Danh mục

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ký sinh trùng và Vi sinh vật học thú y: Tình hình nhiễm sán lá đường tiêu hóa và bệnh do sán lá tuyến tụy Eurytrema spp. gây ra ở trâu, bò tại tỉnh Tuyên Quang

Số trang: 29      Loại file: doc      Dung lượng: 520.00 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ký sinh trùng và Vi sinh vật học thú y" Tình hình nhiễm sán lá đường tiêu hóa và bệnh do sán lá tuyến tụy Eurytrema spp. gây ra ở trâu, bò tại tỉnh Tuyên Quang" được nghiên cứu với mục tiêu: Xác định được tỷ lệ nhiễm sán lá đường tiêu hóa trâu, bò tại tỉnh Tuyên Quang. Xác định được một số đặc điểm dịch tễ, bệnh lý, lâm sàng bệnh sán lá tuyến tụy ở trâu, bò. Nghiên cứu và đề xuất được biện pháp phòng trị bệnh sán lá tuyến tụy cho trâu, bò tại tỉnh Tuyên Quang.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ký sinh trùng và Vi sinh vật học thú y: Tình hình nhiễm sán lá đường tiêu hóa và bệnh do sán lá tuyến tụy Eurytrema spp. gây ra ở trâu, bò tại tỉnh Tuyên Quang ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NCS. TRẦN NHẬT THẮNG TÌNH HÌNH NHIỄM SÁN LÁ ĐƯỜNG TIÊU HÓA VÀ BỆNHDO SÁN LÁ TUYẾN TỤY Eurytrema spp. GÂY RA Ở TRÂU, BÒ TẠI TỈNH TUYÊN QUANG Ngành: Ký sinh trùng và Vi sinh vật học Thú y Mã số: 9.64.01.04TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KÝ SINH TRÙNG VÀ VI SINH VẬT HỌC THÚ Y THÁI NGUYÊN - NĂM 2023 Luận án được hoàn thành tại: TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM - ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN Người hướng dẫn khoa học: GS. TS. Nguyễn Thị Kim Lan TS. Phạm Diệu Thùy Người phản biện 1: ...................................................... Người phản biện 2: ...................................................... Người phản biện 3: ...................................................... Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Trường Họp tại: TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM - ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN Vào hồi......., ngày ...... tháng .... năm 202......Có thể tìm hiểu luận án tại:- Thư viện Quốc gia- Trung tâm học liệu Đại Thái Nguyên 19- Thư viện trường Đại học Nông Lâm - Đại học Thái Nguyên DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN1. Tran Nhat Thang, Pham Dieu Thuy, Nguyen Thi Kim Lan, Pham Ngoc Doanh, Duong Thi Hong Duyen, Madoka Ichikawa Seki (2023), Morphological and molecular characterization of Eurytrema spp. Looss, 1907 detected in domestic water buffaloes and cattle in northern Vietnam, Journal of Veterinary Medical Science, 85(9), pp. 929 - 936.2. Trần Nhật Thắng, Nguyễn Thị Kim Lan, Phạm Diệu Thùy, Dương Thị Hồng Duyên (2023). Tình hình nhiễm sán lá tuyến tụy trên đàn trâu, bò của tỉnh Tuyên Quang và thử nghiệm thuốc tẩy. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại học Thái Nguyên, 228(13), tr. 125 - 131. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hiện nay, chăn nuôi trâu, bò ở nước ta chủ yếu vẫn theo phương thức truyềnthống (quảng canh và tận dụng). Vì vậy, dịch bệnh vẫn thường xuyên xảy ra trênđàn trâu, bò. Ngoài bệnh truyền nhiễm, trâu, bò còn mắc các bệnh ký sinh trùng.Các bệnh sán lá đường tiêu hóa như bệnh sán lá gan lớn, bệnh sán lá gan nhỏ,bệnh sán lá dạ cỏ và bệnh sán lá tuyến tụy đã và đang gây tác hại đáng kể, làmtrâu, bò giảm khả năng sinh trưởng và sinh sản, giảm sức đề kháng, từ đó dễ mắccác bệnh kế phát khác, hoặc làm cho các bệnh đang có trong cơ thể trâu, bò nặngthêm lên. Theo Takeuchi - Storm và cs. (2018), Mas - Coma và cs. (2020), ngoài tácđộng gây bệnh trên trâu, bò, sán lá gan còn truyền lây và gây bệnh trên người. Sánlá gan làm giảm khả năng tiêu hóa thức ăn, làm trâu, bò giảm cân, gầy yếu, giảmsố lượng và chất lượng sữa, ức chế động dục và giảm khả năng sinh sản. Đề cậptới bệnh sán lá dạ cỏ, Singh và cs. (2017) cho biết, bệnh phân bố rộng khắp trêntoàn thế giới, bao gồm cả ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, làm chết trâu, bò vàgiảm năng suất chăn nuôi. Theo De Sousa và cs. (2021), bệnh sán lá tuyến tụy doEurytrema spp. gây ra chủ yếu thấy ở các loài gia súc nhai lại như trâu, bò, dê, cừuở Châu Mỹ, Châu Á. Bệnh sán lá tuyến tụy làm trâu, bò gầy sút, thủy thũng, giảmlao tác và chết nếu nhiễm ở cường độ nặng (Graydon và cs., 1992). Tuyên Quang là một tỉnh miền núi phía Bắc có điều kiện tự nhiên thuận lợi đểphát triển chăn nuôi trâu, bò. Tuy nhiên, chăn nuôi trâu, bò ở nhiều địa phươngtrong tỉnh chủ yếu vẫn theo phương thức chăn thả tự nhiên nên dễ nhiễm và mắccác bệnh giun, sán nói chung và bệnh sán lá tuyến tụy nói riêng. Từ yêu cầu cấp thiết của thực tiễn chăn nuôi trâu, bò ở tỉnh Tuyên Quang,chúng tôi thực hiện đề tài: Tình hình nhiễm sán lá đường tiêu hóa và bệnh dosán lá tuyến tụy Eurytrema spp. gây ra ở trâu, bò tại tỉnh Tuyên Quang.2. Mục tiêu của đề tài Xác định được tỷ lệ nhiễm sán lá đường tiêu hóa trâu, bò tại tỉnh TuyênQuang. Xác định được một số đặc điểm dịch tễ, bệnh lý, lâm sàng bệnh sán látuyến tụy ở trâu, bò. Nghiên cứu và đề xuất được biện pháp phòng trị bệnh sán látuyến tụy cho trâu, bò tại tỉnh Tuyên Quang.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài3.1. Ý nghĩa khoa học Kết quả của đề tài là những dẫn liệu khoa học về thực trạng nhiễm sán láđường tiêu hóa ở trâu, bò; loài sán lá tuyến tụy và những đặc điểm dịch tễ, bệnh lý,lâm sàng bệnh do sán lá tuyến tụy gây ra trên đàn trâu, bò tại tỉnh Tuyên Quang, từ 2đó có cơ sở khoa học để xây dựng biện pháp phòng trị tổng hợp bệnh sán lá tuyếntụy cho trâu, bò có hiệu quả cao.3.2. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả của đề tài là cơ sở khuyến cáo người chăn nuôi trâu, bò áp dụng biệnpháp phòng trị bệnh sán lá nói chung và bệnh sán lá tuyến tụy nói riêng, ứng dụngchế phẩm sinh học xử lý phân trâu, bò, từ đó giảm tỷ lệ nhiễm sán lá, góp phần nângcao năng suất chăn nuôi trâu, bò trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.4. Những đóng góp mới của đề tài - Đã xác định được tỷ lệ nhiễm sán lá đường tiêu hóa trên đàn trâu, bò của tỉnhTuyên Quang theo địa phương, lứa tuổi, mùa vụ, phương thức chăn nuôi và theovùng địa hình. - Đã định danh được 2 loài sán lá tuyến tụy; xác định được tỷ lệ và cường độnhiễm sán lá tuyến tụy trên đàn trâu, bò theo địa phương, lứa tuổi, mùa vụ,phương thức chăn nuôi và theo vùng địa hình. - Lần đầu tiên công bố đoạn gen ITS2 của loài sán lá Eurytrema coelomaticumtrên ngân hàng gen thế giới. - Đã định danh được 1 loài ốc cạn Bradybaena similaris - vật chủ trung gianthứ nhất và 02 loài châu chấu Co ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: