Kết quả của nghiên cứu của luận án là cơ sở cho việc áp dụng công nghệ tổng hợp keo UF vào sản xuất, đồng thời góp phần bổ sung cơ sở khoa học trong công nghệ biến tính keo UF.Mời các bạn tham khảo nội dung chi tiết đề tài!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Công nghệ biến tính keo UF (urea formaldehyde) bằng PVA (polyvinyl alcohol) dùng để sản xuất ván dán BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP NGUYỄN THỊ THUẬNCÔNG NGHỆ BIẾN TÍNH KEO UF (UREA FORMALDEHYDE) BẰNG PVA (POLYVINYL ALCOHOL) DÙNG ĐỂ SẢN XUẤT VÁN DÁN TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KỸ THUẬT HÀ NỘI, 2021 Luận án được hoàn thành tại: Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam Người hướng dẫn khoa học: GS.TS Trần Văn Chứ PGS.TS Vũ Mạnh Tường Phản biện 1:…………………………………………… Phản biện 2:…………………………………………… Phản biện 3:……………………………………………. Luận án sẽ được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Trườnghọp tại: Phòng họp E Nhà A3, Đại học Lâm nghiệp, Xuân Mai, HàNội Vào hồi giờ...........ngày........tháng.........năm................... Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: Thư viện Quốc gia vàThư viện trường Đại học Lâm nghiệp ĐẶT VẤN ĐỀ Keo Urea formaldehyde (UF) là một trong những loại keo được dùnglâu đời và phổ biến nhất hiện nay. Lý do keo UF được sử dụng rộng rãi vìchúng có những ưu điểm rất lớn như: nguyên liệu đơn giản, có giá thànhthấp và dễ dàng tìm thấy trên thị trường. Bên cạnh đó, tính năng dán dínhcủa keo UF tốt, chịu nhiệt, chống nấm mốc, cách điện, ... Trong ngành côngnghiệp gỗ, keo UF là thành phần không thể thiếu để sản xuất các loại vậtliệu như: ván dăm, ván dán, ván sợi, ... Mỗi năm có hàng triệu m3 ván nhântạo được sản xuất và đưa vào sử dụng, điều đó cho thấy nhu cầu sử dụngkeo UF rất lớn. Hiện nay, một số công nghệ sản xuất nhằm nâng cao chất lượng keoUF thông qua giảm hàm lượng formaldehyde dư và giảm độ dòn màng keothường cho thêm các hợp chất như: melamine, PVA (polyvinyl alcohol),phenol,… để tạo ra keo UF biến tính. Trong đó hợp chất PVA (polyvinylalcohol) là một trong số ít polymer tan được trong nước và có khả năngphân huỷ sinh học để tạo ra H2O và CO2 nên khá thân thiện với môi trường.Bên cạnh đó, trong công thức cấu tạo của PVA có chứa nhóm –OH, chúngdễ dàng tạo phản ứng khâu mạch với urea-formaldehyde. Chính loại phảnứng này giúp cải thiện đáng kể tính năng của keo. Ngoài ra, PVA có thểkết hợp với formaldehyde, phản ứng này giúp làm giảm hàm lượngformaldehyde dư trong keo. 1 Chương 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU1.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước về biến tính keo UF1.1.1. Nghiên cứu cấu trúc phân tử keo UF Thời gian gần đây, rất nhiều học giả tiến hành phân tích cấu trúc keo UFthông qua các thiết bị như: phổ sắc ký lỏng, GPC, phổ hồng ngoại biến đổiFourier (FTIR), phổ cộng hưởng từ hạt nhâ (NMR), nhiệt lượng quét vi sai(Uchiyama S và cộng sự, 2007), TEM, SEM, nhiễu xạ tia X (Zhang Y và cộngsự, 2016). Hiện nay, ứng dụng hiều nhất là FTIR và NMR. Năm 1956, Bercher sử dụng phổ hồng ngoại truyền thống để phântích hệ thống và nghiên cứu làm ra phổ hồng ngoại của keo UF và sản phẩmsau khi đóng rắn. Năm 1981, Myers cũng sử dụng phổ hồng ngoại truyềnthống để nghiên cứu phân tích những thay đổi về cấu trúc và độ ổn địnhthủy phân trong quá trình đóng rắn keo UF. Theo sự phát triển của khoahọc kỹ thuật, phổ hồng ngoại biến đổi Fourier cho quan sát tốt hơn và nắmbắt thông tin vi cấu trúc của keo. Năm 1988, Jada báo cáo đã tiến hànhnghiên cứu cấu trúc keo urea-formaldehyde bằng phổ hồng ngoại biến đổiFourier (FTIR). Chiavarini và các cộng sự (1975) đã nghiên cứu quá trình ngưng tụ củakeo urea-formaldehyde bằng quang phổ cộng hưởng từ hạt nhân 1H-NMR.1.1.2. Biến tính keo UF thân thiện với môi trường Nghiên cứu của Cao Xiuge và các cộng sự (1998) cho thấy, tỷ lệ molF:U được kiểm soát ở mức thích hợp 1,40, tính độc hại của sản phẩm dándính thấp và có độ bền liên kết cao. Mayer (1979) cũng đạt được kết quảtương tự thông qua nghiên cứu thực nghiệm, tác giả cho rằng tính chất cóthể đạt được về nhiều mặt khi tỷ lệ mol 1,30. Zhang Zhenfeng và cộng sự (2004) đã thiết kế một phương pháp tổnghợp đưa nguyên liệu urea và formadehyde cho mỗi loại 02 lần để đạt 0,1%hàm lượng formadehyde dư của keo, sự phát tán formadehyde của các sảnphẩm ván nhân tạo có thể đạt được E1 tiêu chuẩn Trung Quốc. Du Yuhong và cộng sự (2002) sử dụng điều chế keo bằng cách tiếnhành cho thêm 04 lần urea trong điều kiện nhiệt độ trung bình thấp, thuđược nhỏ hơn 0,2% hàm lượng formaldehyde tự do trong keo. Theo Guanben D (2000) keo UF tổng hợp trong điều kiện nhiệt độcao sẽ có cấu trúc đơn giản hơn, hàm lượng liên kết ete ít hơn, có lợi để 2giảm lượng phát tán formaldehyde của sản phẩm kết dính. Việc bổ sung chất biến tính nhằm cải thiện tính năng keo đặc biệt làmgiảm hàm lượng formaldehyde dư là hướng nghiên cứu hi ...