Danh mục

Tóm tắt Luận án tiến sĩ Kinh tế: Sinh kế của hộ nông dân di cư tự do trên địa bàn tỉnh Đắk Nông

Số trang: 27      Loại file: pdf      Dung lượng: 1,021.68 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luận án đưa ra nhận định di cư tự do là một hiện tượng kinh tế xã hội tất yếu khách quan trong quá trình phát triển của mỗi quốc gia. Hiện tượng này luôn có tác động hai mặt, vừa tích cực vừa tiêu cực đến sự phát triển kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng của đất nước nói chung và của từng địa phương nói riêng.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án tiến sĩ Kinh tế: Sinh kế của hộ nông dân di cư tự do trên địa bàn tỉnh Đắk Nông HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM ĐÀM THỊ HỆSINH KẾ CỦA HỘ NÔNG DÂN DI CƯ TỰ DO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK NÔNG Chuyên ngành: Kinh tế phát triển Mã số: 62 31 01 05 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2017Công trình hoàn thành tại: HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAMNgười hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Nguyễn Văn Tuấn 2. PGS.TS. Bùi Bằng ĐoànPhản biện 1: GS.TS. Phạm Thị Mỹ Dung Hội Kinh tế nông lâmPhản biện 2: PGS.TS. Quyền Đình Hà Học viện Nông nghiệp Việt NamPhản biện 3: PGS.TS. Trần Hữu Đào Trường Đại học Lâm nghiệp Việt NamLuận án đã được bảo vệ trước Hội đồng Đánh giá luận án cấp Học việnhọp tại: Học viện Nông nghiệp Việt Nam Vào hồi giờ phút, ngày tháng năm 2017Có thể tìm hiểu luận án tại:Thư viện Quốc gia Việt NamThư viện Lương Định Của - Học viện Nông nghiệp Việt Nam Phần 1. MỞ ĐẦU1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Di dân và Di cư tự do (DCTD) đang là vấn đề thu hút sự quan tâm sâu rộng trênphạm vi toàn cầu nói chung và ở cấp độ các quốc gia nói riêng bởi những áp lực và tácđộng trên nhiều mặt của hiện tượng này. Có nhiều nguyên nhân của DCTD, nhưngnguyên nhân chủ yếu nhất vẫn là nhu cầu tìm đến những nơi mới có sinh kế tốt hơn. Sinh kế là kế sinh nhai, cách thức và phương tiện để kiếm sống, bao gồm các khảnăng, các tài sản và các hoạt động cần thiết để kiếm sống của con người trong một bốicảnh cụ thể. Thực tiễn cho thấy di dân trong đó có DCTD là một hiện tượng tất yếu của xã hộitrong quá trình phát triển, tuy nhiên, do nguồn lực sinh kế hạn chế (đất canh tác, vốn,các mối quan hệ xã hội, cơ sở hạ tầng) cùng với các yếu tố ngoại cảnh không thuận lợinên sinh kế của người di cư, đặc biệt là DCTD chủ yếu dựa vào khai thác tự nhiên, lấnđất, lấn rừng, gây sức ép không nhỏ đến sự phát triển kinh tế - xã hội - môi trường - anninh của địa phương nơi đến cũng như của cả quốc gia. Do vậy, giải pháp tạo dựng, cảithiện sinh kế cho người dân DCTD là một yêu cầu cấp bách trong chiến lược phát triểnkinh tế - xã hội của quốc gia và các địa phương. DCTD đến các tỉnh Tây nguyên nói chung và tỉnh Đắk Nông nói riêng đã diễn ratrong thời gian dài, cho đến nay vẫn đang tiếp diễn. Cho đến cuối năm 2014, số lượngngười đến Đắk Nông theo diện DCTD là 22.689 hộ với 105.509 nhân khẩu. Dân DCTDđến Đắk Nông trong những năm gần đây chủ yếu là người dân tộc thiểu số (H’Mông,Tày, Nùng, Thái, Dao...) di cư từ các tỉnh miền núi phía Bắc như Điện Biên, Lai Châu,Lào Cai, Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng... với các tôn giáo khá đa dạng như Thiênchúa giáo, Phật Giáo, Tin lành... (UBND Tỉnh Đắk Nông, 2014). Phần lớn người DCTD chọn nơi ở mới một cách tự phát, không tập trung, trongcác vùng xa, vùng khó khăn, thiếu đất sản xuất, một số ở những khu vực thiếu nước sinhhoạt và phục vụ sản xuất, vì vậy người dân DCTD ở đây gặp phải không ít khó khăn,thách thức trong việc ổn định đời sống và sản xuất. Bên cạnh đó làn sóng DCTD đếnĐắk Nông khá nhiều, trong khi điều kiện phát triển cơ sở hạ tầng của địa phương cònyếu, nguồn vốn và quỹ đất để ổn định dân cư còn lại rất hạn chế đã và đang gây nhữngsức ép và những thách thức lớn đối với chính quyền địa phương. Trong những năm vừa qua, Đảng, Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sáchvà thực thi nhiều giải pháp để ổn định đời sống, sản xuất cho người dân DCTD. TỉnhĐắk Nông cũng đã triển khai một số đề án, dự án, các chính sách nhằm ổn định sảnxuất, đời sống cho dân DCTD trên địa bàn và đã đạt được những kết quả quan trọng.Tuy nhiên, vì nhiều lý do khác nhau cả về chủ quan và khách quan, kết quả mới chỉ 1dừng lại ở việc giải quyết trước mắt các vấn đề nóng trong đời sống cho người DCTD,bảo đảm an ninh trật trên địa bàn. Cho đến nay đời sống và sản xuất của đa số hộ nông dân DCTD vẫn còn gặpnhiều khó khăn, tiềm ẩn nhiều nguy cơ bất ổn về kinh tế - xã hội - môi trường của Tỉnhvà khu vực. Trong bối cảnh đó, việc phát triển kinh tế - xã hội theo định hướng phát triển bềnvững của tỉnh Đắk Nông cần khai thác một cách hợp lý các nguồn tài nguyên thiênnhiên và giải quyết một cách hợp lý hài hòa nhất các vấn đề kinh tế xã hội, đặc biệt làvấn đề phát triển sinh kế cho các hộ nông dân DCTD. Trong thực tiễn, đã có một số nghiên cứu về DCTD, một số nghiên cứu về sinh kếcho các hộ nông dân trên địa bàn tỉnh Đắk Nông, tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào đềcập đến vấn đề sinh kế cho hộ nông dân thuộc diện DCTD trên địa bàn tỉnh Đắk Nông. Việc nghiên cứu, đánh giá thực trạng sinh kế của hộ nông dân DCTD, phân tíchnguyên nhân và yếu tố tác động, từ đó đề xuất giải pháp nhằm cải thiện, phát triển sinhkế cho các hộ nông dân DCTD trên địa bàn tỉnh Đắk Nông là rất cần thiết và cấp bách.1.2.MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU1.2.1. Mục tiêu chung Đánh giá thực trạng sinh kế và các yếu tố ảnh hưởng đến sinh kế của các hộ nôngdân di cư tự do trên địa bàn tỉnh Đắk Nông, từ đó đề xuất định hướng và các giải phápnhằm tăng cường sinh kế của các hộ nông dân di cư tự do trên địa bàn Tỉnh thời gian tới.1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Góp phần hệ thống hóa, luận giải và làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về sinh kếcủa hộ nông dân di cư tự do; - Đánh giá thực trạng sinh kế của hộ nông dân di cư tự do trên địa bàn tỉnh ĐắkNông; - Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đếnchiến lược và kết quả sinh kế của hộ nôngdân di cư tự do trên địa bàn tỉnh Đắk Nông; - Đề xuất định hướng và các giải pháp nhằm tăng cường sinh kế của các hộ nôngdân di cư tự do trên địa bàn tỉnh Đắk Nông trong thời gian tới.1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU Để giải quyết các mục tiêu trên, luận án đặt ra các vấ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: