Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật Cơ khí: Nghiên cứu ảnh hưởng của một số thông số công nghệ đến chất lượng bề mặt và năng suất gia công khi mài phẳng chi tiết hợp kim Ti-6Al-4V bằng đá mài cBN
Số trang: 28
Loại file: pdf
Dung lượng: 1.85 MB
Lượt xem: 5
Lượt tải: 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Mục đích nghiên cứu của luận án "Nghiên cứu ảnh hưởng của một số thông số công nghệ đến chất lượng bề mặt và năng suất gia công khi mài phẳng chi tiết hợp kim Ti-6Al-4V bằng đá mài cBN" nhằm xác định được ảnh hưởng của một số yếu tố đến chất lượng bề mặt chi tiết và năng suất gia công khi mài phẳng hợp kim Ti-6Al-4V bằng đá mài cBN liên kết nhựa phenol. Từ đó xác định chế độ công nghệ tối ưu để nâng cao năng suất gia công và đảm bảo nhám bề mặt.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật Cơ khí: Nghiên cứu ảnh hưởng của một số thông số công nghệ đến chất lượng bề mặt và năng suất gia công khi mài phẳng chi tiết hợp kim Ti-6Al-4V bằng đá mài cBN BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI Phí Trọng Hùng NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ THÔNG SỐ CÔNG NGHỆ ĐẾN CHẤT LƯỢNG BỀ MẶT VÀ NĂNG SUẤT GIA CÔNG KHI MÀI PHẲNG CHI TIẾT HỢP KIM TI-6AL-4V BẰNG ĐÁ MÀI cBN Ngành: Kỹ thuật Cơ khí Mã số: 9520103 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KỸ THUẬT CƠ KHÍ Ghi chú : Hà Nội – 2021 Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Trương Hoành Sơn PGS.TS Hoàng Văn Gợt Phản biện 1: Phản biện 2: Phản biện 3: Luận án được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án tiến sĩ cấp Trường họp tại Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Vào hồi …….. giờ, ngày ….. tháng ….. năm ……… (Nộp hồ sơ bảo vệ cấp cơ sở và cấp trường NCS vẫn đề nội dung trang bìa 2 tóm tắt luận án theo mẫu trên Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: 1. Thư viện Tạ Quang Bửu - Trường ĐHBK Hà Nội 2. Thư viện Quốc gia Việt Nam MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài luận án Mài là một trong những phương pháp gia công tinh chiếm một vị trí quan trọng trong gia công cơ khí. Tuy nhiên, các nghiên cứu về mài trước đây ở Việt Nam chủ yếu thực hiện với vật liệu gia công là các loại thép và dụng cụ cắt là đá mài cacbit silic, ô-xít nhôm, kim cương, mà chưa có nhiều những nghiên cứu chuyên sâu khi vật liệu gia công là hợp kim Titan và dụng cụ cắt là đá mài cBN. Các nghiên cứu về mài phẳng hợp kim Ti-6Al-4V bằng đá mài cBN trên thế giới thường tập trung vào các hướng: (1) Đánh giá ảnh hưởng của chế độ bôi trơn làm mát đến chất lượng gia công; (2) So sánh khả năng gia công của các loại đá mài cBN khác nhau, (3) Cơ chế mòn và nứt vỡ của hạt mài cBN; (4) Cải tiến quá trình mài hợp kim Ti-6Al-4V bằng đá mài cBN. Tính đến thời điểm này không có công trình khoa học nào nghiên cứu sâu về ảnh hưởng của chế độ công nghệ tới tổng thể các tham số của quá trình mài hợp kim Titan như chất lượng bề mặt và năng suất gia công, từ đó xác định được chế độ công nghệ tối ưu. Đây cũng chính là lý do tác giả chọn đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của một số thông số công nghệ đến chất lượng bề mặt và năng suất gia công khi mài phẳng chi tiết hợp kim Ti-6Al-4V bằng đá mài cBN”. 2. Mục đích, đối tượng, phương pháp và phạm vi nghiên cứu - Mục đích nghiên cứu:Xác định được ảnh hưởng của một số yếu tố đến chất lượng bề mặt chi tiết và năng suất gia công khi mài phẳng hợp kim Ti-6Al-4V bằng đá mài cBN liên kết nhựa phenol. Từ đó xác định chế độ công nghệ tối ưu để nâng cao năng suất gia công và đảm bảo nhám bề mặt. - Đối tượng nghiên cứu: Mài phẳng hợp kim Titan Ti-6Al-4V bằng đá mài cBN liên kết nhựa phenol. - Phương pháp nghiên cứu: Kết hợp giữa nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm. Nghiên cứu lý thuyết để xác định mức độ ảnh hưởng của một số yếu tố như lượng tiến dao dọc, chiều sâu cắt và chế độ bôi trơn làm mát đến chất lượng bề mặt bao gồm nhám bề mặt, biến cứng bề mặt, cấu trúc tế vi bề mặt và năng suất gia công. Thực nghiệm nhằm kiểm chứng mức độ ảnh hưởng của các yếu tố nói trên đến chất lượng bề mặt và năng suất gia công. 1 - Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố là lượng tiến dao dọc, chiều sâu cắt, chế độ bôi trơn làm mát đến chất lượng bề mặt bao gồm nhám bề mặt, độ cứng tế vi bề mặt, cấu trúc tế vi bề mặt và và năng suất gia công khi mài phẳng hợp kim Ti-6Al- 4V bằng đá mài cBN liên kết nhựa phenol trên trung tâm gia công CNC cao tốc. 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài - Ý nghĩa khoa học: Xác định mối quan hệ giữa một số yếu tố với chất lượng bề mặt và năng suất gia công khi mài phẳng hợp kim Ti- 6Al-4V bằng đá mài cBN liên kết nhựa phenol. Từ đó tối ưu hóa để xác định lượng tiến dao và chiều sâu cắt phù hợp nhằm nâng cao năng suất gia công và đảm bảo nhám bề mặt. - Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu có thể ứng dụng vào thực tiễn nhằm góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế kỹ thuật của quá trình mài phẳng hợp kim Ti-6Al-4V bằng đá mài cBN liên kết nhựa phenol. Kết quả của luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho giảng dạy, nghiên cứu khoa học và sản xuất thực tế khi mài phẳng hợp kim Ti-6Al-4V bằng đá mài cBN liên kết nhựa phenol. 4. Những đóng góp mới - Đã xác định được mối quan hệ giữa các yếu tố là lượng tiến dao dọc, chiều sâu cắt, chế độ bôi trơn làm mát với chất lượng bề mặt bao gồm nhám bề mặt, độ cứng tế vi bề mặt, cấu trúc tế vi bề mặt và năng suất gia công khi mài phẳng hợp kim Ti-6Al-4V bằng đá mài cBN liên kết nhựa phenol. 5. Cấu trúc của luận án Luận án gồm 4 chương, cụ thể như sau: Chương 1: Tổng quan về mài phẳng hợp kim Titan bằng đá mài cBN; Chương 2: Cơ sở lý thuyết về mài phẳng hợp kim Titan bằng đá mài cBN; Chương 3: Mô hình, vật liệu và phương pháp nghiên cứu; Chương 4: Thực nghiệm và đánh giá kết quả. CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ MÀI PHẲNG HỢP KIM TITAN BẰNG ĐÁ MÀI cBN 1.1. Hợp kim Titan và đá mài cBN 1.1.1. Hợp kim Titan Hợp kim titan là loại hợp kim có độ bền, độ dai và tính chống ăn mòn rất tốt và thường được sử dụng trong công nghiệp hàng không, tuabin hơi nước và cấy ghép phẫu thuật. Titan có hai dạng cấu trúc 2 tinh thể là pha alpha (hcp) và pha beta (bcc). Titan trải qua biến đổi thù hình ở nhiệt độ 885°C để chuyển từ pha alpha (hcp) sang pha beta (bcc). Hợp kim titan có thể chia thành bốn loại chính là hợp kim ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật Cơ khí: Nghiên cứu ảnh hưởng của một số thông số công nghệ đến chất lượng bề mặt và năng suất gia công khi mài phẳng chi tiết hợp kim Ti-6Al-4V bằng đá mài cBN BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI Phí Trọng Hùng NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ THÔNG SỐ CÔNG NGHỆ ĐẾN CHẤT LƯỢNG BỀ MẶT VÀ NĂNG SUẤT GIA CÔNG KHI MÀI PHẲNG CHI TIẾT HỢP KIM TI-6AL-4V BẰNG ĐÁ MÀI cBN Ngành: Kỹ thuật Cơ khí Mã số: 9520103 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KỸ THUẬT CƠ KHÍ Ghi chú : Hà Nội – 2021 Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Trương Hoành Sơn PGS.TS Hoàng Văn Gợt Phản biện 1: Phản biện 2: Phản biện 3: Luận án được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án tiến sĩ cấp Trường họp tại Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Vào hồi …….. giờ, ngày ….. tháng ….. năm ……… (Nộp hồ sơ bảo vệ cấp cơ sở và cấp trường NCS vẫn đề nội dung trang bìa 2 tóm tắt luận án theo mẫu trên Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: 1. Thư viện Tạ Quang Bửu - Trường ĐHBK Hà Nội 2. Thư viện Quốc gia Việt Nam MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài luận án Mài là một trong những phương pháp gia công tinh chiếm một vị trí quan trọng trong gia công cơ khí. Tuy nhiên, các nghiên cứu về mài trước đây ở Việt Nam chủ yếu thực hiện với vật liệu gia công là các loại thép và dụng cụ cắt là đá mài cacbit silic, ô-xít nhôm, kim cương, mà chưa có nhiều những nghiên cứu chuyên sâu khi vật liệu gia công là hợp kim Titan và dụng cụ cắt là đá mài cBN. Các nghiên cứu về mài phẳng hợp kim Ti-6Al-4V bằng đá mài cBN trên thế giới thường tập trung vào các hướng: (1) Đánh giá ảnh hưởng của chế độ bôi trơn làm mát đến chất lượng gia công; (2) So sánh khả năng gia công của các loại đá mài cBN khác nhau, (3) Cơ chế mòn và nứt vỡ của hạt mài cBN; (4) Cải tiến quá trình mài hợp kim Ti-6Al-4V bằng đá mài cBN. Tính đến thời điểm này không có công trình khoa học nào nghiên cứu sâu về ảnh hưởng của chế độ công nghệ tới tổng thể các tham số của quá trình mài hợp kim Titan như chất lượng bề mặt và năng suất gia công, từ đó xác định được chế độ công nghệ tối ưu. Đây cũng chính là lý do tác giả chọn đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của một số thông số công nghệ đến chất lượng bề mặt và năng suất gia công khi mài phẳng chi tiết hợp kim Ti-6Al-4V bằng đá mài cBN”. 2. Mục đích, đối tượng, phương pháp và phạm vi nghiên cứu - Mục đích nghiên cứu:Xác định được ảnh hưởng của một số yếu tố đến chất lượng bề mặt chi tiết và năng suất gia công khi mài phẳng hợp kim Ti-6Al-4V bằng đá mài cBN liên kết nhựa phenol. Từ đó xác định chế độ công nghệ tối ưu để nâng cao năng suất gia công và đảm bảo nhám bề mặt. - Đối tượng nghiên cứu: Mài phẳng hợp kim Titan Ti-6Al-4V bằng đá mài cBN liên kết nhựa phenol. - Phương pháp nghiên cứu: Kết hợp giữa nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm. Nghiên cứu lý thuyết để xác định mức độ ảnh hưởng của một số yếu tố như lượng tiến dao dọc, chiều sâu cắt và chế độ bôi trơn làm mát đến chất lượng bề mặt bao gồm nhám bề mặt, biến cứng bề mặt, cấu trúc tế vi bề mặt và năng suất gia công. Thực nghiệm nhằm kiểm chứng mức độ ảnh hưởng của các yếu tố nói trên đến chất lượng bề mặt và năng suất gia công. 1 - Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố là lượng tiến dao dọc, chiều sâu cắt, chế độ bôi trơn làm mát đến chất lượng bề mặt bao gồm nhám bề mặt, độ cứng tế vi bề mặt, cấu trúc tế vi bề mặt và và năng suất gia công khi mài phẳng hợp kim Ti-6Al- 4V bằng đá mài cBN liên kết nhựa phenol trên trung tâm gia công CNC cao tốc. 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài - Ý nghĩa khoa học: Xác định mối quan hệ giữa một số yếu tố với chất lượng bề mặt và năng suất gia công khi mài phẳng hợp kim Ti- 6Al-4V bằng đá mài cBN liên kết nhựa phenol. Từ đó tối ưu hóa để xác định lượng tiến dao và chiều sâu cắt phù hợp nhằm nâng cao năng suất gia công và đảm bảo nhám bề mặt. - Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu có thể ứng dụng vào thực tiễn nhằm góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế kỹ thuật của quá trình mài phẳng hợp kim Ti-6Al-4V bằng đá mài cBN liên kết nhựa phenol. Kết quả của luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho giảng dạy, nghiên cứu khoa học và sản xuất thực tế khi mài phẳng hợp kim Ti-6Al-4V bằng đá mài cBN liên kết nhựa phenol. 4. Những đóng góp mới - Đã xác định được mối quan hệ giữa các yếu tố là lượng tiến dao dọc, chiều sâu cắt, chế độ bôi trơn làm mát với chất lượng bề mặt bao gồm nhám bề mặt, độ cứng tế vi bề mặt, cấu trúc tế vi bề mặt và năng suất gia công khi mài phẳng hợp kim Ti-6Al-4V bằng đá mài cBN liên kết nhựa phenol. 5. Cấu trúc của luận án Luận án gồm 4 chương, cụ thể như sau: Chương 1: Tổng quan về mài phẳng hợp kim Titan bằng đá mài cBN; Chương 2: Cơ sở lý thuyết về mài phẳng hợp kim Titan bằng đá mài cBN; Chương 3: Mô hình, vật liệu và phương pháp nghiên cứu; Chương 4: Thực nghiệm và đánh giá kết quả. CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ MÀI PHẲNG HỢP KIM TITAN BẰNG ĐÁ MÀI cBN 1.1. Hợp kim Titan và đá mài cBN 1.1.1. Hợp kim Titan Hợp kim titan là loại hợp kim có độ bền, độ dai và tính chống ăn mòn rất tốt và thường được sử dụng trong công nghiệp hàng không, tuabin hơi nước và cấy ghép phẫu thuật. Titan có hai dạng cấu trúc 2 tinh thể là pha alpha (hcp) và pha beta (bcc). Titan trải qua biến đổi thù hình ở nhiệt độ 885°C để chuyển từ pha alpha (hcp) sang pha beta (bcc). Hợp kim titan có thể chia thành bốn loại chính là hợp kim ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tóm tắt Luận án Kỹ thuật Cơ khí Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật Cơ khí Kỹ thuật Cơ khí Phương pháp gia công tinh Gia công cơ khí Mài phẳng hợp kim Ti-6Al-4V Đá mài cBN liên kết nhựa phenolGợi ý tài liệu liên quan:
-
143 trang 173 0 0
-
81 trang 170 0 0
-
Giáo trình trang bị điện trong máy cắt kim loại
236 trang 141 0 0 -
Giáo trình MÁY TIỆN – MÁY KHOAN - MÁY DOA
35 trang 135 0 0 -
Giáo trình công nghệ chế tạo máy - Chương 11: Các phương pháp gia công mặt phẳng
17 trang 118 0 0 -
156 trang 111 0 0
-
Đồ án tốt nghiệp: Mobile robot phục vụ bàn
66 trang 89 0 0 -
Cơ sở thiết kế máy và chi tiết máy-Phần 1
42 trang 79 0 0 -
7 trang 75 0 0
-
28 trang 74 0 0