Danh mục

Tóm tắt Luận án tiến sĩ Kinh tế: Tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh An Giang để ứng phó với biến đổi khí hậu

Số trang: 27      Loại file: pdf      Dung lượng: 319.04 KB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục đích nghiên cứu của luận án nhằm làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về TCC ngành nông nghiệp để ứng phó với BĐKH, đánh giá thực trạng, đề xuất các giải pháp TCC ngành nông nghiệp tỉnh An Giang nhằm chủ động ứng phó với BĐKH, tạo nền tảng cho sự phát triển KT- XH của tỉnh theo hướng ổn định, hiệu quả và bền vững.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án tiến sĩ Kinh tế: Tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh An Giang để ứng phó với biến đổi khí hậuHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN HỮU THỊNH TÁI CƠ CẤU NGÀNH NÔNG NGHIỆP TỈNH AN GIANG ĐỂ ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỐI KHÍ HẬU LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÃ SỐ: 62 31 01 02 HÀ NỘI - 2018 Công trình được hoàn thành tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS,TS. PHẠM THỊ TÚY 2.TS. ĐỖ ĐỨC QUÂN Phản biện 1: ……………………………………… …………………………………….. Phản biện 2: ……………………………………… …………………………………......... Phản biện 3: ………………………………………. ………………………………………. Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Họcviện họp tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Vào hồi giờ ngày tháng năm 2018 Có thể tìm hiểu luận án tại Thư viện Quốc gia và Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh 1 MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài luận án Biến đổi khí hậu (BĐKH) là cuộc khủng hoảng nghiêm trọng nhất mà nhânloại từng đối mặt từ trước đến nay. BĐKH đã, đang và sẽ tác động nghiêm trọngđến sản xuất, đời sống và môi trường trên phạm vi toàn cầu. Việt Nam được đánhgiá là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất của BĐKH, trong đóĐồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là một trong ba đồng bằng trên thế giới dễ bịtổn thương nhất do nước biển dâng. Theo dự báo, nếu mực nước biển dâng (NBD)1 m, mỗi năm có khoảng 40 nghìn km² đồng bằng ven biển Việt Nam sẽ bị ngập,trong đó 90% diện tích thuộc các tỉnh ĐBSCL bị ngập hầu như hoàn toàn, tổn thấtđối với GDP khoảng 10%. An Giang là tỉnh đầu nguồn của ĐBSCL, nơi chịu nhiều tác động nặng nềbởi BĐKH. Các hiện tượng nắng nóng kéo dài, hạn hán, xâm nhập mặn (XNM),thiên tai, dịch bệnh, ngập lụt, sạt lở, v.v.. ngày càng diễn ra thường xuyên, gâythiệt hại nặng nề đối với sản xuất và đời sống nông dân. Để ứng phó với BĐKH, tỉnh An Giang đã triển khai khá nhiều giải pháp.Tuy nhiên, TCC ngành nông nghiệp để ứng phó với BĐKH chưa được quan tâmđúng mức và thực hiện quyết liệt nên đã gây những tác động tiêu cực đến sản xuấtvà đời sống của nông dân, ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển kinh tế củatỉnh. Nguyên nhân chủ yếu của hạn chế trên do vấn đề TCC ngành nông nghiệp đểứng phó với BĐKH còn khá mới mẻ cả về lý luận và thực tiễn, chính quyền cấptỉnh chưa nhận thức đầy đủ tính thời sự cấp thiết và những công việc phải làmtrong thực hiện trong TCC ngành nông nghiệp để ứng phó với BĐKH,v.v.. Vì vậy,đề tài: “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh An Giang để ứng phó với biến đổikhí hậu” được lựa chọn làm luận án tiến sĩ khoa học kinh tế là cấp thiết, có ýnghĩa lý luận, thực tiễn sâu sắc và phù hợp với chuyên ngành Kinh tế chính trị. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của luận án nhằm làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễnvề TCC ngành nông nghiệp để ứng phó với BĐKH, đánh giá thực trạng, đề xuấtcác giải pháp TCC ngành nông nghiệp tỉnh An Giang nhằm chủ động ứng phóvới BĐKH, tạo nền tảng cho sự phát triển KT- XH của tỉnh theo hướng ổn định,hiệu quả và bền vững. 2 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Phân tích các công trình nghiên cứu có liên quan đã công bố để xác địnhnhững vấn đề đã được giải quyết có thể kế thừa và phát triển, những khoảng trốngcần phải bổ khuyết. Hệ thống hóa và nghiên cứu một cách căn bản những vấn đề lý luận,thực tiễn về TCC ngành nông nghiệp để ứng phó với BĐKH. Phân tích thực trạng TCC ngành nông nghiệp tỉnh An Giang để ứng phóvới BĐKH, chỉ ra những thành tựu đạt được, hạn chế và nguyên nhân. Đề xuất phương hướng và giải pháp TCC ngành nông nghiệp tỉnh AnGiang để ứng phó với BĐKH đến năm 2030. 3. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là TCC ngành nông nghiệp theo hướngchủ động ứng phó với BĐKH ở phương diện địa phương cấp tỉnh. 4. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu cơ bản của khoa học Kinhtế chính trị như: Trừu tượng hóa khoa học, phân tích tổng hợp, lôgíc kết hợp vớilịch sử, phương pháp điều tra xã hội học,v.v.. để giải quyết các vấn đề đặt ratrong nghiên cứu. 5. Những đóng góp mới của luận án Thứ nhất, tổng quan các công trình nghiên cứu của các tác giả trong vàngoài nước liên quan đến đề tài, luận án đã chỉ ra những khoảng trống về lýluận và thực tiễn cần tiếp tục nghiên cứu. Thứ hai, cung cấp thêm cơ sở lý luận và thực tiễn về TCC ngành nôngnghiệp để ứng phó với BĐKH như: Quan niệm, sự cần thiết, nội dung, tiêu chíđánh giá, nhân tố ảnh hưởng giá và những kinh nghiệm trong ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: