Danh mục

Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Tác động của xuất khẩu đến tăng trưởng kinh tế tỉnh Khánh Hòa

Số trang: 27      Loại file: pdf      Dung lượng: 822.72 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (27 trang) 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đề tài "Tác động của xuất khẩu đến tăng trưởng kinh tế tỉnh Khánh Hòa" hình thành khung lý thuyết để phân tích tác động của xuất khẩu đến TTKT; đưa ra được bức tranh toàn cảnh về tình hình tăng trưởng GRDP và hoạt động xuất khẩu của tỉnh Khánh Hòa với những gam sáng tối cụ thể; phân tích tác động của xuất khẩu tới TTKT tỉnh Khánh Hòa dưới góc độ chất lượng thông qua các góc độ gia tăng sản lượng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành và giảm nghèo; đề xuất được một số hàm ý chính sách nhằm thúc đẩy mở rộng hoạt động xuất khẩu qua đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế tỉnh Khánh Hòa.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Tác động của xuất khẩu đến tăng trưởng kinh tế tỉnh Khánh Hòa ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TÁC ĐỘNG CỦA XUẤT KHẨU ĐẾNTĂNG TRƢỞNG KINH TẾ TỈNH KHÁNH HÒA Chuyên ngành: Kinh tế Phát triển Mã số: 62. 31. 01. 05 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Đà Nẵng, năm 2022 CÔNG TRÌNH ĐƢỢC HOÀN THÀNH TẠI Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà NẵngPhản biện 1:……………………………………………………………..Phản biện 2:……………………………………………………………..Phản biện 3:…………………………………………………………….. Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận án cấp Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng Vào ngày …… tháng …….. năm 202……..Có thể tìm hiểu luận án tại:- Thư viện Quốc gia Việt Nam- Trung tâm thông tin - Học liệu và truyền thông, Đại họcĐà Nẵng 1 MỞ ĐẦU1. Tính cấp thiết của đề tài Toàn cầu hóa và hội nhập mở cửa là xu thế tất yếu trong kỷnguyên kinh tế mở hiện nay. Việc mở cửa, tăng cường thương mạigiúp các nền kinh tế tận dụng được lợi thế so sánh, cải thiện và nângcao khả năng cạnh tranh kinh tế, tạo ra động lực tăng trưởng kinh tế.Những ảnh hưởng từ thương mại quốc tế tới tăng trưởng kinh tế đãđược các lý thuyết kinh tế khẳng định. Đây cũng là chủ đề bàn luậnsôi nổi của các nhà nghiên cứu, các nhà hoạch định chính sách. Các nghiên cứu thực nghiệm này tiếp cận theo nhiều cáchkhác nhau. Trong đó có các nghiên cứu tập trung vào ủng hộ quanđiểm tăng trưởng được dẫn dắt bởi xuất khẩu. Cũng có các nghiêncứu chỉ ra xuất khẩu ảnh hưởng tới cơ cấu kinh tế và thúc đẩy tăngtrưởng kinh tế. Ở một góc độ khác xem xét ảnh hưởng từ thương mạiquốc tế nói chung và xuất khẩu nói riêng tới giảm nghèo. Như vậycác nghiên cứu thực nghiệm lựa chọn chủ yếu nền kinh tế cấp quốcgia hay khu vực liên quốc gia, các nghiên cứu với nền kinh tế cấptỉnh cũng có nhưng không nhiều và đặc biệt với cụ thể tỉnh KhánhHòa là chưa có. Một kết quả nghiên cứu về chủ đề này với nền kinhtế Khánh Hòa sẽ là một kiểm nghiệm và bổ sung làm phong phú thêmmảng nghiên cứu này trong văn phong kinh tế phát triển. Trong những năm qua, quy mô GRDP của Khánh Hòa đãđược mở rộng không ngừng nhờ tỷ lệ tăng trưởng khá cao, ổn địnhvới động lực chính là dịch vụ và khu vực kinh tế ngoài nhà nước vàcác nhân tố chiều rộng (vốn và lao động), chuyển dịch cơ cấu kinh tếđã có những thay đổi tích cực trong 10 năm qua. Tuy nhiên, tốc độtăng trưởng kinh tế của tỉnh chưa tương xứng với tiềm năng, thếmạnh hiện có; đang chậm dần và thiếu động lực mới, vị thế kinh tếcủa tỉnh so với các tỉnh trong vùng DHMT có sự suy giảm nhất định,cơ cấu kinh tế vẫn còn thay đổi chậm và chuyển biến kém hơn so vớicác tỉnh trong vùng DHNTB, chưa chuyển mạnh theo hướng cơ cấulại sản xuất, cơ cấu lại đầu tư… Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập của Việt Nam, kinhtế Khánh Hòa cũng ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thếgiới. Khánh Hòa đã có mối quan hệ kinh tế với nhiều địa phương củanhiều nước. Quy mô xuất khẩu của tỉnh Khánh Hòa được mở rộngliên tục trong hơn 10 năm qua, cơ cấu xuất khẩu đã có sự thay đổitích cực. Sự tăng trưởng xuất khẩu như vậy có tác động tới tăng 2trưởng sản lượng thế nào cả trực tiếp và lan tỏa các lĩnh vực khác,xuất khẩu nhất là thay đổi chất lượng hàng hóa có khiến cho cơ cấusản xuất của Khánh Hòa thay đổi thế nào. Ngoài ra xuất khẩu có giúpcải thiện phúc lợi và giảm nghèo ở đây hay không và qua đó cải thiệnchất lượng tăng trưởng kinh tế. Các câu hỏi này càng nóng hơn khiChính quyền tỉnh Khánh Hòa xác định tiếp tục cơ cấu lại nền kinh tếvà đổi mới mô hình tăng trưởng thông qua cơ cấu lại hoạt động xuấtkhẩu gắn với nâng cao năng suất chất lượng hiệu quả. Đây là vấn đềthực tiễn mà các nghiên cứu về chủ đề này cần phải trả lời. Các vấn đề về lý luận, thực tiễn và chính sách cần phải giảiquyết đã đặt ra sự cần thiết của nghiên cứu chủ đề “Nghiên cứu tácđộng của xuất khẩu tới tăng trưởng kinh tế tỉnh Khánh Hòa”.2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu tổng quát: Luận án xem xét tác động của xuất khẩuđến tăng trưởng kinh tế tỉnh Khánh Hòa. Mục tiêu cụ thể: - Thứ nhất, hình thành khung lý thuyết để phân tích tác độngcủa xuất khẩu đến TTKT. - Thứ hai, đưa ra được bức tranh toàn cảnh về tỉnh hình tăngtrưởng GRDP và hoạt động xuất khẩu của tỉnh Khánh Hòa với nhữnggam sáng tối cụ thể. - Thứ ba, phân tích tác động của xuất khẩu tới TTKT tỉnhKhánh Hòa dưới góc độ chất lượng thông qua các góc độ gia tăngsản lượng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành và giảm nghèo. - Thứ tư, đề xuất được một số hàm ý chính sách nhằm thúcđẩy mở rộng hoạt động xuất khẩu qua đó thúc đẩy tăng trưởng kinhtế tỉnh Khánh Hòa.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu nhữngvấn đề lý luận và thực tiễn về tác động của xuất khẩu đến TTKT tỉnhKhánh Hòa. - Phạm vi nghiên cứu: + Về nội dung: Xuất khẩu trong nghiên cứu là xuất khẩu hànghóa và dịch vụ trên địa bàn các đơn vị cấp huyện thuộc tỉnh KhánhHòa. Ở đây cũng chỉ xem xét tăng trưởng quy mô xuất khẩu là chủyếu. Tăng trưởng kinh tế trong nghiên cứu không chỉ là sự gia tăng vềsản lượng mà còn xem xét cơ cấu ngành kinh tế và giảm nghèo, tứcluận án xem xét chất lượng tăng trưởng kinh tế. Ngoài ra luận án cũng 3chỉ xem xét tác động 1 chiều từ xuất khẩu tới tăng trưởng kinh tế. + Không gian: Nền kinh tế tỉnh Khánh Hòa. + Thời gian: Số liệu được sử dụng trong nghiên cứu từ năm2010 đến năm 2019 và 2020, một số các hàm ý chính sách có ý nghĩađến năm 2030.4. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu sẽ được trình bày cụ thể chương 2bên dưới.5.Ý nghĩa khoa học của luận án5.1. Những đóng góp về mặt lý luận và phát hiện chính Thứ nhất, đã tổng kết lý luận liên q ...

Tài liệu được xem nhiều: