Danh mục

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Tăng cường quản lý nhà nước ngành nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa trong bối cảnh hội nhập

Số trang: 27      Loại file: pdf      Dung lượng: 980.75 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế "Tăng cường quản lý nhà nước ngành nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa trong bối cảnh hội nhập" được nghiên cứu với mục tiêu là: Hệ thống hóa và phát triển cơ sở lý luận về quản lý nhà nước ngành nông nghiệp trong bối cảnh hội nhập; Phân tích thực trạng QLNN về nông nghiệp tỉnh Thanh Hoá giai đoạn 2015- 2021, chỉ ra những bất cập, hạn chế trong công tác QLNN và nguyên nhân của những hạn chế đó; Xác định quan điểm, mục tiêu và giải pháp phù hợp nhằm tăng cường QLNN. Đối với ngành nông nghiệp tỉnh Thanh Hoá theo hướng hội nhập quốc tế giai đoạn 2023 – 2030.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Tăng cường quản lý nhà nước ngành nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa trong bối cảnh hội nhập ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH NGUYỄN THỊ THANH HẢI TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC NGÀNH NÔNG NGHIỆP TỈNH THANH HÓA TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 93.40.410 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2022 Công trình được hoàn thành tại: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN Người hướng dẫn khoa học: Hướng dẫn 1: TS. Lê Anh Vũ Hướng dẫn 2: TS. Trần Thị Minh Ngọc Phản biện 1: ............................................ Phản biện 2: ............................................. Phản biện 3: ............................................. Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án họp tại: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH - ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN Vào hồi .... giờ .... phút, ngày .... tháng .... năm 2022 Có thể tìm hiểu Luận án tại: - ..................................................................... - ..................................................................... - ..................................................................... DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1. Nguyễn Thị Thanh Hải (2019), Tái cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa theo hướng phát triển bền vững, Tạp chí kinh tế dự báo số 32 tháng 11/2019, trang 125-127 2. Nguyễn Thị Thanh Hải (2021), Chuyển dịch và tái cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa theo hướng phát triển bền vững, Tạp chí kinh tế dự báo số 20 tháng 7/2021, trang 80-83 3. Nguyễn Thị Thanh Hải (2022), Tăng cường quản lý nhà nước ngành nông nghiệp tỉnh Thanh Hoá, Tạp chí kinh tế dự báo số 29 tháng 10/2022 1 MỞ ĐÀU 1. Tính cấp thiết của đề tài luận án Thanh Hóa là tỉnh nằm ở cực Bắc vùng Duyên Hải Bắc Trung Bộ, theo số liệu tổng điều tra dân số 2021, dân số Thanh Hoá là 3.716.400 người đứng thứ 3 toàn quốc sau TP HCM và Hà Nội, trong đó dân số sống ở khu vực nông thôn chiếm khoảng hơn 70%. Trong những năm qua nông nghiệp Thanh Hóa đã đạt được những kết quả khá toàn diện trên tất cả các lĩnh vực, góp phần to lớn vào phát triển kinh tế - xã hội, ổn định an ninh, chính trị của tỉnh: Ngành nông nghiệp phát triển với nhịp độ khá cao; cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp đã có sự chuyển dịch theo hướng tích cực; tỷ trọng chăn nuôi, lâm nghiệp và thuỷ sản trong cơ cấu giá trị sản xuất (GTSX) nông, lâm, thủy sản ngày càng tăng. Tuy nhiên, phát triển nông nghiệp của Thanh Hoá thời gian qua đã bộc lộ một số hạn chế, yếu kém: Chất lượng tăng trưởng kinh tế nông nghiệp còn thấp, phụ thuộc nhiều vào tăng các yếu tố đầu vào; tái cơ cấu ngành nông nghiệp còn chậm; kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và hạ tầng sản xuất nông nghiệp chưa đồng bộ, chưa đáp ứng với yêu cầu phát triển; quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường còn nhiều hạn chế; số lượng doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn còn ít; chưa thu hút được nhiều dự án đầu tư có hàm lượng khoa học - công nghệ cao, giá trị gia tăng lớn…Có nhiều nguyên nhân dẫn đến những yếu kém trên, nhưng nguyên nhân chủ yếu và quan trọng nhất nằm ở những bất cập trong QLNN về nông nghiệp của địa phương dẫn đến tình trạng: Công tác dự báo, xây dựng quy hoạch ở một số khâu còn chưa sát với thực tiễn; việc triển khai một số chính sách, chương trình, dự án trong lĩnh vực nông nghiệp còn có lúc chưa hiệu quả, chưa gắn với những thế mạnh trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh; việc phát triển thị trường cho sản phẩm còn chưa hiệu quả dẫn đến khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; năng lực dự báo và khả năng khắc phục, giải quyết những khó khăn, vướng mắc trước những biến động của thị trường, nhất là thị trường xuất khẩu còn hạn chế; việc phân cấp, phân quyền gắn với quy định trách nhiệm của ngành, các cấp chưa đủ rõ và đồng bộ… Đây thực sự là những “nút thắt” trong QLNN về nông nghiệp của địa phương rất cần được tháo gỡ. Đặc biệt trong thời gian tới khi thực hiện Nghị quyết số 58 của Bộ Chính trị, Thanh Hoá sẽ 2 được xây dựng và phát triển trở thành tỉnh kiểu mẫu, thành một cực tăng trưởng mới cùng với Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh tạo thành tứ giác phát triển của đất nước. Chính vì vậy, việc đánh giá đúng thực trạng QLNN trong lĩnh vực nông nghiệp, đặt nó trong bối cảnh phát triển của nền kinh tế thị trường, hội nhập kinh tế quốc tế và phát triển của cách mạng công nghệ 4.0 để chỉ ra những tồn đọng, nguyên nhân và rào cản trong QLNN về nông nghiệp sẽ giúp địa phương thấy rõ được những bất cập trong Q ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: