Danh mục

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Sự hòa hợp giữa kế toán việt nam và quốc tế trong việc lập và trình bày báo cáo tài chính hợp nhất – từ chuẩn mực đến thực tiễn

Số trang: 27      Loại file: pdf      Dung lượng: 830.19 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Sự hòa hợp giữa kế toán việt nam và quốc tế trong việc lập và trình bày báo cáo tài chính hợp nhất – từ chuẩn mực đến thực tiễn nhằm đánh giá về sự hòa hợp giữa kế toán Việt Nam và quốc tế trong việc lập và trình bày BCTC HN, từ chuẩn mực đến thực tiễn.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Sự hòa hợp giữa kế toán việt nam và quốc tế trong việc lập và trình bày báo cáo tài chính hợp nhất – từ chuẩn mực đến thực tiễn BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH TRẦN HỒNG VÂNSỰ HÒA HỢP GIỮA KẾ TOÁN VIỆT NAM VÀQUỐC TẾ TRONG VIỆC LẬP VÀ TRÌNH BÀY BÁO CÁO TÀI CHÍNH HỢP NHẤT – TỪ CHUẨN MỰC ĐẾN THỰC TIỄN Ngành: Kế toán Mã số: 62343001 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Năm 2014 Công trình được hoàn thành tại Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí MinhNgười hướng dẫn khoa học: 1. PGS, TS Bùi Văn Dương 2. PGS, TS Hà Xuân ThạchPhản biện 1: PGS, TS Vũ Hữu ĐứcPhản biện 2: PGS, TS Nguyễn ViệtPhản biện 3:Luận án được trình bày trước Hội đồng đánh giá cấp cơ sở họp tại TrườngĐại học Kinh Tế TP.HCM vào lúc 08 giờ 00 ngày 21 tháng 05 năm 2013 1 PHẦN MỞ ĐẦU1. Tính cấp thiết của đề tài Từ những thập niên cuối thế kỷ XX đến nay, dưới tác động của quá trình toàncầu hóa, tiến trình hòa hợp và hội tụ kế toán tại các quốc gia trên thế giới diễn rangày càng mạnh mẽ. Cũng theo xu thế này, năm 1999, Việt Nam (Bộ Tài chính) bắtđầu nghiên cứu, soạn thảo chuẩn mực kế toán (CMKT) theo hai nguyên tắc cơ bản:(i) dựa trên cơ sở các chuẩn mực quốc tế về kế toán và (ii) phù hợp với điều kiệnphát triển của nền kinh tế Việt Nam, phù hợp với hệ thống luật pháp, trình độ, kinhnghiệm kế toán, kiểm toán của Việt Nam. Đến cuối năm 2005, 26 VAS(Vietnamese Accouting Standard – CMKT Việt Nam) đã được ban hành. Tuynhiên, từ khi được chính thức áp dụng cho đến nay, mặc dù nội dung đã có nhữnglạc hậu nhất định so với các IAS (International Accounting Standard – tạm dịch:CMKT quốc tế) và IFRS (International Financial Reporting Standard – tạm dịch:Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế) nhưng các VAS vẫn chưa lần nào được sửađổi, bổ sung. Nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý của nền kinh tế thị trường đang tronggiai đoạn hoàn thiện và yêu cầu hội nhập kinh tế, tháng 5 năm 2011, Bộ Tài chínhcông bố quyết định thành lập Ban nghiên cứu, xây dựng, ban hành, công bố VAS.Theo định hướng, đến năm 2015, Việt Nam sẽ công bố đầy đủ các chuẩn mực liênquan, cần thiết và phù hợp với nền kinh tế thị trường, tiệm cận được các IAS/IFRS. Có thể thấy rằng, đến thời điểm hiện nay, các doanh nghiệp (DN) Việt Namvẫn lập và trình bày báo cáo tài chính (BCTC) nói chung và báo cáo tài chính hợpnhất (BCTC HN) nói riêng theo các VAS chưa sửa đổi. Việc các VAS được sửađổi, bổ sung theo hướng tiệm cận với các IAS/IFRS theo lộ trình mà Bộ Tài chínhđang tiến hành có thể sẽ làm phát sinh không ít vấn đề, có thể làm tổn hao nhiềuthời gian và công sức đối với cả các DN lẫn các cơ quan nhà nước có liên quan.Trên quan điểm xu hướng hội tụ kế toán với IAS/IFRS là không tránh khỏi, việcnghiên cứu mức độ hòa hợp của kế toán Việt Nam, trước hết ở góc độ BCTC HNnhằm góp phần làm sáng tỏ khoảng cách giữa kế toán Việt Nam với kế toán quốc tếở hai khía cạnh: chuẩn mực kế toán và thực tế kế toán, để từ đó có thể đưa ra cácgiải pháp vừa đảm bảo tiến trình hội tụ với kế toán quốc tế vừa phù hợp với thực tếtại Việt Nam như quan điểm xây dựng hệ thống VAS ban đầu đã công bố là hết sứccấp thiết. Xuất phát từ lý do này, tác giả chọn đề tài “Sự hòa hợp giữa kế toán ViệtNam và Quốc tế trong việc lập và trình bày báo cáo tài chính hợp nhất – Từ chuẩnmực đến thực tiễn” làm nội dung nghiên cứu trong luận án tiến sĩ của mình.2. Mục tiêu nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu2.1. Mục tiêu nghiên cứu 2 Mục tiêu nghiên cứu chính yếu của luận án là đánh giá về sự hòa hợp giữa kếtoán Việt Nam và quốc tế trong việc lập và trình bày BCTC HN, từ chuẩn mực đếnthực tiễn.2.2. Phương pháp nghiên cứu Tiến trình nghiên cứu chủ yếu sử dụng phương pháp định lượng để đo lườngmức độ hòa hợp giữa kế toán Việt Nam và quốc tế trong việc lập và trình bàyBCTC HN. Các công cụ, phương pháp cụ thể được sử dụng chủ yếu bao gồm:Phương pháp quan sát; Phương pháp giả thuyết; Phương pháp thống kê.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu3.1. Đối tượng nghiên cứu: + CMKT của một số quốc gia trên thế giới, CMKT của Việt Nam vàIAS/IFRS liên quan đến lập và trình bày BCTC HN. + Thực tế kế toán lập và trình bày BCTC HN tại các DN Việt Nam. + Chất lượng BCTC HN của các DN Việt Nam.3.2. Phạm vi nghiên cứu:3.2.1. Về không gian: Các quốc gia có CMKT được lựa chọn để nghiên cứu, xây dựng cơ sở lýthuyết về hòa hợp CMKT lập và trình bày BCTC HN ở phạm vi quốc tế bao gồm:Hoa Kỳ, Anh, Nhật Bản và Trung Quốc. Các CMKT của Việt Nam được nghiên cứu là các VAS có ảnh hưởng trựctiếp đến việc lập và trình bày BCTC HN, bao gồm: VAS số 01, 07, 08, 10, 11, 21,24, 25 và các văn bản pháp luật hướng dẫn kế toán k ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: