Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế Quốc tế: Dịch vụ bảo hiểm cây trồng, vật nuôi - kinh nghiệm của một số nước và bài học cho Việt Nam
Số trang: 28
Loại file: pdf
Dung lượng: 553.14 KB
Lượt xem: 4
Lượt tải: 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Luận án thông qua những nghiên cứu về chính sách, mô hình và các dịch vụ bảo hiểm cây trồng, vật nuôi của một số nước, từ đó rút ra bài học nhằm thúc đẩy việc hình thành và phát triển dịch vụ này cho Việt Nam.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế Quốc tế: Dịch vụ bảo hiểm cây trồng, vật nuôi - kinh nghiệm của một số nước và bài học cho Việt Nam VIỆN HÀM LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ĐÀO THỊ THU HẰNGDỊCH VỤ BẢO HIỂM CÂY TRỒNG, VẬT NUÔI - KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM Chuyên ngành: Kinh tế quốc tế Mã số: 62.31.01.06TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ QUỐC TẾ HÀ NỘI, 2016 Công trình được hoàn thành tại: Học viện KHXH thuộc viện hàn lâm KHXH Việt Nam.NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS.TS LÊ BỘ LĨNH 2. PGS.TS. NGUYỄN VIẾT THẢO Phản biện 1: PGS.TS. Chu Đức Dũng Phản biện 2: PGS.TS. Ngô Tuấn Nghĩa Phản biện 3: PGS.TS Bùi Quang TuấnLuận án được bảo vệ trước Hội đồng cấp nhà nước chấmluận án tiến sĩ họp tại: Học viện khoa học xã hội, 477Nguyễn Trãi, Thanh Xuân – Hà Nội.vào hồi … giờ ….ngày …. Tháng …. Năm 2016Có thể tìm hiểu luận án tại:- Thư viện Quốc gia Việt Nam- Thư viện Học viện Khoa học xã hội 1 PHẦN MỞ ĐẦU1. Tính cấp thiết của nghiên cứu Nông nghiệp là ngành có mức độ phụ thuộc rất cao vào điều kiện địa lý,thời tiết. Người nông dân do vậy luôn phải đối mặt với hàng loạt rủi ro do thờitiết, sâu bọ, dịch bệnh gây ra. Để hạn chế những rủi ro này, một số biện phápquản lý rủi ro đã được phát triển, trong đó bảo hiểm nông nghiệp (BHNN) làmột trong những biện pháp quan trọng nhất. Trong BHNN thì bảo hiểm câytrồng vật nuôi là chủ yếu bởi vì khi nói đến lĩnh vực sản xuất nông nghiệp thìđó chính là việc trồng cây (trồng lúa, khoai, sắn…) chăn nuôi (lợn, gà, cá).Chính vì vậy, bảo hiểm cây trồng, vật nuôi đã được chú trọng và triển khaithực hiện từ lâu ở một số nước phát triển cũng như đang phát triển. Đối với Việt Nam, bảo hiểm cây trồng, vật nuôi càng trở nên cần thiết, bởilà một nước nông nghiệp, trên 70% số hộ gia đình sống bằng nghề nông, sảnxuất luôn bị tiềm ẩn nhiều nguy cơ do thiên tai, dịch bệnh. Nếu không có bảohiểm nông nghiệp, mỗi khi gặp rủi ro, người nông dân sẽ bị mất trắng và họ dễdàng rơi vào cảnh nghèo đói hoặc tái đói, tái nghèo, từ đó sẽ kéo theo nhiềuvấn đề xã hội nan giải khác. Trong bối cảnh đó, việc hình thành và phát triểndịch vụ bảo hiểm cây trồng, vật nuôi phù hợp với đặc thù của nông nghiệp,nông thôn và nông dân Việt Nam và tình hình thị trường bảo hiểm nôngnghiệp Việt Nam hiện nay là hết sức cần thiết và cấp bách. Từ những vấn đề nêu trên, Luận án tiến sỹ kinh tế với chủ đề “Dịch vụ bảohiểm cây trồng, vật nuôi - kinh nghiệm của một số nước và bài học cho ViệtNam” chính là nhằm giải quyết các vấn đề nêu trên. 2. Mục tiêu của nghiên cứu Thông qua những nghiên cứu về chính sách, mô hình và các dịch vụ bảohiểm cây trồng, vật nuôi của một số nước, từ đó rút ra bài học nhằm thúc đẩyviệc hình thành và phát triển dịch vụ này cho Việt Nam. Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu như đã nêu trên, các vấn đề đặt ra sauđây cần được giải quyết: i) Tại sao cần phải phát triển dịch vụ bảo hiểm cây trồng, vật nuôi? ii) Những nhân tố nào ảnh hưởng đến dịch vụ bảo hiểm cây trồng, vậtnuôi? iii) Một số nước có sự thành công trong phát triển dịch vụ bảo hiểm câytrồng, vật nuôi đã áp dụng chính sách và mô hình nào? 1 iv) Trên cơ sở kinh nghiệm của một số nước, Chính phủ và các doanhnghiệp Việt Nam cần thực hiện các giải pháp gì để thúc đẩy sự phát triển dịchvụ bảo hiểm, cây trồng vật nuôi?3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu và cách tiếp cận của luận án3.1. Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu chính sách và những loại hình, xu hướng phát triển của dịch vụbảo hiểm cây trồng, vật nuôi ở một số nước trên thế giới và ở Việt Nam.3.2. Phạm vi nghiên cứu Khái niệm bảo hiểm nông nghiệp có nội hàm rộng hơn so với khái niệmdịch vụ bảo hiểm cây trồng, vật nuôi và bản thân bảo hiểm là một loại dịch vụđặc biệt. Trong khuôn khổ của luận án này, phạm vi nghiên cứu sẽ chỉ tậptrung vào phân tích các mô hình dịch vụ bảo hiểm cây trồng, vật nuôi là haiđối tượng chủ yếu của bảo hiểm nông nghiệp, vì vậy nên khi các thuật ngữ vềbảo hiểm nông nghiệp được sử dụng trong luận án cũng hàm ý bảo hiểm câytrồng, vật nuôi. - Về không gian: Nghiên cứu một số mô hình dịch vụ bảo hiểm cây trồng,vật nuôi điển hình trên thế giới như mô hình bảo hiểm nông nghiệp một sốnước phát triển (Mỹ, Nhật Bản và Tây Ban Nha), mô hình một số nước đangphát triển hoặc có điều kiện tương đồng như Việt Nam (Trung Quốc,Philippines). - Về thời gian: Tại mỗi nước, thời điểm bắt đầu áp dụng dịch vụ bảo hiểmcây trồng, vật nuôi trong sản xuất nông nghiệp là khác nhau. Tuy nhiên, luậnán lấy mốc thời gian nghiên cứu từ năm 1982 - khi mà dịch vụ bảo hiểm nôngnghiệp bắt đầu được triển khai thí điểm ở Việt Nam. - Về nội dung: Nghiên cứu kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới vềdịch vụ bảo hiểm cây trồng, vật nuôi của họ và từ đó tìm ra giải pháp có thể ápdụng vào thực tiễn của Việt Nam. 3.3. Cách tiếp cận của luận án Luận án tiếp cận nghiên cứu dịch vụ bảo hiểm cây trồng, vật nuôi trên gócđộ vĩ mô mà không đi sâu vào nghiên cứu nghiệp vụ và kỹ thuật của loại hìnhdịch vụ bảo hiểm này. Do vậy cách tiếp cận của luận án là: - Luận án cũng nghiên cứu cơ chế chính sách, mô hình triển khai bảo hiểmcây trồng, vật nuôi như một trong những điều kiện để cho hàng hóa đó/dịch vụđó có thể được sử dụng thuận lợi trên thị trường. Từ đó có thể rút ra đượcnhững bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. - Nghiên cứu dịch vụ bảo hiểm cây trồng, vật nuôi gắn với biến đổi khí hậuvà tiến trình hội nhập quốc tế, vì biến đổi khí hậu và hội nhập quốc tế tạo ra 2một loạt các nguy cơ, một loạt các tổn thương, rủi ro trong trồng trọt, và chănnuôi. Và bản chất của bảo hiểm và dịch vụ bảo hiểm l ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế Quốc tế: Dịch vụ bảo hiểm cây trồng, vật nuôi - kinh nghiệm của một số nước và bài học cho Việt Nam VIỆN HÀM LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ĐÀO THỊ THU HẰNGDỊCH VỤ BẢO HIỂM CÂY TRỒNG, VẬT NUÔI - KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM Chuyên ngành: Kinh tế quốc tế Mã số: 62.31.01.06TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ QUỐC TẾ HÀ NỘI, 2016 Công trình được hoàn thành tại: Học viện KHXH thuộc viện hàn lâm KHXH Việt Nam.NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS.TS LÊ BỘ LĨNH 2. PGS.TS. NGUYỄN VIẾT THẢO Phản biện 1: PGS.TS. Chu Đức Dũng Phản biện 2: PGS.TS. Ngô Tuấn Nghĩa Phản biện 3: PGS.TS Bùi Quang TuấnLuận án được bảo vệ trước Hội đồng cấp nhà nước chấmluận án tiến sĩ họp tại: Học viện khoa học xã hội, 477Nguyễn Trãi, Thanh Xuân – Hà Nội.vào hồi … giờ ….ngày …. Tháng …. Năm 2016Có thể tìm hiểu luận án tại:- Thư viện Quốc gia Việt Nam- Thư viện Học viện Khoa học xã hội 1 PHẦN MỞ ĐẦU1. Tính cấp thiết của nghiên cứu Nông nghiệp là ngành có mức độ phụ thuộc rất cao vào điều kiện địa lý,thời tiết. Người nông dân do vậy luôn phải đối mặt với hàng loạt rủi ro do thờitiết, sâu bọ, dịch bệnh gây ra. Để hạn chế những rủi ro này, một số biện phápquản lý rủi ro đã được phát triển, trong đó bảo hiểm nông nghiệp (BHNN) làmột trong những biện pháp quan trọng nhất. Trong BHNN thì bảo hiểm câytrồng vật nuôi là chủ yếu bởi vì khi nói đến lĩnh vực sản xuất nông nghiệp thìđó chính là việc trồng cây (trồng lúa, khoai, sắn…) chăn nuôi (lợn, gà, cá).Chính vì vậy, bảo hiểm cây trồng, vật nuôi đã được chú trọng và triển khaithực hiện từ lâu ở một số nước phát triển cũng như đang phát triển. Đối với Việt Nam, bảo hiểm cây trồng, vật nuôi càng trở nên cần thiết, bởilà một nước nông nghiệp, trên 70% số hộ gia đình sống bằng nghề nông, sảnxuất luôn bị tiềm ẩn nhiều nguy cơ do thiên tai, dịch bệnh. Nếu không có bảohiểm nông nghiệp, mỗi khi gặp rủi ro, người nông dân sẽ bị mất trắng và họ dễdàng rơi vào cảnh nghèo đói hoặc tái đói, tái nghèo, từ đó sẽ kéo theo nhiềuvấn đề xã hội nan giải khác. Trong bối cảnh đó, việc hình thành và phát triểndịch vụ bảo hiểm cây trồng, vật nuôi phù hợp với đặc thù của nông nghiệp,nông thôn và nông dân Việt Nam và tình hình thị trường bảo hiểm nôngnghiệp Việt Nam hiện nay là hết sức cần thiết và cấp bách. Từ những vấn đề nêu trên, Luận án tiến sỹ kinh tế với chủ đề “Dịch vụ bảohiểm cây trồng, vật nuôi - kinh nghiệm của một số nước và bài học cho ViệtNam” chính là nhằm giải quyết các vấn đề nêu trên. 2. Mục tiêu của nghiên cứu Thông qua những nghiên cứu về chính sách, mô hình và các dịch vụ bảohiểm cây trồng, vật nuôi của một số nước, từ đó rút ra bài học nhằm thúc đẩyviệc hình thành và phát triển dịch vụ này cho Việt Nam. Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu như đã nêu trên, các vấn đề đặt ra sauđây cần được giải quyết: i) Tại sao cần phải phát triển dịch vụ bảo hiểm cây trồng, vật nuôi? ii) Những nhân tố nào ảnh hưởng đến dịch vụ bảo hiểm cây trồng, vậtnuôi? iii) Một số nước có sự thành công trong phát triển dịch vụ bảo hiểm câytrồng, vật nuôi đã áp dụng chính sách và mô hình nào? 1 iv) Trên cơ sở kinh nghiệm của một số nước, Chính phủ và các doanhnghiệp Việt Nam cần thực hiện các giải pháp gì để thúc đẩy sự phát triển dịchvụ bảo hiểm, cây trồng vật nuôi?3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu và cách tiếp cận của luận án3.1. Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu chính sách và những loại hình, xu hướng phát triển của dịch vụbảo hiểm cây trồng, vật nuôi ở một số nước trên thế giới và ở Việt Nam.3.2. Phạm vi nghiên cứu Khái niệm bảo hiểm nông nghiệp có nội hàm rộng hơn so với khái niệmdịch vụ bảo hiểm cây trồng, vật nuôi và bản thân bảo hiểm là một loại dịch vụđặc biệt. Trong khuôn khổ của luận án này, phạm vi nghiên cứu sẽ chỉ tậptrung vào phân tích các mô hình dịch vụ bảo hiểm cây trồng, vật nuôi là haiđối tượng chủ yếu của bảo hiểm nông nghiệp, vì vậy nên khi các thuật ngữ vềbảo hiểm nông nghiệp được sử dụng trong luận án cũng hàm ý bảo hiểm câytrồng, vật nuôi. - Về không gian: Nghiên cứu một số mô hình dịch vụ bảo hiểm cây trồng,vật nuôi điển hình trên thế giới như mô hình bảo hiểm nông nghiệp một sốnước phát triển (Mỹ, Nhật Bản và Tây Ban Nha), mô hình một số nước đangphát triển hoặc có điều kiện tương đồng như Việt Nam (Trung Quốc,Philippines). - Về thời gian: Tại mỗi nước, thời điểm bắt đầu áp dụng dịch vụ bảo hiểmcây trồng, vật nuôi trong sản xuất nông nghiệp là khác nhau. Tuy nhiên, luậnán lấy mốc thời gian nghiên cứu từ năm 1982 - khi mà dịch vụ bảo hiểm nôngnghiệp bắt đầu được triển khai thí điểm ở Việt Nam. - Về nội dung: Nghiên cứu kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới vềdịch vụ bảo hiểm cây trồng, vật nuôi của họ và từ đó tìm ra giải pháp có thể ápdụng vào thực tiễn của Việt Nam. 3.3. Cách tiếp cận của luận án Luận án tiếp cận nghiên cứu dịch vụ bảo hiểm cây trồng, vật nuôi trên gócđộ vĩ mô mà không đi sâu vào nghiên cứu nghiệp vụ và kỹ thuật của loại hìnhdịch vụ bảo hiểm này. Do vậy cách tiếp cận của luận án là: - Luận án cũng nghiên cứu cơ chế chính sách, mô hình triển khai bảo hiểmcây trồng, vật nuôi như một trong những điều kiện để cho hàng hóa đó/dịch vụđó có thể được sử dụng thuận lợi trên thị trường. Từ đó có thể rút ra đượcnhững bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. - Nghiên cứu dịch vụ bảo hiểm cây trồng, vật nuôi gắn với biến đổi khí hậuvà tiến trình hội nhập quốc tế, vì biến đổi khí hậu và hội nhập quốc tế tạo ra 2một loạt các nguy cơ, một loạt các tổn thương, rủi ro trong trồng trọt, và chănnuôi. Và bản chất của bảo hiểm và dịch vụ bảo hiểm l ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Kinh tế quốc tế Dịch vụ bảo hiểm Bảo hiểm sản phẩm nông nghiệp Sản xuất nông nghiệp Luận án Tiến sĩGợi ý tài liệu liên quan:
-
205 trang 414 0 0
-
Luận án Tiến sĩ Tài chính - Ngân hàng: Phát triển tín dụng xanh tại ngân hàng thương mại Việt Nam
267 trang 376 1 0 -
97 trang 312 0 0
-
174 trang 301 0 0
-
206 trang 299 2 0
-
228 trang 260 0 0
-
32 trang 212 0 0
-
Luận án tiến sĩ Ngữ văn: Dấu ấn tư duy đồng dao trong thơ thiếu nhi Việt Nam từ 1945 đến nay
193 trang 211 0 0 -
Cơ sở lý thuyết cho bài toán tối ưu hóa động sử dụng phân bổ nước cho mục tiêu tưới và phát điện
7 trang 206 0 0 -
208 trang 200 0 0