Danh mục

Tóm tắt Luận án tiến sĩ Kinh tế: Thực thi chính sách an toàn vĩ mô đối với hệ thống tài chính Việt Nam

Số trang: 31      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.43 MB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 4 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục đích nghiên cứu của đề tài là Hệ thống hóa các vấn đề lý luận về chính sách an toàn vĩ mô, thực thi chính sách an toàn vĩ mô (bao gồm việc nhận diện và giám sát rủi ro hệ thống, áp dụng các công cụ chính sách an toàn vĩ mô, đánh giá hiệu lực của các công cụ an toàn vĩ mô, hiệu chỉnh các công cụ an toàn vĩ mô), hiệu lực của chính sách an toàn vĩ mô,...;
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án tiến sĩ Kinh tế: Thực thi chính sách an toàn vĩ mô đối với hệ thống tài chính Việt NamBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM HỌC VIỆN NGÂN HÀNG ---------------oOo-------------- NGUYỄN TRUNG HẬU THỰC THI CHÍNH SÁCH AN TOÀN VĨ MÔ ĐỐI VỚI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH VIỆT NAM CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG MÃ SỐ: 9.34.02.01 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ NỘI, 2020 CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI HỌC VIỆN NGÂN HÀNG ---------------oOo-------------- Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Đào Văn Hùng 2. PGS. TS. Phạm Thị Hoàng Anh Phản biện 1: ................................................................. Phản biện 2: ................................................................. Phản biện 3: ................................................................. Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án tiến sĩ cấp Học viện vào hồi ...... giờ ngày .... tháng .... năm ..... tại Học viện Ngân hàng.Có thể tìm luận án tại:-Thư viện Học viện Ngân hàng-Thư viện Quốc gia 1 LỜI MỞ ĐẦU1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Hệ thống giám sát tài chính hiện nay của Việt Nam chủ yếu tập trung vàocông tác giám sát an toàn vi mô trên cơ sở giám sát tuân thủ hơn là giám sátdựa trên rủi ro, trong bối cảnh thị trường tài chính đang phát triển nhanh chóng,phức tạp cả về quy mô lẫn cấu trúc, với các hoạt động tài chính đan xen giữacác khu vực ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm. Việc bỏ qua các rủi ro tiềm ẩngiữa các định chế tài chính trước những bất ổn kinh tế vĩ mô có thể khiến chocác cơ quan quản lý, giám sát chuyên ngành có những nhận định không chínhxác về mức độ an toàn hệ thống và có thể đưa ra các chính sách ứng phó khôngthỏa đáng. Do đó, giám sát an toàn vĩ mô chính là sự bổ sung cần thiết cho cơchế giám sát tài chính hiện nay. Bài học rút ra từ khủng hoảng tài chính 2008 là nguyên nhân khủng hoảngbắt nguồn từ những bất cập trong giám sát tài chính ở cấp độ giám sát an toànvĩ mô liên quan đến toàn bộ hệ thống tài chính. Hệ thống điều tiết, giám sát đãkhông thể phát hiện kịp thời cũng như xử lý khủng hoảng. Điều này khẳng địnhviệc ổn định tài chính và kiềm chế lạm phát không thể chỉ dựa vào chính sáchtiền tệ hay giám sát tài chính đơn lẻ. Chính sách an toàn vĩ mô được thực thi sẽtập trung vào giám sát an toàn ở cấp độ toàn hệ thống tài chính nhằm hướng tớimục tiêu: (i) phát hiện và ngăn ngừa nguy cơ xảy ra khủng hoảng tài chính làmsụt giảm tổng sản phẩm quốc nội; và (ii) giảm thiểu những rủi ro lan truyền từhệ thống tài chính đến nền kinh tế thực. Nếu như chính sách an toàn vĩ mô đã được nghiên cứu một cách tươngđối đầy đủ và tập trung đến các điều kiện về thể chế và cơ chế thực hiện chínhsách, mối quan hệ hay cơ chế phối hợp giữa chính sách an toàn vĩ mô với cácchính sách khác thì các nghiên cứu về hiệu lực cũng như các điều kiện để thựcthi chính sách an toàn vĩ mô cũng mới chỉ ở giai đoạn ban đầu. Trong nước,nghiên cứu phân tán theo các tuyến vấn đề khác nhau. Cụ thể là Phạm TiênPhong (2015) nghiên cứu về khuôn khổ chính sách an toàn vĩ mô, Nguyễn ThuHương (2015) nghiên cứu về mối quan hệ giữa chính sách tiền tệ và chính sáchan toàn vĩ mô, Trần Lưu Trung và Nguyễn Trung Hậu (2014) nghiên cứu về chỉsố an toàn vĩ mô, Nguyễn Ngọc Thạch (2017) nghiên cứu về sự phối hợp giữachính sách an toàn vĩ mô và chính sách tài khóa, Phạm Thị Hoàng Anh (2018)nghiên cứu về điều hành chính sách an toàn vĩ mô và hiệu lực cơ chế truyềndẫn chính sách an toàn vĩ mô tại Việt Nam... nhưng chưa có nghiên cứu nàotrực tiếp đến việc thực thi chính sách an toàn vĩ mô. Do đó, luận án “Thực thichính sách an toàn vĩ mô đối với hệ thống tài chính Việt Nam” có ý nghĩa cả vềmặt lý luận lẫn thực tiễn đối với Việt Nam. 23. MỤC TIÊU VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU3.1. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu của luận án là hệ thống hóa các vấn đề lý luận về thực thi chínhsách an toàn vĩ mô, đánh giá thực trạng thực thi chính sách an toàn vĩ mô đốivới hệ thống tài chính Việt Nam, trên cơ sở đó, đề xuất các kiến nghị chính sáchnhằm nâng cao hiệu lực thực thi chính sách an toàn vĩ mô đối với hệ thống tàichính Việt Nam.3.2. Câu hỏi nghiên cứu - Thực trạng thực thi chính sách an toàn vĩ mô tại Việt Nam như thế nào? - Công cụ an toàn vĩ mô nào phát huy hiệu lực trong khoảng thời gian nghiên cứu của luận án? - Để nâng cao hiệu lực của chính sách an toàn vĩ mô tại Việt Nam thì cần phải thực hiện những khuyến nghị chính sách gì?4. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU4.1 ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: