Tóm tắt Luận án tiến sĩ Kinh tế: Xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá trung tâm trách nhiệm quản lý trong các DN thuộc ngành sản xuất Cao su Việt Nam
Số trang: 24
Loại file: pdf
Dung lượng: 1.19 MB
Lượt xem: 10
Lượt tải: 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Luận án được kết cấu thành 4 chương cụ thể như: Tổng quan nghiên cứu về hệ thống chỉ tiêu đánh giá trung tâm trách nhiệm quản lý trong các doanh nghiệp sản xuất; Lý luận về hệ thống chỉ tiêu đánh giá trung tâm trách nhiệm quản lý trong các doanh nghiệp sản xuất; Kết quả nghiên cứu về thực trạng hệ thống chỉ tiêu đánh giá trung tâm trách nhiệm quản lý trong các DN thuộc ngành sản xuất Cao su Việt Nam; Định hướng và đề xuất xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá trung tâm trách nhiệm quản lý trong các DN thuộc ngành sản xuất Cao su Việt Nam.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án tiến sĩ Kinh tế: Xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá trung tâm trách nhiệm quản lý trong các DN thuộc ngành sản xuất Cao su Việt Nam MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Để tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường như hiện nay, các doanh nghiệp (DN) luôn tìm cách để tổ chức sản xuất kinh doanh hiệu quả, nâng cao năng lực cạnh tranh. Với những thành tựu trong khoa học quản trị như hiện nay thì việc phân cấp quản lý hình thành nên các trung tâm trách nhiệm (TTTN) trong hầu hết các DN là tất yếu. Do vậy để tổ chức sản xuất kinh doanh hiệu quả các DN cần phải đánh giá kết quả đạt được của các TTTN quản lý cũng như những tồn tại, nguyên nhân, trách nhiệm của các bộ phận liên quan – Điều này có nghĩa là các DN cần phải có một hệ thống chỉ tiêu đánh giá đánh giá các TTTN quản lý một cách phù hợp. Việc xây dựng và cung cấp hệ thống chỉ tiêu này thuộc về kế toán trách nhiệm, một phân hệ quan trọng của kế toán quản trị. Cao su được đánh giá là ngành hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam tuy nhiên từ năm 2013 đến nay các doanh nghiệp sản xuất (DNSX) cao su thua lỗ kéo dài. Có nhiều lý do trong đó việc chưa chú trọng nhiều đến khâu đo lường, đánh giá kết quả hoạt động của các TTTN quản lý đã làm cho hiệu quả sản xuất kinh doanh của các DNSX cao su chưa thực sự hiệu quả. Nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin trên thì việc đề xuất xây dựng và triển khai hệ thống chỉ tiêu đánh giá TTTN quản lý trong các DN thuộc ngành sản xuất Cao su Việt Nam là cần thiết và hữu ích. Xuất phát từ những lý do trên, tác giả đã chọn đề tài: Xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá trung tâm trách nhiệm quản lý trong các doanh nghiệp thuộc ngành sản xuất Cao su Việt Nam làm đề tài nghiên cứu luận án tiến sĩ của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu chung: Đề xuất xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá TTTN quản lý nhằm giúp nhà quản trị các DN thuộc ngành sản xuất Cao su Việt Nam có cơ sở đo lường, đánh giá thành quả, trách nhiệm cũng như quyền hạn đối với từng TTTN và cũng là căn cứ để nhà quản trị ra quyết định kinh doanh hữu hiệu. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể: Một là, Tổng kết những vấn đề cơ bản về kế toán TTTN, nội dung và phương pháp xác định hệ thống chỉ tiêu đánh giá TTTN quản lý trong các DNSX nhằm xây dựng những luận cứ khoa học làm nền tảng cho nghiên cứu của luận án; Hai là, Nghiên cứu, đánh giá thực trạng vận dụng hệ thống chỉ tiêu đánh giá TTTN quản lý trong các DN thuộc ngành sản xuất Cao su Việt Nam; Ba là, Đề xuất phương hướng và xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá TTTN quản lý trong các DN thuộc ngành sản xuất Cao su Việt Nam. 3. Câu hỏi nghiên cứu Để đạt được mục tiêu nghiên cứu trên, luận án cần trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau: (1) Những lý luận cơ bản về đặc điểm hoạt động kinh doanh, phân cấp quản lý và hệ thống chỉ tiêu đánh giá TTTN quản lý trong các DNSX? (2) Thực trạng vận dụng hệ thống chỉ tiêu đánh giá TTTN quản lý và mức độ đáp ứng nhu cầu thông tin quản trị nội bộ của các DN thuộc ngành sản xuất Cao su Việt Nam hiện nay? 2 (3) Những đề xuất nào hữu hiệu cho việc xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá TTTN quản lý trong các DN thuộc ngành sản xuất Cao su Việt Nam? 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Nội dung và phương pháp xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá TTTN quản lý một cách phù hợp và hiệu quả nhằm giúp các DN quản trị tốt các hoạt động kinh doanh của mình. Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi nội dung: Luận án tập trung vào việc xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá TTTN quản lý trong các DN thuộc ngành sản xuất Cao su (gọi tắt là các DNSX cao su) Việt Nam; Phạm vi không gian: Các DNSX Cao su Việt Nam trồng trọt và sơ chế mủ cao su có quy mô trung bình trở lên; Phạm vi thời gian: Dữ liệu nghiên cứu thực hiện từ năm 2015 đến năm 2017. 5. Phương pháp nghiên cứu Với mục tiêu của luận án tác giả đã sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính. Cụ thể, tác giả thực hiện khảo sát, phỏng vấn sâu và nghiên cứu điển hình (tại 5 công ty tiêu biểu trong ngành) nhằm tìm hiểu thực trạng về tổ chức sản xuất kinh doanh, phân cấp quản lý, mức độ vận dụng hệ thống chỉ tiêu đánh giá TTTN quản lý từ đó đề xuất phương hướng, xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá TTTN quản lý hiệu quả cho các DN thuộc ngành sản xuất Cao su Việt Nam. Quy trình nghiên cứu chung của luận án được tác giả mô tả qua sơ đồ 1.1. * Phương pháp thu thập dữ liệu: (1) Về nguồn dữ liệu thu thập: Tác giả tiến hành thu thập từ hai nguồn chính là nguồn dữ liệu sơ cấp và nguồn dữ liệu thứ cấp. Nguồn dữ liệu thứ cấp tác giả thu thập thông qua nghiên cứu điển hình thực tế tại 5 DNSX cao su (Công ty TNHH MTV Cao su Đălăk, Công ty cổ phần Tổng công ty Cao su Đồng Nai, Công ty cổ phần Cao su Đồng Phú, Công ty TNHH MTV Cao su Chư sê, Công ty TNHH MTV Cao su Quảng Nam). Nguồn dữ liệu sơ cấp tác giả thu thập bằng phương pháp điều tra thông qua phiếu khảo sát (gửi phiếu khảo sát và thu thập câu trả lời thông qua công cụ Google Docs). 3 Sơ đồ 1.1. Quy trình thực hiện nghiên cứu của luận án Nguồn: Tác giả tự xây dựng Ngoài ra, tác giả cũng thực hiện phỏng vấn trực tiếp các nhà quản trị và các nhân viên kế toán này để kiểm tra lại thông tin trên các phiếu trả lời cũng như làm rõ các vấn đề về quan điểm, phương hướng xây dựng hệ thống chỉ tiêu và nhu cầu vận dụng hệ thống chỉ tiêu trong việc đánh giá các TTTN quản lý của nhà quản trị các DNSX cao su. Về mẫu các DN thực hiện khảo sát: Tổng số các DN tham gia ngành sản xuất cao su là 92 DN (Công bố của Hiệp hội Cao su Việt Nam (2016), để đảm bảo cơ sở dữ liệu cho nghiên cứu luận án, tác giả tiến hành khảo sát trên mẫu tổng thể 92 DN này và thu được 85 phiếu khảo sát trong đó có 77 phiếu trả lời hợp lệ từ 77 DN ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án tiến sĩ Kinh tế: Xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá trung tâm trách nhiệm quản lý trong các DN thuộc ngành sản xuất Cao su Việt Nam MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Để tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường như hiện nay, các doanh nghiệp (DN) luôn tìm cách để tổ chức sản xuất kinh doanh hiệu quả, nâng cao năng lực cạnh tranh. Với những thành tựu trong khoa học quản trị như hiện nay thì việc phân cấp quản lý hình thành nên các trung tâm trách nhiệm (TTTN) trong hầu hết các DN là tất yếu. Do vậy để tổ chức sản xuất kinh doanh hiệu quả các DN cần phải đánh giá kết quả đạt được của các TTTN quản lý cũng như những tồn tại, nguyên nhân, trách nhiệm của các bộ phận liên quan – Điều này có nghĩa là các DN cần phải có một hệ thống chỉ tiêu đánh giá đánh giá các TTTN quản lý một cách phù hợp. Việc xây dựng và cung cấp hệ thống chỉ tiêu này thuộc về kế toán trách nhiệm, một phân hệ quan trọng của kế toán quản trị. Cao su được đánh giá là ngành hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam tuy nhiên từ năm 2013 đến nay các doanh nghiệp sản xuất (DNSX) cao su thua lỗ kéo dài. Có nhiều lý do trong đó việc chưa chú trọng nhiều đến khâu đo lường, đánh giá kết quả hoạt động của các TTTN quản lý đã làm cho hiệu quả sản xuất kinh doanh của các DNSX cao su chưa thực sự hiệu quả. Nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin trên thì việc đề xuất xây dựng và triển khai hệ thống chỉ tiêu đánh giá TTTN quản lý trong các DN thuộc ngành sản xuất Cao su Việt Nam là cần thiết và hữu ích. Xuất phát từ những lý do trên, tác giả đã chọn đề tài: Xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá trung tâm trách nhiệm quản lý trong các doanh nghiệp thuộc ngành sản xuất Cao su Việt Nam làm đề tài nghiên cứu luận án tiến sĩ của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu chung: Đề xuất xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá TTTN quản lý nhằm giúp nhà quản trị các DN thuộc ngành sản xuất Cao su Việt Nam có cơ sở đo lường, đánh giá thành quả, trách nhiệm cũng như quyền hạn đối với từng TTTN và cũng là căn cứ để nhà quản trị ra quyết định kinh doanh hữu hiệu. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể: Một là, Tổng kết những vấn đề cơ bản về kế toán TTTN, nội dung và phương pháp xác định hệ thống chỉ tiêu đánh giá TTTN quản lý trong các DNSX nhằm xây dựng những luận cứ khoa học làm nền tảng cho nghiên cứu của luận án; Hai là, Nghiên cứu, đánh giá thực trạng vận dụng hệ thống chỉ tiêu đánh giá TTTN quản lý trong các DN thuộc ngành sản xuất Cao su Việt Nam; Ba là, Đề xuất phương hướng và xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá TTTN quản lý trong các DN thuộc ngành sản xuất Cao su Việt Nam. 3. Câu hỏi nghiên cứu Để đạt được mục tiêu nghiên cứu trên, luận án cần trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau: (1) Những lý luận cơ bản về đặc điểm hoạt động kinh doanh, phân cấp quản lý và hệ thống chỉ tiêu đánh giá TTTN quản lý trong các DNSX? (2) Thực trạng vận dụng hệ thống chỉ tiêu đánh giá TTTN quản lý và mức độ đáp ứng nhu cầu thông tin quản trị nội bộ của các DN thuộc ngành sản xuất Cao su Việt Nam hiện nay? 2 (3) Những đề xuất nào hữu hiệu cho việc xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá TTTN quản lý trong các DN thuộc ngành sản xuất Cao su Việt Nam? 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Nội dung và phương pháp xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá TTTN quản lý một cách phù hợp và hiệu quả nhằm giúp các DN quản trị tốt các hoạt động kinh doanh của mình. Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi nội dung: Luận án tập trung vào việc xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá TTTN quản lý trong các DN thuộc ngành sản xuất Cao su (gọi tắt là các DNSX cao su) Việt Nam; Phạm vi không gian: Các DNSX Cao su Việt Nam trồng trọt và sơ chế mủ cao su có quy mô trung bình trở lên; Phạm vi thời gian: Dữ liệu nghiên cứu thực hiện từ năm 2015 đến năm 2017. 5. Phương pháp nghiên cứu Với mục tiêu của luận án tác giả đã sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính. Cụ thể, tác giả thực hiện khảo sát, phỏng vấn sâu và nghiên cứu điển hình (tại 5 công ty tiêu biểu trong ngành) nhằm tìm hiểu thực trạng về tổ chức sản xuất kinh doanh, phân cấp quản lý, mức độ vận dụng hệ thống chỉ tiêu đánh giá TTTN quản lý từ đó đề xuất phương hướng, xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá TTTN quản lý hiệu quả cho các DN thuộc ngành sản xuất Cao su Việt Nam. Quy trình nghiên cứu chung của luận án được tác giả mô tả qua sơ đồ 1.1. * Phương pháp thu thập dữ liệu: (1) Về nguồn dữ liệu thu thập: Tác giả tiến hành thu thập từ hai nguồn chính là nguồn dữ liệu sơ cấp và nguồn dữ liệu thứ cấp. Nguồn dữ liệu thứ cấp tác giả thu thập thông qua nghiên cứu điển hình thực tế tại 5 DNSX cao su (Công ty TNHH MTV Cao su Đălăk, Công ty cổ phần Tổng công ty Cao su Đồng Nai, Công ty cổ phần Cao su Đồng Phú, Công ty TNHH MTV Cao su Chư sê, Công ty TNHH MTV Cao su Quảng Nam). Nguồn dữ liệu sơ cấp tác giả thu thập bằng phương pháp điều tra thông qua phiếu khảo sát (gửi phiếu khảo sát và thu thập câu trả lời thông qua công cụ Google Docs). 3 Sơ đồ 1.1. Quy trình thực hiện nghiên cứu của luận án Nguồn: Tác giả tự xây dựng Ngoài ra, tác giả cũng thực hiện phỏng vấn trực tiếp các nhà quản trị và các nhân viên kế toán này để kiểm tra lại thông tin trên các phiếu trả lời cũng như làm rõ các vấn đề về quan điểm, phương hướng xây dựng hệ thống chỉ tiêu và nhu cầu vận dụng hệ thống chỉ tiêu trong việc đánh giá các TTTN quản lý của nhà quản trị các DNSX cao su. Về mẫu các DN thực hiện khảo sát: Tổng số các DN tham gia ngành sản xuất cao su là 92 DN (Công bố của Hiệp hội Cao su Việt Nam (2016), để đảm bảo cơ sở dữ liệu cho nghiên cứu luận án, tác giả tiến hành khảo sát trên mẫu tổng thể 92 DN này và thu được 85 phiếu khảo sát trong đó có 77 phiếu trả lời hợp lệ từ 77 DN ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Luận án tiến sĩ Luận án tiến sĩ Kinh tế Kiểm toán và phân tích Quy trình xây dựng hệ thống chỉ tiêu Xây dựng hệ thống chỉ tiêuGợi ý tài liệu liên quan:
-
205 trang 429 0 0
-
Luận án Tiến sĩ Tài chính - Ngân hàng: Phát triển tín dụng xanh tại ngân hàng thương mại Việt Nam
267 trang 385 1 0 -
174 trang 331 0 0
-
206 trang 304 2 0
-
228 trang 272 0 0
-
32 trang 229 0 0
-
Luận án tiến sĩ Ngữ văn: Dấu ấn tư duy đồng dao trong thơ thiếu nhi Việt Nam từ 1945 đến nay
193 trang 224 0 0 -
208 trang 217 0 0
-
27 trang 198 0 0
-
27 trang 187 0 0