Danh mục

Tóm tắt Luận án tiến sĩ Kỹ thuật hóa học: Mô phỏng quá trình chưng chân không để tách phân đoạn tinh dầu thông và ứng dụng

Số trang: 27      Loại file: pdf      Dung lượng: 2.05 MB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (27 trang) 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục đích của luận án nhằm nghiên cứu xác định mô hình nhiệt động (mô hình cân bằng pha) cho hệ nhiều cấu tử tinh dầu thông; Nghiên cứu mô phỏng và thực nghiệm quá trình phân tách và tinh chế hệ tinh dầu thông bằng phương pháp chưng chân không ở áp suất thấp (chân không) nhằm thu được sản phẩm có độ tinh khiết cao (hàm lượng α-pinene ≥99%) từ hỗn hợp dầu thông thô.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án tiến sĩ Kỹ thuật hóa học: Mô phỏng quá trình chưng chân không để tách phân đoạn tinh dầu thông và ứng dụng BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI PHÙNG THỊ ANH MINH MÔ PHỎNG QUÁ TRÌNH CHƯNG CHÂN KHÔNG ĐỂTÁCH PHÂN ĐOẠN TINH DẦU THÔNG VÀ ỨNG DỤNG Ngành: Kỹ thuật hóa học Mã số: 9520301 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KỸ THUẬT HÓA HỌC Hà Nội – 2019 Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS Trần Trung Kiên 2. GS.TS Phạm Văn Thiêm Phản biện 1: GS.TS. Phan Đình Tuấn Phản biện 2: TS. Hoàng Anh Tuấn Phản biện 3: TS. Phạm Hồng HảiLuận án được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án tiếnsĩ cấp Trường họp tại Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Vào hồi …….. giờ, ngày ….. tháng ….. năm ………Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: 1. Thư viện Tạ Quang Bửu - Trường ĐHBK Hà Nội 2. Thư viện Quốc gia Việt Nam DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA LUẬN ÁN1. Phùng Thị Anh Minh, Trần Trung Kiên, Phạm Văn Thiêm (2013), “Tối ưu hóa các thông số của mô hình NRTL để tính toán cân bằng lỏng – hơi cho hệ tinh dầu”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, tập 51 (5B), tr 1-5.2. Phùng Thị Anh Minh, Trần Trung Kiên, Phạm Văn Thiêm (2014), “Dự đoán cân bằng lỏng hơi hệ nhiều cấu tử tinh dầu thông sử dụng mô hình UNIFAC”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, tập 52 (5A), tr 62-68.3. Minh Phung Thi Anh, Kien Tran Trung, Thiem Pham Van (2015), “Vapor – liquid equilibrium of turpentine oil system: simulation and experiment”, Journal of Science and Technology – Vietnam academy of Science and Technology, Volume 53 (4D), tr 327-334.4. Minh Phung Thi Anh, Kien Tran Trung, Thiem Pham Van (2016), “Research on simulation of bacth distillation process for separating turpentine oil from quang ninh pine stock company”, Journal of Science and Technology – Vietnam academy of Science and Technology, Volume 54 (2B), tr 201-208. A. MỞ ĐẦU1. Tính cấp thiết của luận án Tinh dầu thông là loại nguyên liệu quan trọng trong dược phẩm, hóa mỹ phẩm và mộtsố ngành công nghiệp khác. Hiện nay, tinh dầu thông tinh khiết (hàm lượng cấu tử chính α-pinene >99%) hoàn toàn nhập từ nước ngoài như Nhật, Mỹ, Ấn Độ... Trong khi đó nước tacó nguồn nguyên liệu tinh dầu thông thô dồi dào do các công ty trong nước sản xuất nhưcông ty cổ phần Thông Quảng Ninh, công ty cổ phần Thông Quảng Phú, đây là hai công tychế biến nhựa lớn nhất trong cả nước, với tổng công suất 6500 - 7000tấn tinh dầu thông/năm.Với công nghệ sản xuất cho các loại tinh dầu hiện nay của nước ta chỉ đạt được hàm lượngtinh dầu thô (α-pinene < 65%) mà chưa có giải pháp tinh chế tinh dầu thông tinh khiết (hàmlượng α-pinene ≥99%) hoặc nâng cao hàm lượng pinene tổng >90%. Ngoài việc nâng caochất lượng tinh dầu để xuất khẩu, có thể xuất khẩu các đơn hương chiết tách từ tinh dầu và từcác đơn hương được chiết tách có thể có thể tổng hợp nhiều loại hương liệu dùng cho côngnghiệp hương liệu trong nước hiện đang nhập khẩu với số lượng lớn. Trong khi đó, nhu cầuvề tinh dầu, hương liệu và mỹ phẩm ở Việt Nam cũng như các nước trên thế giới tăng nhanh,do xu hướng quay trở về dùng những hợp chất tự nhiên trong dược liệu, hương liệu, thựcphẩm và mỹ phẩm ngày càng nhiều. Nước ta có khí hậu và thổ nhưỡng khá phù hợp với việc trồng thông lấy gỗ và nhựa.Diện tích trồng thông lấy nhựa mới chiếm khoảng 10% điện tích trồng thông trên toàn quốc,tập trung tại Đông Bắc, Tây Bắc, đồng bằng Bắc bộ, duyên hải Trung bộ, Đông Nam bộ vàTây Nguyên. Sản phẩm tinh dầu thông Việt Nam hiện nay thu được vẫn là tinh dầu thôngthô. Rõ ràng giải pháp để nâng cao chất lượng, tạo ra sản phẩm tinh dầu có thể cạnh tranhđược trên thị trường khi sử dụng chính nguồn nguyên liệu thô trong nước để tinh chế đang làvấn về cấp thiết. Đối với các hệ tinh dầu nói chung và tinh dầu thông nói riêng, phương pháptinh chế thích hợp nhất hiện nay đang được sử dụng là chưng luyện gián đoạn ở áp suất chânkhông, tiến hành trên tháp đệm. Hệ tinh dầu thông là hệ gồm nhiều cấu tử, có hành vi kháphức tạp trong quá trình chưng cất. Chính vì vậy, để nghiên cứu đưa ra được chế độ côngnghệ thích hợp, tối ưu hóa được quá trình đem lại hiệu quả phân tách và tinh chế cao cầnthiết phải có được những nghiên cứu bài bản, có hệ thống. Sản xuất sản phẩm tinh dầu tự nhiên, không sử dụng dung môi độc hại và thân thiệnvới môi trường là một hướng đi đúng và nhiều tiềm năng phát triển của các ngành côngnghiệp trong sản xuất và chế biến sản phẩm từ thảo dược thiên nhiên. 2. Mục tiêu nghiên cứu, ý nghĩa về khoa học thực tiễn Mục tiêu của luận án đề ra là: - Nghiên ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: