiêu nhằm tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài để tìm khoảng trống nghiên cứu. Hệ thống hóa, bổ sung làm rõ cơ sở lý luận về QLNN (cấp tỉnh) đối với Khu kinh tế cửa khẩu trong bối cảnh hiện nay dưới góc nhìn của chuyên ngành quản lý kinh tế.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án tiến sĩ Kinh tế: Quản lý nhà nước đối với Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH TRẦN BÁU HÀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI KHU KINH TẾ CỬA KHẨU QUỐC TẾ CẦU TREO TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ Mã số: 62 34 04 10 HÀ NỘI - 2017 Công trình đƣợc hoàn thành tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. NGUYỄN THỊ NHƢ HÀ 2. PGS.TS. NGUYỄN QUỐC THÁI Phản biện 1: …………………………………… …………………………………… Phản biện 2: …………………………………… …………………………………… Phản biện 3: …………………………………… …………………………………… Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện họp tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Vào hồi giờ ngày tháng năm 2017 Có thể tìm hiểu luận án tại Thư viện Quốc gia và Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Khu kinh tế cửa khẩu (KKTCK) quốc tế Cầu Treo, tỉnh Hà Tĩnh có vị trí rất thuận lợi trong giao thương với Lào và Thái Lan, được chính thức thành lập năm 2007. Trong những năm qua, các hoạt động của KKTCK này đã đạt được những kết quả khá quan trọng, góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Hà Tĩnh, được Chính phủ xác định là 01 trong 09 khu kinh tế cửa khẩu trọng điểm của cả nước. Tuy vậy, sự phát triển của KKTCK quốc tế Cầu Treo vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của một KKTCK trọng điểm. Bối cảnh quốc tế, trong nước và của tỉnh Hà Tĩnh trong thời gian tới đang đặt ra cho KKTCK này những thuận lợi và nhiều khó khăn, thách thức, cần phải có những giải pháp mới nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước (QLNN) đối với KKTCK quốc tế Cầu Treo để phát triển đúng định hướng, đạt được các mục tiêu đã đề ra. Vì vậy, đề tài Quản lý nhà nước đối với Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo được chọn nghiên cứu cho luận án tiến sĩ, chuyên ngành quản lý kinh tế. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu là làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của QLNN đối với KKTCK, đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện QLNN đối với KKTCK quốc tế Cầu Treo trong thời gian tới. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài để tìm khoảng trống nghiên cứu; Hệ thống hóa, bổ sung làm r cơ sở lý luận về QLNN (cấp tỉnh) đối với KKTCK trong bối cảnh hiện nay; Khảo cứu kinh nghiệm QLNN đối với KKTCK ở một số địa phương trong nước để rút ra bài học kinh nghiệm cho KKTCK quốc tế Cầu Treo; Phân tích, đánh giá thực trạng QLNN đối với KKTCK quốc tế Cầu Treo giai đoạn 2008-2015, chỉ ra những thành công, những hạn chế và nguyên nhân; Đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện QLNN đối với KKTCK quốc tế Cầu Treo đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu: Luận án nghiên cứu hoạt động quản lý nhà nước (cấp tỉnh) đối với khu kinh tế cửa khẩu. 2 3.2. Phạm vi nghiên cứu: Về nội dung: Luận án nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về QLNN (cấp tỉnh) đối với KKTCK; chủ thể quản lý là chính quyền cấp tỉnh và các cơ quan quản lý trực thuộc. Về không gian: luận án tập trung nghiên cứu hoạt động QLNN đối với KKTCK quốc tế Cầu Treo, tỉnh Hà Tĩnh; Về thời gian: luận án khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng QLNN đối với KKTCK quốc tế Cầu Treo giai đoạn 2008-2015; đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện QLNN đối với KKTCK quốc tế Cầu Treo giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. 4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu Trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, phương pháp luận nghiên cứu hiện đại chuyên ngành quản lý kinh tế và các quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước, nghiên cứu sinh sử dụng phương pháp hệ thống, thống kê, so sánh, kết hợp với phân tích, tổng hợp... kế thừa hợp lý những thành tựu nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn liên quan. 5. Những đóng góp mới về khoa học và thực tiễn của luận án Một là, hệ thống hoá và xây dựng được khung phân tích về QLNN (cấp tỉnh) đối với KKTCK dưới góc nhìn quản lý kinh tế. Hai là, trên cơ sở khảo cứu kinh nghiệm QLNN đối với KKTCK ở một số địa phương, đã chọn lọc được những kinh nghiệm có khả năng vận dụng vào QLNN đối với KKTCK quốc tế Cầu Treo một cách có hiệu quả. Ba là, phân tích, đánh giá thực trạng QLNN cấp tỉnh đối với KKTCK quốc tế Cầu Treo giai đoạn 2008-2015 trên cơ sở khung lý thuyết đã xây dựng, chỉ ra những thành công, những hạn chế, bất cập chủ yếu trong thực tế QLNN đối với KKTCK quốc tế Cầu Treo. Bốn là, luận án đề xuất được hệ thống các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác QLNN đối với KKTCK quốc tế Cầu Treo, tỉnh Hà Tĩnh trong thời gian từ nay đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. 6. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận án gồm 4 chương, 12 tiết. 3 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA NƢỚC NGOÀI Có một số công trình điển hình như: Toward a New Frontier, Improving the U.S. - Canadian Border (Hướng đến một biên giới mới, cải thiện khu vực cửa khẩu Mỹ-Canada, Sands, Christopher, Viện Brookings); The Cross Border Economies of Cambodia, Laos, Thailand and Vietnam (Các nền kinh tế biên giới của Campuchia, Lào, Thái Lan và Việt Nam), Viện Phát triển nguồn Campuchia, Phnom Penh; ''Regional Economic Impacts of Cross - Border Infrastructure: A General Equilibrium Application to Thailand and Lao PDR (Tá ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: