Danh mục

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Thúc đẩy tăng trưởng bền vững về kinh tế ở vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030

Số trang: 27      Loại file: pdf      Dung lượng: 372.74 KB      Lượt xem: 25      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (27 trang) 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Thúc đẩy tăng trưởng bền vững về kinh tế ở vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030 có nội dung làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về tăng trưởng kinh tế và định hướng tăng trưởng kinh tế vùng theo hướng bền vững. Trên cơ sở đó đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp thúc đẩy tăng trưởng bền vững về kinh tế tại vùng Đông Nam Bộ trong tầm nhìn đến năm 2030. Mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Thúc đẩy tăng trưởng bền vững về kinh tế ở vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ĐỖ LÝ HOÀI TÂN THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG BỀN VỮNG VỀ KINH TẾ Ở VÙNG ĐÔNG NAM BỘ ĐẾN NĂM 2030 VẬN TÀI THỦY-BỘ NỘI ĐỊA Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG Ngành: Kinh tế phát triển Mã số: 9.31.01.05 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ NỘI – 2019 Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM Tập thể hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Lê Thanh Sang 2. GS.TS. Nguyễn Trọng Hoài Phản biện 1: Phản biện 2: Phản biện 3: Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện, tại: Học viện Khoa học xã hội, 477 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội Vào hồi …….giờ, ngày ……… tháng …… năm …… Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Học viện Khoa học xã hội - Thư viện Quốc gia Việt Nam MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Phát triển bền vững (PTBV) và tăng trưởng bền vững (TTBV) dựa trên sự kết hợp hài hòa của cả ba trụ cột kinh tế, xã hội, môi trường và đáp ứng nhu cầu thế hệ mai sau từ đó nổi lên là chiến lược hiệu quả nhất để hướng đến quá trình phát triển và tăng trưởng kinh tế trong dài hạn sau khi nhận được sự ủng hộ của các thành viên tham gia Hội nghị UNCED tổ chức tại Rio de Janeiro năm 1992 và Hội nghị WSSD tổ chức ở Johannesburg năm 2002. Tại Việt Nam, các Văn kiện từ Đại hội VII đến Đại hội XII của Đảng luôn khẳng định phải thực hiện phương hướng PTBV là cơ sở để đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhằm sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Trong đó, thực hiện phát triển và tăng trưởng bền vững về kinh tế ở phạm vi vùng, đặc biệt là các vùng kinh tế quan trọng như vùng Đông Nam Bộ (ĐNB), cũng được đề ra như là một nhiệm vụ quan trọng để thực hiện phương hướng PTBV cả nước. Vùng ĐNB là vùng có nhiều lợi thế so sánh về mặt địa lý, khí hậu thuận lợi, tài nguyên khoáng sản, nguồn nhân lực dồi dào. Bên cạnh các thành tựu đạt được như Tốc độ tăng trưởng GDP của vùng, đặc biệt là những tỉnh thành như TPHCM (9,6%), Bình Dương (11,3%) hay Đồng Nai (12%), cao hơn so với mức tăng trưởng chung của cả nước (5,6%/năm), là vùng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài nhiều nhất cả nước, tỉ lệ đô thị hóa cao nhất cả nước (đạt mức 64,15%) …, nhưng vùng ĐNB vẫn còn đối mặt với nhiều thách thức trong quá trình PTBV và TTBV về kinh tế: trong khi TPHCM, các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương và Bà Rịa- Vũng Tàu cho thấy sự phát triển mọi mặt một cách nhanh chóng thì tốc độ tăng trưởng của Bình Phước và Tây Ninh rõ ràng vẫn chưa đáp ứng được kỳ vọng và tiềm năng thực sự của 2 tỉnh này trong suốt thời gian qua; tăng trưởng kinh tế ở vùng chủ yếu dựa vào các yếu tố tăng trưởng chiều rộng như các nguồn lao động chưa qua đào tạo, tăng đầu tư vốn, tăng cường khai thác nguồn tài nguyên; dân cư tập trung chủ yếu ở Bình Dương và TPHCM; môi trường sinh thái tại các địa phương bị xuống cấp, ô nhiễm trầm trọng . Cho đến nay, không thể phủ nhận rằng có không ít các công trình nghiên cứu vùng của các tỉnh, các nghiên cứu phát triển vùng kinh tế, vùng kinh tế trọng điểm của Bộ, Nhà nước và các quy hoạch cấp tỉnh, địa phương. Mặc dù có giá tị tham khảo và xây dựng kế hoạch phát triển địa phương, các kết quả công trình này chủ yếu vẫn ở dưới dạng các bản quy 1 hoạch, trong đó đưa ra hướng phát triển các ngành và tính toán xác định nguồn lực phát triển vùng (Nguyễn Xuân Thu, 2006: 6). Nói cách khác, các công trình tập trung phân tích, đánh giá thực trạng TTBV về kinh tế ở vùng như vùng ĐNB, chỉ ra những thành tựu và hạn chế trong quá trình tăng trưởng kinh tế của vùng, và tìm kiếm các giải pháp và hướng đi mới cho chiến lược thúc đẩy TTBV về kinh tế tại vùng nhằm ứng phó hiệu quả với những bất ổn và thử thách trong tương lai vẫn còn chưa có nhiều. Nhằm đáp ứng yêu cầu trên, nghiên cứu sinh đã lựa chọn đề tài “Thúc đẩy tăng trưởng bền vững về kinh tế ở vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030” làm luận án tiến sỹ nhằm đóng góp vào cơ sở lý luận và thực tiễn về đánh giá TTBV về kinh tế vùng, từ đó giúp cho vùng ĐNB có thể đưa ra những giải pháp phù hợp để thúc đẩy TTBV về kinh tế. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục tiêu nghiên cứu Luận án nhằm làm rõ hơn nữa những vấn đề lý luận cơ bản về tăng trưởng kinh tế và định hướng tăng trưởng kinh tế vùng theo hướng bền vững. Trên cơ sở đó đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp thúc đẩy tăng trưởng bền vững về kinh tế tại vùng ĐNB trong tầm nhìn đến năm 2030. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Làm rõ cơ sở lý thuyết về tăng trưởng bền vững kinh tế vùng và xây dựng các tiêu chí, chỉ số phản ánh, chỉ tiêu đo lường và đánh giá sự tăng trưởng bền vững kinh tế vùng; Đánh giá thực trạng mô hình tăng trưởng kinh tế vùng ĐNB theo các tiêu chí và chỉ số tăng trưởng kinh tế bền vững để xác định những hạn chế, yếu kém, và nguyên nhân; Đề xuất các chỉ tiêu tăng trưởng bền vững kinh tế vùng ĐNB đến năm 2030 và các giải pháp thực hiện, thúc đẩy nhằm đạt được các chỉ tiêu đã đề xuất. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Là tăng trưởng bền vững về kinh tế của một vùng, ở đây là vùng ĐNB. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi về không gian: Vùng nghiên cứu của luận án là vùng lãnh thổ ĐNB, trên địa bàn của 6 tỉnh, thành phố gồm Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Dương, Đồng Nai, Bình Phước và Tây Ninh. . Phạm vi về thời gian: Luận án nghiên cứu thực trạng tăng trưởng kinh tế bền vững về kinh tế vùng ĐNB, trong đó tập trung từ năm 2008 đến năm 2017. 2 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp luận ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: