Danh mục

Tóm tắt Luận án tiến sĩ Kinh tế: Quản lý và sử dụng vốn nhà nước tại các doanh nghiệp qua công tác thanh tra

Số trang: 26      Loại file: pdf      Dung lượng: 543.02 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (26 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục đích nghiên cứu của luận án nhằm hệ thống hóa, phân tích, làm rõ cơ sở lý luận về quản lý và sử dụng vốn nhà nước tại các doanh nghiệp; Nghiên cứu, tổng hợp kinh nghiệm quản lý và sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp của một số nước trên thế giới, rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam; Phân tích, đánh giá tình hình quản lý và sử dụng vốn nhà nước tại các doanh nghiệp ở nước ta, chỉ ra những kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế này; Đề xuất phương hướng, giải pháp nâng cao quả quản lý và sử dụng vốn nhà nước tại các doanh nghiệp ở nước ta hiện nay và trong thời gian tới.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án tiến sĩ Kinh tế: Quản lý và sử dụng vốn nhà nước tại các doanh nghiệp qua công tác thanh tra VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI TĂNG THỊ THIỆMQUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VỐN NHÀ NƯỚC TẠI CÁCDOANH NGHIỆP QUA CÔNG TÁC THANH TRA Chuyên ngành Quản lý kinh tế Mã số 62.34.04.10 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS. TS Nguyễn Văn Thạo 2. PGS. TS Đoàn Hương Quỳnh HÀ NỘI - 2017 PHẦN MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài Doanh nghiệp nhà nước (DNNN) ở Việt Nam hiện nay đang nắm giữ những tài sảnchiến lược quan trọng nhất của đất nước có lợi thế kinh doanh so với các thành phầnkinh tế khác.Tuy nhiên, kết quả hoạt động của DNNN chưa thực sự tương xứng vớitiềm năng, lợi thế và chi phí đầu tư, chưa đáp ứng được sự kỳ vọng của người dân vànhà nước. Những thua lỗ, thất thoát vốn và tài sản nhà nước của các doanh nghiệp, cáctổng công ty, các tập đoàn trong những năm gần đây khiến dư luận rất lo lắng và bứcxúc, làm giảm lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước, mà nguyên nhân chínhlà do sự yếu kém trong quản lý kinh tế. Những bất cập chủ yếu trong việc thực hiệnquyền sở hữu vốn nhà nước tại các doanh nghiệp hiện nay chủ yếu do sự thiếu minhbạch, công khai thông tin của các doanh nghiệp có vốn nhà nước. Do vậy, hơn bao giờhết, cần đánh giá đúng thực chất hiệu quả sử dụng vốn nhà nước tại các doanh nghiệpqua hoạt động thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp. Là “tai mắt của trên, bạn của dưới”, ngành thanh tra trong những năm qua, đã vàđang khẳng định được vị trí và vai trò của mình trong quản lý nhà nước. Đặc biệt, ngànhthanh tra nói chung và công tác thanh tra của Thanh tra Chính phủ nói riêng đóng vaitrò quan trọng trong tiến trình đổi mới cơ cấu lại DNNN và đổi mới phương thức quảnlý vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Để cung cấp thông tin thực tế hơn, đầy đủ hơn, đặcbiệt là những mặt hạn chế, khuyết điểm đã được thanh tra chỉ ra về tình hình quản lý vàsử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp, qua đó đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệuquả hoạt động này, nghiên cứu sinh chọn đề tài: “Quản lý và sử dụng vốn nhà nước tạicác doanh nghiệp qua công tác thanh tra” với hy vọng góp phần cung cấp thêm nhữngthông tin tổng hợp về tình hình quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại các doanh nghiệp.Qua đó, đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nhà nước tại doanhnghiệp. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hóa, phân tích, làm rõ cơ sở lý luận về quản lý và sử dụng vốn nhà nướctại các doanh nghiệp; Nghiên cứu, tổng hợp kinh nghiệm quản lý và sử dụng vốn nhà 1nước tại doanh nghiệp của một số nước trên thế giới, rút ra bài học kinh nghiệm choViệt Nam; Phân tích, đánh giá tình hình quản lý và sử dụng vốn nhà nước tại các doanhnghiệp ở nước ta, chỉ ra những kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân củanhững hạn chế này; Đề xuất phương hướng, giải pháp nâng cao quả quản lý và sử dụngvốn nhà nước tại các doanh nghiệp ở nước ta hiện nay và trong thời gian tới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu + Phạm vi nghiên cứu về không gian: Các doanh nghiệp có vốn nhà nước, trong đótập trung tại các Tập đoàn kinh tế và Tổng công ty, các ngân hàng thương mại có vốnnhà nước chiếm tỷ lệ chi phối được Thanh tra Chính phủ thanh tra trong thời gian qua. + Phạm vi về thời gian: Luận án tập trung nghiên cứu thực trạng quản lý và sử dụngvốn, nguồn số liệu thứ cấp giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2016. Giải pháp đề xuất chođến năm 2025, tầm nhìn 2030. 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu - Luận án được xử lý trên cơ sở phương pháp luận lịch sử và lôgíc. - Phương pháp phân loại và hệ thống hóa lý thuyết - Phương pháp phân tích, thống kê, tổng hợp - Phương pháp mô hình hóa để đánh giá xu hướng phát triển của việc quản lý, sửdụng vốn nhà nước trong thời gian tới. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án - Luận án góp phần làm rõ cơ sở lý luận về quản lý và sử dụng có hiệu quả vốn nhànước tại doanh nghiệp. Tìm hiểu kinh nghiệm mô hình quản lý và sử dụng vốn nhànước tại các doanh nghiệp trên thế giới, tham khảo áp dụng tại Việt nam. Góp phầnphân tích đánh giá đúng tình hình (kết quả và hạn chế) việc quản lý và sử dụng vốn nhànước tại doanh nghiệp ở Việt Nam những năm vừa qua, nguyên nhân của tình hình này,nhất là của những hạn chế, yếu kém, dưới lăng kính của các kết luận thanh tra. Đề xuấtmột số phương hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn nhà nướctại doanh nghiệp ở Việt Nam trong những năm tới, đáp ứng mộ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: