Danh mục

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế quốc tế: Tác động của các hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới tới việc dịch chuyển nguồn vốn FDI vào Việt Nam

Số trang: 28      Loại file: pdf      Dung lượng: 974.66 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (28 trang) 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu nghiên cứu của luận án "Tác động của các hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới tới việc dịch chuyển nguồn vốn FDI vào Việt Nam" nhằm hệ thống hóa các lý thuyết, khái niệm, thuật ngữ về chủ đề FTA thế hệ mới, thu hút, dịch chuyển dòng vốn FDI toàn cầu trong các giai đoạn khác nhau, đưa ra được lý luận chung về tác động thu hút, dịch chuyển FDI vào quốc gia dưới tác động của FTA thế hệ mới.


Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế quốc tế: Tác động của các hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới tới việc dịch chuyển nguồn vốn FDI vào Việt Nam BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN ------    ------ TỐNG THỊ MINH PHƯƠNGTÁC ĐỘNG CỦA CÁC HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO (FTA) THẾ HỆ MỚI TỚI VIỆC DỊCH CHUYỂN NGUỒN VỐN FDI VÀO VIỆT NAM Chuyên ngành: KINH TẾ QUỐC TẾ Mã số: 9310106 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÀ NỘI - 2024 CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂNNgười hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. TẠ VĂN LỢI 2. PGS.TS. NGUYỄN ĐÌNH THỌPhản biện 1:Phản biện 2:Phản biện 3: Luận án được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Vào hồi: ngày tháng năm 2024Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Quốc gia - Thư viện Đại học Kinh tế Quốc dân 1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN 1. Sự cần thiết của nghiên cứu Hội nhập kinh tế quốc tế và thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)là chủ đề luôn được các nhà nghiên cứu và quản lý quan tâm, đặc biệt là nhữngảnh hưởng tích cực của những hoạt động này đến sự phát triển kinh tế, xã hội củacác quốc gia. Việt Nam là một trong những quốc gia thu hút FDI thành công trênthế giới. Sau hơn 35 năm thu hút FDI (1988-2024), Việt Nam - một quốc gia đangphát triển và là thành viên tích cực của Cộng đồng Kinh tế ASEAN (Hiệp hội cácquốc gia Đông Nam Á) năng động, đã đạt được những thành tựu kinh tế-xã hội nhấtđịnh. Bên cạnh đó, những biến động toàn cầu và sự kiện trong nước cũng đặt ranhững cơ hội và thách thức lớn đối với việc thu hút dịch chuyển dòng vốn FDI vàoViệt Nam. Cụ thể, bối cảnh toàn cầu có thể kể đến sự xuất hiện của đại dịch Covid-19, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và chuyển đổi số trên toàn cầu, các căng thẳngđịa chính trị, các cuộc chiến tranh thương mại- cụ thể và khắc nghiệt nhất - Mỹ-Trung, xu thế bảo hộ trỗi dậy trên toàn cầu, sự đứt gãy, gián đoạn của các chuỗicung ứng và thay đổi của chuỗi giá trị toàn cầu (GVC), sự xuất hiện của các siêuhiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới…Song song với những biến độngtoàn cầu, những sự phát triển và sự kiện tầm quốc gia ở Việt Nam cũng gợi ranhiều thách thức cũng như yêu cầu đối với việc thu hút, dịch chuyển FDI vào ViệtNam như là: các biến động của nền kinh tế vĩ mô, việc hội nhập tích cực vào nềnkinh tế khu vực và toàn cầu của Việt Nam với một loạt các FTA mới và quan trọngđược kí kết (đặc biệt là Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái BìnhDương (CPTPP), Hiệp định thương mại tự do Liên minh châu Âu-Việt Nam(EVFTA), Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP)…), những điềuchỉnh của chính sách thu hút đầu tư, hoàn thiện thể chế, nâng cao chất lượng, hiệuquả hợp tác đầu tư nước ngoài theo Nghị quyết Số 50-NQ/TW của Bộ Chính trị,thành công nhất định trong ứng phó với đại dịch Covid-19 và phát triển kinh tếgiai đoạn hậu Covid-19, những thay đổi sau thành công của Đại hội Đảng XIII… Kể từ khi Việt Nam bắt đầu mở cửa nền kinh tế, có thể thấy, xu hướngFDI vào Việt Nam luôn tăng qua các năm dựa trên số liệu thường niên của Tổngcục Thống kê. Trước đây, các doanh nghiệp FDI đầu tư vào Việt Nam phần lớn cóquy mô và lợi nhuận chưa đáng kể, hầu hết làm thầu phụ cho các công ty đa quốcgia, nằm trong khâu tạo ra giá trị sản phẩm thấp (Malesky, 2010). Những năm gần 2đây, từ khi Việt Nam bắt đầu đàm phán và ký kết một loạt FTA thế hệ mới nhưCPTPP hay EVFTA, nhiều nhà đầu tư quốc tế mới cùng với nguồn vốn ngoại đãtìm đến các ngành công nghiệp của Việt Nam để đón đầu các cơ hội do các FTAnày mang lại, đặc biệt là ngành công nghiệp chế biến, chế tạo. Về mặt học thuật, lý luận, những nghiên cứu về ảnh hưởng của FTA thế hệmới đến dịch chuyển FDI vào một nước nhận đầu tư còn rất hạn chế. Cụ thể, ýtưởng về các FTA thế hệ mới mặc dù đã xuất hiện trên 10 năm nhưng hiện naychỉ có một số thực sự được ký kết và đi vào thực thi. Bên cạnh đó, thời gian thựcthi của những FTA thế hệ mới này chưa lâu, nên những tác động của việc thựcthi loạt FTA này vẫn chưa được quan sát và nghiên cứu đầy đủ, đặc biệt là nhữngảnh hưởng đến dịch chuyển đầu tư vào một nước thành viên cụ thể của hiệp định.Thêm vào đó, lý thuyết về dịch chuyển đầu tư cũng cần được làm rõ hơn để tạođiều kiện cho những nghiên cứu về chủ đề này. Về mặt thực tiễn, tại Việt Nam, bối cảnh biến động toàn cầu và trên phươngdiện quốc gia được dự đoán sẽ có những tác động sâu sắc đến hoạt động dịchchuyển FDI vào Việt Nam. Rất cần một nghiên cứu để đánh giá tổng thể thựctrạng dịch chuyển FDI từ các quốc gia vào Việt Nam, trước và sau khi các FTAnày đi vào hiệu lực. Liệu FDI từ những nước thành viên và không là thành viêncủa các FTA thế hệ mới này đã, đang và sẽ có xu hướng vào Việt Nam như thếnào trong tương lai? Tuy nhiên có rất ít nghiên cứu đã được thực hiện để kiểmchứng các nhận định, suy đoán trên. Với các lý do như trên, nghiên cứu sinh đã lựa chọn đề tài: “Tác động củacác hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới tới việc dịch chuyển nguồn vốnFDI vào Việt Nam” cho luận án tiến sĩ của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu của luận án là nghiên cứu và đánh giá tác động của các FTA thếhệ mới tới dịch chuyển FDI vào nước nhận đầu tư, cụ thể trường hợp Việt Nam.Kết quả nghiên cứu này cung cấp những dẫn chứng cho việc xây dựng định hướngchính sách thu hút dịch chuyển đầu tư vào Việt Nam trong thời gian tới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án này bao gồm: lý luận và thực tiễn về tácđộng của các FTA thế hệ mới đến dịch chuyển dòng vốn FDI vào một quốc gianhận đầu tư – một n ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: