Danh mục

Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Tác động của quản trị công ty đến rủi ro và hiệu quả tài chính của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam

Số trang: 30      Loại file: pdf      Dung lượng: 463.49 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (30 trang) 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu tổng quát của luận án là nghiên cứu tác động của quản trị công ty đến rủi ro và hiệu quả tài chính của các NHTM ở Việt Nam. Từ kết quả nghiên cứu, luận án cũng sẽ thảo luận những hàm ý chính sách nhằm nâng cao năng lực quản trị công ty, hạn chế rủi ro và nâng cao hiệu quả tài chính của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Tác động của quản trị công ty đến rủi ro và hiệu quả tài chính của các ngân hàng thương mại ở Việt NamBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH PHẠM HOÀNG ÂNTÁC ĐỘNG CỦA QUẢN TRỊ CÔNG TY ĐẾN RỦI ROVÀ HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 9.34.02.01 Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN VĂN THUẬN TS. TRẦN DỤC THỨC TP.HỒ CHÍ MINH – NĂM 2020 1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU1.1. Vấn đề nghiên cứu và tính cấp thiết Quản trị công ty (QTCT) là một chủ đề dành được nhiều sự quan tâm của các nhànghiên cứu lẫn các nhà quản lý doanh nghiệp trên thế giới, đặc biệt là cuộc khủng hoảnggần đây 2007-2009 đã bộc lộ một số điểm yếu trong cơ chế quản trị công ty ở các quốc giakhác nhau. Cuộc khủng hoảng ban đầu bắt đầu trong lĩnh vực tài chính ở Mỹ (như:Lehman Brothers và IndyMac), Anh (như: Northern Rock, Bradford và Bingley, Alliancevà Leicester, HBOS và Royal Bank of Scotland) và các nền kinh tế phát triển khác và dẫnđến tổn thất đáng kể trong các tổ chức tài chính trên toàn thế giới trong vài tháng (Erkensvà ctg, 2012). Vì vậy, mối quan tâm về quản trị công ty tốt là một đòi hỏi cấp thiết, đặcbiệt là quản trị công ty trong ngân hàng. Hoạt động ngân hàng luôn đi kèm với chấp nhận rủi ro, mức độ rủi ro của ngânhàng có thể tăng lên rất nhanh chóng và dễ dàng. Các ngân hàng lại có thể che dấu (mộtphần nào đó) mức độ rủi ro thật sự của mình mà không phải bất kỳ nhà đầu tư bên ngoàinào có thể nhìn thấy (Becht và ctg, 2012). Hơn nữa, quản trị công ty của ngân hàng khácvới quản trị công ty của các công ty khác là các bên liên quan của ngân hàng không chỉ cócổ đông mà còn có người gửi tiền và cơ quan quản lý (Becht và ctg, 2012). Một điểm đặcbiệt nữa là tỷ lệ vốn chủ sở hữu trong tổng tài sản của một ngân hàng thường thấp hơnnhiều so với các công ty phi tài chính. Kể từ năm 2011, các ngân hàng nước ngoài với tiềm lực tài chính mạnh, có kinhnghiệm quốc tế dày dặn đã được quyền bình đẳng trên mọi lĩnh vực với các ngân hàngtrong nước. Thị phần trong lĩnh vực tài chính ngân hàng tại Việt Nam ngày càng trởnên đông đúc với nhiều doanh nghiệp kinh doanh trong ngành. Việc giữ thị phần và pháttriển kinh doanh trong một môi trường cạnh tranh gay gắt ngày càng trở nên khó khăn hơnbao giờ hết. Vấn đề then chốt để dẫn đến thành công của các ngân hàng thương mại có thểtự tin trụ vững và phát triển trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt với các ngân hàng ngoại,các ngân hàng thương mại Việt Nam cần thay đổi về tư duy quản trị ngân hàng hiện đại,đặc biệt là chú trọng đến vấn đề quản trị rủi ro và đáp ứng các tiêu chuẩn quản trị quốc tế. Quản trị công ty (QTCT) là chủ đề luôn giành được nhiều quan tâm trong suốt quátrình phát triển của nền kinh tế. Rất nhiều tổ chức lớn như OECD, World Bank… đã cónhiều nỗ lực nhằm phát triển các nguyên tắc quản trị công ty lành mạnh và hiệu quả. Ðốivới lĩnh vực tài chính ngân hàng, do vai trò quan trọng và đặc thù của ngân hàng thươngmại (NHTM) đối với tính ổn định và bền vững của toàn bộ nền kinh tế, do sự bùng nổ củakhủng hoảng tài chính kèm theo những yếu kém và thất bại trong hoạt động của nhiềuNHTM thời gian qua, quản trị công ty và rủi ro trong NHTM đang trở thành vấn đề quantâm hàng đầu tại nhiều quốc gia trên thế giới, từ những nước phát triển có nền tài chính 2vượt bậc như Mỹ, châu Âu, Nhật Bản… cho đến những nước đang phát triển với thị trườngtài chính ngân hàng mới đang ở giai đoạn sơ khai trong đó có Việt Nam. Các cơ chế quản trị công ty bên trong thường chịu trách nhiệm xây dựng và thựchiện các quyết định chiến lược trong hầu hết các tổ chức. Hậu quả của cuộc khủng hoảngđã được các nghiên cứu đánh giá và có sự đồng thuận cao là có liên quan đến hiệu quả hoạtđộng của hội đồng quản trị và được coi là một trong những lý do chính của cuộc khủnghoảng (De Andres và Vallelado, 2008; và Erkens và ctg, 2012). Hội đồng quản trị cũng bịquy trách nhiệm vì không bảo vệ quyền của các cổ đông và tập trung vào ngắn hạn thay vìcác mục tiêu dài hạn của tổ chức (Erkens và ctg, 2012). Nhận thức được tầm quan trọng của mối quan hệ giữa quản trị công ty, rủi ro vàhiệu quả tài chính của ngân hàng. Uỷ ban Basel về giám sát ngân hàng đã ban hành cácquy định để giải quyết các vấn đề liên quan đến quản trị rủi ro và quản trị công ty trongngân hàng. Năm 1988, Basel I đã được ban hành tập trung vào rủi ro tín dụng và rủi ro phásản. Năm 2004, Basel II đã được ban hành hướng dẫn về an toàn vốn, các yêu cầu về quảntrị rủi ro và công bố thông tin. Và đến cuối năm 2010, Basel III đã đưa ra nhiều đề xuấtmới về vốn, đòn bẩy và các tiêu chuẩn về tính thanh khoản để củng cố các quy định, giámsát và quản lý rủi ro của lĩnh vực ngân hàng. Uỷ ban Basel về giám sát ngân hàng (2010), chỉ ra rằng thông lệ QTCT hiệu quả làrất cần thiết để xây dựng và duy trì niềm tin của công chúng đối với hệ thống ngân hàng.Đây chính là những yếu tố cốt yếu cho sự vận hành lành mạnh của ngành ngân hàng cũngnhư toàn bộ nền kinh tế. Quản trị công ty yếu kém có thể dẫn đến sự sụp đổ của các ngânhàng, gây nên những tổn thất kinh tế và xã hội cực kỳ nghiêm trọng do những ảnh hưởngtiêu cực lên hệ thống bảo hiểm tiền gửi, cũng như gây tác động lớn về kinh tế vĩ mô, ví dụnhư rủi ro dây chuyền, làm ảnh hưởng xấu đến các hệ thống thanh toán. Ngoài ra, QTCTyếu kém có thể khiến thị trường mất niềm tin vào khả năng quản lý hiệu quả tài sản và nợphải trả của ngân hàng, kể cả tài sản tiền gửi. Điều này có thể châm ngòi cho việc rút tiềngửi đột biến và d ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: